Thoát Vị Đĩa Đệm L1 L2 Và Giải Pháp Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thoát vị đĩa đệm L1 L2 là tình trạng 2 đốt sống đầu của cột sống thắt lưng bị tổn thương dẫn đến thoát vị. Bệnh tiến triển qua nhiều cấp độ khác nhau và có thể chữa khỏi nếu phát hiện điều trị sớm. 

Thoát vị đĩa đệm L1 L2
Thoát vị đĩa đệm L1 L2 là căn bệnh xương khớp mãn tính phức tạp và dễ gây biến chứng đe dọa khả năng vận động

Thoát vị đĩa đệm L1 L2 là bệnh gì?

Trong giải phẫu học, cột sống con người được cấu tạo từ 33 – 35 đốt sống, bao gồm: 

  • Đoạn cổ: 7 đốt sống cổ, kí hiệu từ C1 đến C7
  • Đoạn ngực: 12 đốt sống ngực, kí hiệu từ T1 đến T12
  • Đoạn lưng: 5 đốt sống thắt lưng, kí hiệu từ L1 đến L5
  • Đoạn cùng: 5 đốt sống cùng, kí hiệu từ S1 đến S5
  • Đoạn cụt có từ 3 – 5 đốt hợp nhất với nhau tạo thành xương cụt hình tam giác.

Thoát vị đĩa đệm L1 L2 là tình trạng đĩa đệm nằm giữa đốt sống L1 và L2 bị tổn thương, nhân nhầy trong bao xơ thoát khỏi vị trí trung tâm, chèn ép  lên các dây thần kinh và mô lân cận. Bệnh đặc trưng với những cơn đau nhức dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài, kèm theo cảm giác tê bì, ngứa ran, làm suy giảm chức năng vận động. 

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L1 L2 

Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm vị trí L1 và L2, bao gồm:

Thoát vị đĩa đệm L1 L2
Khuân vác vật nặng sai tư thế gây chấn thương cột sống và tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm tại các đốt sống L1 L2
  • Tổn thương cơ học: Tai nạn, rơi từ cao, hoặc va đập mạnh có thể gây ra tổn thương trực tiếp lên vùng lưng và đĩa đệm, dẫn đến thoát vị.
  • Lão hóa do tuổi tác: Quá trình lão hóa tự nhiên có thể làm yếu đi cấu trúc của đĩa đệm, làm giảm khả năng đàn hồi và khả năng chịu lực, dễ dẫn đến thoát vị khi phải chịu áp lực.
  • Hoạt động nặng nhọc: Việc thực hiện các hoạt động nặng nhọc hoặc sai tư thế, như nâng vật nặng sai cách, có thể gây áp lực quá mức lên các đĩa đệm và gây ra thoát vị.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể quá mức có thể gây áp lực liên tục lên cột sống, làm tăng nguy cơ tổn thương đĩa đệm.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Hút thuốc, lối sống ít vận động, hoặc một chế độ ăn không cân đối có thể làm suy yếu cấu trúc xương và đĩa đệm, làm tăng nguy cơ thoát vị.
  • Di truyền: Một số người có cấu trúc đĩa đệm yếu từ bẩm sinh hoặc do di truyền, làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Bệnh lý khác: Một số bệnh lý như viêm khớp, bệnh lý xương khớp hoặc bệnh lý đĩa đệm đệm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

XEM THÊM: Thoát Vị Đĩa Đệm Có Di Truyền Không? Chuyên Giai Giải Đáp

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L1 và L2 

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất gồm:

Thoát vị đĩa đệm L1 L2
Thoát vị đĩa đệm L1 L2 đặc trưng bởi những cơn đau nhức dữ dội, tê bì, mất cảm giác… ở phần đầu cột sống thắt lưng
  • Đau lưng
    • Đau nhức dữ dội đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần liền
    • Vị trí đau thường là vùng thắt lưng, hông, xương chậu và cả đùi, chân ở những giai đoạn nặng
    • Cường độ cơn đau càng tăng nặng hơn khi người bệnh làm việc, lao động tay chân khuân vác đồ vật khiến cột sống lưng bị cong hoặc chỉ đơn thuần là những cơn ho, hắt hơi, rặn khi đi đại tiện…
    • Cơn đau có thể lan xuống 2 chân, gây rối loạn cảm giác, cử động khó khăn và thậm chí tê liệt không thể đi lại
  • Cảm giác yếu hoặc tê ở vùng hông, mông hoặc thậm chí trên đùi do sự chèn ép của đĩa đệm lên dây thần kinh.
  • Giảm cảm giác hoặc cảm giác kim châm
  • Khó khăn trong việc đi lại
  • Ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát bàng quang hoặc trực tràng.
  • Cảm giác nóng, rát hoặc bỏng ở các vùng da do ảnh hưởng của các dây thần kinh.

