Đau Lưng Khó Thở Là Bị Gì? Chẩn đoán, Điều trị, Ngăn ngừa
Đau lưng khó thở là một trong những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề, bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. Tốt nhất người bệnh nên thăm khám xác đinh nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp.
Triệu chứng đau lưng khó thở là gì? Có nguy hiểm không?
Đau lưng khó thở là cảm giác đau nhức khó chịu tại vùng lưng trên, lưng giữa hoặc thắt lưng, kèm theo đó là tình trạng khó thở, thở dốc, tức ngực… Ngoài ra, tùy theo từng bệnh lý cụ thể mà các triệu chứng kèm theo cũng khác nhau.
Lúc này, cơn đau lưng thường bộc phát đột ngột, lúc dữ dội, lúc âm ỉ kéo dài, sau đó nhanh chóng lan sang cổ, bả vai, gáy… Một số trường hợp đau lưng khó thở vùng lưng giữa còn kèm theo tăng dịch màng phổi, tăng nặng các triệu chứng và ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp, chức năng cột sống.
Hiện tượng đau lưng khó thở có thể trở thành mối nguy hiểm trong một số trường hợp liên quan đến các bệnh về tổn thương nội tạng như tim, phổi, phế quản… Tốt nhất, người bệnh cần thận trọng quan sát triệu chứng, chủ động thăm khám để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị kịp thời.
Đau lưng khó thở là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau lưng khó thở là triệu chứng khá nguy hiểm, có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe như:
1. Dấu hiệu của các bệnh về phổi
Một nghiên cứu cho thấy có đến 80% trường hợp bị đau lưng khó thở đều xuất phát từ các tổn thương phổi như:
Viêm phổi
Đây là tình trạng nhiễm trùng tại các nhu mô phổi và nguyên nhân chủ yếu là do bị cảm lạnh. Hầu hết trường hợp mắc bệnh lý này điều được điều trị khỏi hoàn toàn và không để lại biến chứng.
Tùy theo từng trường hợp bệnh mà triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng dựa vào các yếu tố như cơ địa, thể trạng sức khỏe, sức đề kháng, độ tuổi, mức độ nhiễm trùng…
Các triệu chứng đặc trưng gồm đau lưng khó thở, nhất là vùng lưng bên phải, đau nhiều hơn khi ho hoặc thở. Kèm theo đó là những cơn ho khan hoặc ho có đờm, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, đổ mồ hôi lạnh, sốt cao, thậm chí có thể thay đổi nhận thức tâm thần ở những bệnh nhân cao tuổi.
Tắc nghẽn mạch phổi
Tắc nghẽn mạch phổi là tình trạng tích tụ máu đông tại các động mạch phổi. Bệnh lý này thường xảy ra cùng với bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu nên y học gọi 2 căn bệnh này là bệnh huyết khối tĩnh mạch.
Người bệnh tắc nghẽn mạch phổi đặc trưng với những cơn đau tức ngực, khó thở, suy hô hấp, đau nhói khi hít thở sâu, ho ra máu, tim đập nhanh, sốt nhẹ và đau lưng, đau cơ ở bắp chân, có vết bầm trên da…
Viêm phế quản
Viêm phế quản là một trong những nguyên nhân gây ra cơn đau lưng tức ngực khó thở. Đặc biệt, triệu chứng càng nghiêm trọng hơn trong các đợt cấp viêm phế quản, khiến các tế bào ở niêm mạc bị tổn thương, tăng tiết lượng dịch đờm màu xanh hoặc vàng. Đây chính là “thủ phạm” gây ra những cơn ho kéo dài, tức ngực, khó thở…
Ung thư phổi
Triệu chứng đau lưng, khó thở thực chất không phải dấu hiệu của căn bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên, khi mắc bệnh lý này người bệnh vẫn thường xuyên đau tức ngực, khó thở… do các tế bào ung thư di căn đến xương và phổi.
2. Nhồi máu cơ tim
Một trong những bệnh lý nguy hiểm được biểu hiện bởi triệu chứng đau lưng, khó thở đó là nhồi máu cơ tim. Ngoài ra còn kèm theo nhiều dấu hiệu nhận biết khác như:
- Có cảm giác bị chèn ép, đau nhói ở lưng, vai, cổ, hàm;
- Khó thở, tức ngực, mệt mỏi;
- Đổ mồ hôi lạnh, choáng váng, chóng mặt đột ngột;
- Buồn nôn, hay ợ nóng, khó tiêu, đau bụng;
Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần hết sức thận trọng, vì đây là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao. Hãy nhanh chóng nhập viện để được thăm khám, chẩn đoán và được cấp cứu kịp thời, bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.
3. Bóc tách động mạch chủ ngực
Những cơn đau lưng dữ dội và khó thở có thể là hậu quả của hiện tượng bóc tách động mạch chủ ngực tuýp B, thường xảy ra ở người lớn tuổi có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, xơ vữa mạch máu…
Theo kết quả CT cho thấy tại động mạch chủ ngực xuất hiện đoạn bóc tách từ vùng động mạch đòn dưới bên trái, sau đó lan xuống động mạch chủ hai bên. Lúc này, động mạch chủ ngực bị chẻ đôi hình thành một lòng mạch giả chèn ép lên lòng mạch thật, ức chế tuần hoàn máu tưới lên các động mạch để nuôi dưỡng nội tạng như thận, ruột, gan…
4. Các bệnh lý về túi mật
Túi mật là bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa, có nhiệm vụ tiêu hóa chất béo và giúp cơ thể hấp thụ các vitamin, dưỡng chất hòa tan có trong chất béo. Bộ phận này rất dễ bị tổn thương và phát sinh những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe như: viêm túi mật, sỏi mật, sỏi ống mật chủ, áp xe túi mật, polyp túi mật, vỡ túi mật, túi mật sứ, ung thư túi mật…
Khi mắc các bệnh về tổn thương túi mật, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như:
- Đau hạ sườn bên phải, nhanh chóng lan sang lưng, ngực, vùng thượng vị và kèm theo khó thở;
- Đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, vàng da, sốt, ớn lạnh, nước tiểu vàng, tiểu khó…;
Các bệnh lý về túi mật rất dễ nhầm lẫn với những bệnh về dạ dày. Vì vậy người bệnh cần chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời.
5. Các bệnh về cột sống
Đau lưng khó thở là triệu chứng thường gặp ở các bệnh lý về tổn thương cột sống. Có thể kể đến như:
Căng cơ liên sườn
Đây là hiện tượng các dây cơ liên sườn bị căng cứng dọc theo cột sống lưng gây đau nhức lưng và khó thở. Tình trạng này xảy ra do các va chạm, chấn thương nặng hoặc thực hiện các hoạt động đến vùng cơ liên sườn, dẫn đến căng cơ quá mức.
Hầu hết các trường hợp bị căng cơ liên sườn có thể được cải thiện trong vòng vài ngày và phục hồi hoàn toàn trong vòng 6 – 8 tuần. Bạn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản như massage, xoa bóp, chườm nóng, chườm lạnh, dùng thuốc giảm đau…
Đau dây thần kinh liên sườn
Đây là chứng bệnh xảy ra do bắt nguồn từ nhiều bệnh lý khác nhau như thoái hóa đốt sống, lao cột sống ngực, ung thư đốt sống, u tủy, các bệnh về thần kinh, viêm đa dây thần kinh hoặc các bệnh toàn thân như nhiễm khuẩn, đái tháo đường, zona thần kinh…
Biểu hiện đặc trưng của đau dây thần kinh liên sườn là những cơn tê buốt chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn tương ứng. Bệnh được biểu hiện rõ nhất thông qua cảm giác đau lưng, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, sụt cân…
Viêm sụn sườn
Viêm sụn sườn là tình trạng đau nhức vùng thành ngực do các khớp nối giữa sụn xương sườn với xương ức bị viêm, tổn thương. Bệnh gây đau nhói tại bờ xương sườn, đau vùng lưng trên kèm theo khó thở khi hít sâu, tức ngực khó chịu.
Nguyên nhân gây viêm sụn sườn vẫn chưa xác định rõ, tuy nhiên các chuyên gia chẩn đoán bệnh có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe như: chấn thương vùng ngực, lao động, tập luyện quá sức, ho nhiều và dai dẳng trong thời gian dài, viêm khớp mãn tính, nhiễm trùng khớp…
Thoái hóa cột sống
Những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống là triệu chứng hầu như người bệnh nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, một vài trường hợp còn kèm theo khó thở, tức ngực thì rất đáng lo ngại. Đây là dấu hiệu cảnh báo cột sống lưng bị thoái hóa nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng ngoài ý muốn như gù cột sống, cong vẹo cột sống, tê liệt…
Thoát vị đĩa đệm
Đây là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm trong cột sống rời khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép lên các rễ thần kinh, gây ra đau lưng dữ dội. Kèm theo đó cảm giác đau tức ngực, khó thở, hạn chế khả năng vận động… Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở những người vận động sai tư thế, người cao tuổi bị lão hóa hoặc làm việc nặng.
Gù vẹo cột sống
Cột sống lưng có đường cong sinh lý khỏe mạnh khi có hình chữ S và cong về phía trước khoảng 20 – 25 độ. Trường hợp độ cong này lớn hơn 50 độ có thể được coi là gù cột sống. Ngoài ra, cột sống cong bất thường sang một bên còn có thể gây ra vẹo cột sống.
Những trường hợp gù/ vẹo cột sống khiến người bệnh đau lưng, nhức mỏi khi đứng lâu và vô tình tạo áp lực lên phổi, gây khó khăn trong việc hít thở.
6. Các bệnh lý, yếu tố nguy cơ khác
Bên cạnh các bệnh lý vừa kể trên, triệu chứng đau lưng, khó thở còn là biểu hiện của một số bệnh khác như:
Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là tình trạng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ra các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đau râm ran tại vùng ngực, phía sau xương ức, đau lưng khó chịu, nhất là đau ở vị trí giữa hai bả vai.
Những cơn trào ngược dạ dày thường xuất hiện sau khi ăn, ăn quá nhanh, không nhai kỹ hoặc nằm ngay sau khi ăn. Một số ít trường hợp axit dạ dày trào ngược nhưng bị rò rỉ vào trong đường hô hấp còn gây ho khan mãn tính, khó thở và dẫn đến viêm phổi.
Thừa cân béo phì
Cân nặng tăng đột ngột vượt khỏi sức chịu đựng của cơ thể là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đau lưng. Lúc này, lượng mỡ thừa chèn ép lên các đốt sống, chịu áp lực nặng đến mức suy giảm chức năng. Người bệnh không chỉ đau lưng, hạn chế khả năng vận động mà còn bị khó thở do mỡ bụng chèn ép lên các nhóm cơ hô hấp.
Các kỹ thuật chẩn đoán nguyên nhân gây đau lưng khó thở
Vì triệu chứng đau lưng, khó thở là dấu hiệu của rất nhiều bệnh với nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy, để tìm ra chính xác nguyên nhân bệnh lý, cần phải dựa vào các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại như:
- Chụp X quang, CT scan
- Chụp cộng hưởng từ MRI
- Kiểm tra mật độ xương
- Một số xét nghiệm khác nếu cần thiết
- Xét nghiệm máu;
- Xét nghiệm nước tiểu;
- Nội soi phế quản;
- Nội soi dạ dày;
- Nuôi cấy đờm;
- …
Phương pháp điều trị chứng đau lưng khó thở
Đau lưng khó thở là dấu hiệu của bệnh lý, vì vậy khi gặp triệu chứng này bệnh nhân cần thăm khám sớm để có hướng điều trị phù hợp. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị đúng hướng. Dưới đây là một số biện pháp điều trị hiệu quả:
1. Tự giảm đau lưng, khó thở nhanh tại nhà
Ngay khi cơn đau lưng và khó thở bộc phát, việc đầu tiên cần làm là áp dụng các giải pháp làm thuyên giảm cơn đau nhanh chóng, duy trì khả năng vận động, hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng khó lường về sau. Các biện pháp tạm thời này phù hợp với những trường hợp triệu chứng chỉ vừa mới xảy ra:
- Nghỉ ngơi: Hầu hết các cơn đau lưng, khó thở sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Khi đã hoạt động lại được, bạn hãy cố gắng đi lại và sinh hoạt nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu, hạn chế nguy cơ yếu cơ, nhược cơ và tăng nặng triệu chứng. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi còn giúp điều chỉnh hơi thở, giúp bạn thở đều, thở sâu thoải mái hơn.
- Tư thế nằm nghỉ đúng: Để giảm đau lưng và điều chỉnh hơi thở tốt hơn, bạn nên nằm nghỉ ở 2 tư thế tốt tốt nhất là nằm ngửa và nằm nghiêng. Các tư thế này giúp giảm áp lực từ trọng lượng cơ thể lên cột sống và giữ cho lưng, cổ, bụng thẳng hàng, giảm đau lưng. Một mẹo nhỏ đó là hãy kê một chiếc gối dưới thắt lưng để giảm gánh nặng cho lưng.
- Chườm nóng/ chườm lạnh: Bạn có thể chườm lạnh trước để ức chế truyền tín hiệu đau nhức, giảm sưng viêm, sau đó chườm nóng để tăng tuần hoàn máu, giảm đau và kích thích phục hồi khả năng hoạt động. Lưu ý tránh chườm trực tiếp lên vùng da có tổn thương hở và chú ý nhiệt độ để tránh làm tổn thương các mô ngoài da.
- Tắm nước ấm: Cũng giống như chườm nóng, tắm nước ấm là liệu pháp thư giãn toàn thân, giải phóng các áp lực vả
- Massage xoa bóp: Các động tác massage nhẹ nhàng tại vùng lưng đau nhức giúp giải phóng chèn ép, tăng cường tuần hoàn máu, xoa dịu cơn đau và điều chỉnh hơi thở. Bạn có thể nhờ người thân hoặc đến các cơ sở spa chuyên nghiệp để thực hiện massage đúng cách, tránh massage sai huyệt đạo khiến bệnh càng nặng hơn.
XEM THÊM: Tư Thế Ngồi Và Nằm Ngủ Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm Rất Hữu Ích
2. Điều trị bằng thuốc Tây
Dùng thuốc là biện pháp hiệu nghiệm, đem lại hiệu quả nhanh chóng tức thì được ưu tiên áp dụng hàng đầu. Tùy theo mức độ đau lưng, khó thở và nguyên nhân gây ra mà bác sĩ sẽ kê đơn toa thuốc phù hợp:
Thuốc giảm đau lưng
Sử dụng thuốc giảm đau giúp xoa dịu cơn đau tạm thời, giúp người bệnh thoải mái hơn và duy trì khả năng vận động tại thời điểm đó. Một số loại thuốc giảm đau lưng thường dùng như:
- Nhóm thuốc giảm đau: Tùy theo mức độ đau lưng nặng hay nhẹ mà bác sĩ chỉ định dùng Paracetamol hoặc thuốc chống viêm giảm đau như Ibuprofen, Naproxen, thuốc giảm đau gây nghiện Opioid, thuốc giảm đau thần kinh (Gabapentin, Mecobalamin, Pregabalin)…
- Nhóm thuốc steroid đường uống: Thường dùng cho các trường hợp đau lưng do các bệnh lý xương khớp như Methylprednisolone hoặc Prednisone. Thuốc được chỉ định điều trị ngắn hạn, tránh lạm dụng để hạn chế các tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Nhóm thuốc giãn cơ: Giúp an thần và giảm đau, giảm co thắt cơ bắp. Một số loại thường dùng như Cyclobenzaprin, Carisoprodol hoặc Metaxopol…
- Nhóm thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Một vài loại phổ biến như Glucosamine sulfate, Chondroitin sulfat hoặc Piascledine.
- Nhóm thuốc corticoid: Được dùng dưới dạng tiêm ngoài màng cứng giúp giải phóng chèn ép lên rễ dây thần kinh, tủy sống, từ đó giảm đau nhức.
Thuốc giảm đau tức ngực gây khó thở
Nhóm thuốc này được sử dụng nhằm mục đích tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp lượng máu và oxy cần thiết cho các hoạt động tim mạch. Toa thuốc này được sử dụng chủ yếu cho những trường hợp đau lưng, khó thở do các bệnh lý tim mạch, phổi…
- Nhóm thuốc Nitrat: Như isororbid dinitrat, glyceryl trinitrat hoặc isobid mononitra. Nhóm thuốc này có tác dụng tăng cường lưu lượng máu thông qua động mạch vành, cung cấp máu và oxy cho tim. Trong đó, Nitroglycerin là thuốc viên dạng đặt dưới lưỡi được sử dụng phổ biến nhất.
- Nhóm thuốc kháng kết tập tiểu cầu: Như aspirin, ticafrelor, clopidrogel… có khả năng ngăn chặn quá trình kết dính tiểu cầu và tăng cường lưu thông máu ở mạch vành, cải thiện triệu chứng khó thở.
- Các nhóm thuốc khác: Như thuốc ức chế men chuyển (enalpril hoặc captopril), nhóm thuốc đối kháng canxi (amlodipin hoặc nifedipin…)
Ngoài ra, một số trường hợp bị đau lưng, khó thở do các bệnh lý nhiễm vi khuẩn, virus, nấm… tại đường hô hấp sẽ được chỉ định điều trị bằng phác đồ kháng sinh. Đây là giải pháp điều trị hiệu quả được áp dụng ngắn hạn vì đem lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng hoặc ngưng giữa chừng vì sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
3. Biện pháp điều trị không dùng thuốc
Một số biện pháp điều trị đau lưng khó thở hiệu quả như:
Châm cứu, bấm huyệt
Đây là giải pháp điều trị đau lưng, khó thở rất hiệu quả, dùng lực từ tay và kim châm để tác động vào các huyệt đạo để khai thông tắc nghẽn, tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau lưng hiệu quả.
Liệu pháp này còn giúp kích thích nuôi dưỡng xương khớp, tăng cường sự linh hoạt của xương khớp. Một số huyệt đạo giúp giảm đau lưng như huyệt huyết hải, huyệt thái xung, huyệt tam tâm giao…
Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tìm đến những cơ sở, trung tâm Y học cổ truyền để được thăm khám, chẩn đoán và lên lộ trình điều trị cụ thể.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu thần kinh cột sống là giải pháp cải thiện đau lưng, khó thở hiệu quả trong những trường hợp có liên quan đến các bệnh lý xương khớp. Phương pháp này có khả năng giải phóng áp lực tác động lên dây thần kinh cột sống, điều chỉnh xương khớp và giảm đau nhanh.
Cơ chế của phương pháp vật lý trị liệu thần kinh cột sống là nắn chỉnh vị trí đốt sống bị trật, đưa cấu trúc sai lệch về đúng vị trí ban đầu. Đồng thời, phục hồi chức năng xương khớp, thúc đẩy khả năng tự chữa lành và phục hồi tổn thương.
Các bài thuốc dân gian
Y học dân gian có rất nhiều bài thuốc giúp giảm đau lưng hiệu quả từ các loại thảo dược từ nhiên như lá lốt, ngải cứu, rễ đinh lăng, xương rồng, cây dền gai, cây cơm nguội… Đây đều là những loại dược liệu có chứa hoạt chất có đặc tính chống viêm, giảm đau tự nhiên.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ. Nhưng để áp dụng hiệu quả, tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
4. Can thiệp phẫu thuật (nếu cần thiết)
Những trường hợp đau lưng khó thở ngày càng nghiêm trọng và là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng, làm biến dạng xương khớp và không đáp ứng với các giải pháp điều trị bảo tồn.
Tùy theo từng loại tổn thương, vị trí và mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp:
- Các phẫu thuật nâng xương sống, giải nén cột sống, loại bỏ gai xương sống…;
- Phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi, loại bỏ khối ung thư phổi…;
- …
Biện pháp chăm sóc dự phòng tái phát đau lưng khó thở
Sau điều trị, bản thân người bệnh cần chủ động thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp, khoa học để duy trì kết quả điều trị dài lâu và phòng ngừa tái phát.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, yoga, thiền định đều đặn giúp xương chắc khỏe, dẻo dai và linh hoạt, tăng khả năng chịu đựng trong các hoạt động hàng ngày.
- Thực hiện tư thế làm việc đúng khoa học, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, ngủ nghiêng hoặc ngửa, tránh nằm sấp.
- Tránh những nơi có nhiều khói bụi gây khó thở và không hút thuốc lá, vì đây là yếu tố hàng đầu gây các bệnh về phổi.
- Có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, tốt cho xương khớp. Hạn chế sử dụng những món ăn không có lợi, nhiều dầu mỡ, chất kích thích trong rượu bia, thuốc lá…
- Thực hiện thói quen hít thở sâu, thở đều và xoa bóp nhẹ để giảm đau lưng. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy nhanh chóng quay trở lại bệnh viện và thông báo cho bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị phù hợp.
- Chủ động bảo vệ cơ thể trước những yếu tố gây hại cho sức khỏe như môi trường ô nhiễm, thời tiết chuyển lạnh…
Đau lưng khó thở là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu gặp phải triệu chứng này, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị đúng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Cách Chữa Đau Lưng Khi Làm Việc Nặng Đơn Giản Mà Hay
- Đau Lưng Sau Khi Gây Tê Tuỷ Sống – Giải Pháp Khắc Phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!