Biến chứng từ thoát vị đĩa đệm L1 L2

Nếu không điều sớm ngay từ đầu, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực sau: 

Thoát vị đĩa đệm L1 L2
Tàn phế, bại liệt phải ngồi xe lăn vĩnh viễn là biến chứng nghiêm trọng nhất của thoát vị đĩa đệm nhưng không chữa trị kịp thời

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L1 L2 

Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm L1-L2 thường được áp dụng:

1. Điều trị nội khoa 

Nguyên tắc chính trong điều trị các bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm nói chung là điều trị theo nguyên nhân, bảo tồn chức năng cột sống và ngăn ngừa biến chứng. Hầu hết các phác đồ điều trị hiện đại đều được chỉ định kết hợp giữa dùng thuốc và vật lý trị liệu. 

Dùng thuốc Tây

Một số loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm L1-L2 được sử dụng phổ biến như: 

Thoát vị đĩa đệm L1 L2
Thuốc giảm đau, giãn cơ, chống viêm… là những nhóm thuốc thường dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm L1 và L2

Kết hợp vật lý trị liệu 

Nhằm tăng cao kết quả điều trị và phục hồi chức năng vận động, người bệnh sẽ được xây dựng phác đồ vật lý trị liệu riêng biệt với các phương pháp không dùng thuốc và không xâm lấn. Cụ thể:

Thoát vị đĩa đệm L1 L2
Vật lý trị liệu bằng các bài tập kéo giãn cột sống, nhiệt – điện trị liệu,… điều trị thoát vị đĩa đệm L1-L2
  • Các liệu pháp vật lý thụ động như: Nhiệt trị liệu, điện trị liệu, sóng ngắn, sóng siêu âm, điện xung, massage mô sâu, kéo giãn cột sống… Nhóm liệu pháp này có tác dụng giảm nhanh cơn đau và đẩy nhanh quá trình chữa lành các mô tổn thương. 
  • Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gồm những bài tập vận động và bài tập thở được các chuyên gia nghiên cứu riêng và hướng dẫn thực hiện. 

2. Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L1-L2 là phương pháp cuối cùng được chỉ định áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng, có biến chứng và điều trị nội khoa từ 5 – 8 tuần nhưng thất bại.

Mục đích của việc phẫu thuật là loại bỏ khối thoát vị chèn ép lên dây thần kinh, duy trì sự vững chắc và chức năng vốn có của cột sống thắt lưng.  Hiện nay, có 4 phương pháp phẫu thuật phổ biến gồm: 

Thoát vị đĩa đệm L1 L2
Phẫu thuật áp dụng cho những trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, có biến chứng

Ngoài loại bỏ khối nhân nhầy và giải nén, hiện nay còn có giải pháp thay đĩa đệm nhân tạo có khớp. Cách này được đánh giá cao vì khắc phục được tình trạng đau nhức, co cứng cơ và giảm nguy cơ phát sinh thoát vị tại các vị trí khác. 

ĐỌC NGAY: Mách Bạn 18 Bài Thuốc Nam Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Nhất

Cách chăm sóc phòng ngừa tái phát

Tỷ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm L1 L2 nói riêng ngày càng tăng cao, đặc biệt ngày càng có xu hướng trẻ hóa.. Do đó, để phòng ngừa mắc bệnh hoặc giảm nguy cơ tái phát, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc tích cực sau đây: 

Thoát vị đĩa đệm L1 L2
Tập thể dục điều độ kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Về chế độ dinh dưỡng

  • Ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe như rau xanh, củ quả, trái cây, thịt, cá, hải sản, ngũ cốc, các loại đậu hạt, trứng, sữa, phô mai… vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Tăng cường sử dụng nước hầm xương vì có chứa hàm lượng cao glucosamine, chondroitin giúp xương khớp, cột sống khỏe mạnh, dẻo dai. 
  • Các nhóm thực phẩm giàu vitamin A, E, C giúp hỗ trợ tốt cho việc duy trì sức khỏe xương khớp, phòng ngừa lão hóa và các bệnh lý khác.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu đạm, dư thừa chất béo quá mức vì chúng sẽ khiến cho lượng canxi bị đào thải qua thận nhiều hơn. 
  • Kiêng hoàn toàn các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas… để bảo vệ sức khỏe xương khớp. 

Về chế độ sinh hoạt, vận động

  • Duy trì tư thế đúng trong mọi hoạt động.
  • Nếu tính chất công việc bắt buộc phải ngồi hoặc đứng lâu, hãy dành ra một vài khoảng thời gian ngắn để đi lại thư giãn, tăng tuần hoàn máu. 
  • Tránh những động tác dùng thể lực mạnh như khuân vác đồ vật nặng, chạy nhảy quá nhiều.
  • Tránh đứng hoặc ngồi lâu một chỗ.
  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ mỗi ngày.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, đúng giờ giấc, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya. 
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ vài tháng 1 lần để tầm soát và phát hiện các bất thường từ sớm, can thiệp điều trị kịp thời để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L1 L2 là căn bệnh xương khớp khá phức tạp, khó chữa và mất nhiều thời gian. Do đó bạn cần chủ động phòng ngừa, thăm khám và điều trị nếu phát hiện những bất thường.

THAM KHẢO THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger