Các Phương Pháp Điều Trị Viêm Mũi Họng Xuất Tiết Hiệu Quả Và Lưu Ý Khi Dùng [TÌM HIỂU NGAY]

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm mũi dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Có nhiều phương pháp điều trị viêm mũi họng xuất tiết. Tuy nhiên thăm khám và điều trị đúng cách theo chỉ định của bác sĩ là điều quan trọng.

4 phương pháp điều trị viêm mũi họng xuất tiết

Viêm mũi họng xuất tiết là tình trạng viêm nhiễm ở vùng mũi và họng, kèm theo sự xuất hiện của dịch tiết như nước mũi hoặc đờm. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như nhiễm virus, vi khuẩn, dị ứng hoặc khi tiếp xúc nhiều với khói thuốc và không khí ô nhiễm.

Có nhiều phương pháp điều trị viêm mũi họng xuất tiết, được chỉ định dựa trên tình trạng cụ thể, bao gồm:

Điều trị bằng thuốc Tây

Trong tây y, để điều trị viêm mũi họng xuất tiết có 2 phương pháp chính. Đó là dùng thuốc và can thiệp ngoại khoa. Tùy vào từng tình trạng mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhằm đem đến hiệu quả tốt nhất.

Trong đó thuốc Tây được dùng phổ biến nhất, đặc biệt là trong những trường hợp bệnh nhẹ. Hầu hết các trường hợp đều có đáp ứng tốt.

Sử dụng thuốc tây y điều trị bệnh tại nhà được nhiều người lựa chọn vì tính tiện lợi mà nó mang lại
Sử dụng thuốc tây y điều trị bệnh tại nhà được nhiều người lựa chọn vì tính tiện lợi mà nó mang lại

Những loại thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định gồm:

  • Thuốc giảm khả năng xuất tiết: Bao gồm các loại thuốc kháng histamin H1 như Fexofenadin hydrochlorid, Chlorpheniramin maleat, Loratidin. Chúng giúp ức chế hoạt động của histamin, ngăn ngừa dị ứng và hạn chế xuất tiết.
  • Thuốc chống xuất tiết: Các loại thuốc dạng xịt chứa corticoid như Polydexa, Collydexa được sử dụng để giảm sưng viêm và ức chế vi khuẩn.
  • Thuốc se bề mặt niêm mạc mũi: Loại thuốc phổ biến nhất là Argyrol thuộc nhóm muối bạc. Thuốc có tác dụng làm khô niêm mạc mũi, giảm lượng dịch tiết ra, giảm sưng và chống viêm khá hiệu quả.

XEM THÊM: 5 Thuốc Xịt Viêm Mũi Dị Ứng Tốt Nhất Hiện Nay

Phương pháp can thiệp ngoại khoa

Trong trường hợp viêm nặng, các phương pháp như nội soi, mổ xoang mũi, nong xoang có thể được chỉ định để loại bỏ dịch mủ và chỉnh hình cấu trúc xoang mũi.

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể kê đơn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và không tự ý sử dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Mẹo chữa viêm mũi họng xuất tiết tại nhà bằng dân gian

Các phương pháp này đều sử dụng các nguyên liệu là thảo dược thiên nhiên. Chúng có độ an toàn cao và có thể mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên áp dụng mẹo dân gian phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn đầu. Những trường hợp nặng gần như chỉ mang hiệu quả hỗ trợ.

Xông hơi trị viêm mũi

Biện pháp xông hơi giúp làm loãng và đào thải dịch nhầy ứ đọng ra ngoài, đồng thời làm thông thoáng đường thở, tiêu diệt tối đa vi khuẩn trú ngụ. Từ đó giảm viêm và mang lại cho người bệnh cảm giác dễ chịu.

Nước xông hơi sẽ được đun bằng những loại thảo dược tự nhiên có chứa nhiều tinh dầu. Ví dụ như lá lốt, lá chanh hay lá hương nhu,…

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả các loại lá dùng để xông rửa sạch, để ráo.
  • Cho các thảo dược vào ấm, đun sôi khoảng 15 phút.
  • Để nước bớt nóng, thực hiện xông trực tiếp vùng mũi và họng.
  • Người bệnh chú ý cần hít thở sâu để hơi nước có thể bốc đều và lan rộng trong phần hốc mũi.
  • Bạn nên trùm kín khăn để các tinh chất khó thoát ra ngoài và giữ khoảng cách giữa mặt và chậu nước để tránh gây bỏng da do nóng và kích ứng
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại tinh dầu được điều chế sẵn như tinh dầu sả, bạch đàn, quế,… để xông hơi.
  • Mỗi tuần thực xông hơi mũi bằng thảo dược từ 2 – 3 lần để cho hiệu quả tốt nhất.
Chữa bệnh bằng các mẹo dân gian được nhiều người áp dụng hiện nay và cho hiệu quả khá khả quan
Xông hơi trị viêm mũi giúp thông thoáng đường thở bằng cách đào thải dịch nhầy ứ đọng ra ngoài

Chữa viêm mũi họng xuất tiết bằng gừng tươi

Gừng có vị cay nồng, tính ấm và được xem là vị thuốc có chứa nhiều tinh chất. Sử dụng gừng chữa viêm mũi dị ứng cho khả năng kháng khuẩn cực tốt.

Loại thảo dược này sau khi được cơ thể hấp thụ sẽ đẩy lùi vi khuẩn, làm loãng dịch nhầy ứ đọng trong hốc mũi. Từ đó, hệ thần kinh được thư giãn tối đa.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo sạch vỏ rồi rửa bằng nước muối.
  • Đem gừng thái thành lát mỏng rồi ăn sống.
  • Khi ăn, bạn nên chú ý ngậm khoảng 2 – 3 lát gừng trong cổ họng và từ từ nhai nhẹ.
  • Như vậy tinh chất có thể thẩm thấu vào niêm mạc họng và xông lên mũi cho tác dụng tốt nhất.
  • Biện pháp sử dụng gừng lành tính, giúp giữ ấm cơ thể vào thời điểm giao mùa. Vì vậy nên người bệnh có dùng bất kỳ thời điểm nào trong ngày khi cơ thể mệt mỏi, khó thở, hắt xì liên tục.

Dùng tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà được sử dụng khá nhiều trong việc chữa viêm mũi dị ứng. Các hoạt chất sau khi tiếp xúc với niêm mạc mũi sẽ gip kháng viêm, hóa lỏng chất dịch và làm khô hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn có thể mua sẵn tinh dầu bạc hà ở ngoài hoặc đun lấy nước cốt ở nhà
  • Nhỏ một lượng nhỏ tinh dầu lên niêm mạc mũi, sau đó thoa đều
  • Để khoảng 3 – 5 phút rồi rửa sạch mũi bằng nước ấm hoặc nước muối loãng
  • Lưu ý, không áp dụng mẹo dân gian này cho trẻ bị viêm mũi họng xuất tiết vì da còn mỏng manh và dễ bị kích ứng

Đông y chữa viêm mũi xuất tiết

Theo Đông y, viêm mũi họng xuất tiết là tình trạng xuất hiện do cơ thể mất đi sự cân bằng âm dương. Từ đó khiến phong hàn, tà khí xâm nhập và gây viêm nhiễm. Sau cùng khiến các chức năng của cơ quan trong cơ thể bị suy yếu và dẫn đến tình trạng viêm mũi họng.

Để điều trị dứt điểm bệnh lý viêm mũi xuất tiết, đông y tập trung vào trị tận gốc từ căn nguyên gây viêm nhiễm. Cùng với đó, các bài thuốc này còn hướng vào cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể và hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát.

Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị: 12g chỉ hương, 8g ké đầu ngựa, 8g tân di, 4g bạc hà, Đem các vị thuốc đã được chuẩn bị sắc cùng với 500ml nước, đun đến khi cạn còn 200ml thì chia thành 3 phần và uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị: 15g bạch mộc liên, 15g cuống dưa ngọt và cuối cùng là 15g long não. Đem tất cả các vị thuốc trên trộn đều với nhau và tán thành bột mịn. Khi sử dụng thì bạn chỉ cần dùng bột đã tán mịn thổi vào bên mũi bị viêm. Sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm và áp dụng 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị: 15g nghiệt mộc, 10g bách chiểu, 9g tân di hương và 7g kê tô. Đem các vị thuốc trên sắc cùng 2 bát nước, đun cho đến khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp và uống duy nhất 1 lần trong ngày.

Lưu ý trong chăm sóc và chữa viêm mũi họng xuất tiết

Để làm quá trình chữa bệnh diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Trường hợp bạn điều trị viêm mũi họng xuất tiết bằng phương pháp ngoại khoa thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa, uy tín
Cần đến cơ sở y tế chuyên khoa, uy tín để điều trị viêm mũi họng xuất tiết
  • Viêm mũi họng xuất tiết cần được điều trị từ giai đoạn đầu để sớm khắc phục bệnh.
  • Thăm khám kỹ lưỡng và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, tại những cơ sở uy tín.
  • Không tự ý dùng thuốc tại nhà. Không lạm dụng thuốc hoặc thay đổi liều dùng thuốc.
  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để giảm viêm nhiễm và loại bỏ tác nhân gây bệnh.
  • Bổ sung vào chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, khoáng chất và đặc biệt là các vitamin A, C, D, kẽm để tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh.
  • Uống đủ 2 lít nước không cồn mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
  • Tránh xa các nhóm thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán, rượu bia.
  • Không hút thuốc và sử dụng chất kích thích.

Trên đây là những thông tin về phương pháp điều trị viêm mũi họng xuất tiết. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn hiểu hơn về cách chăm sóc và cách can thiệp hiệu quả nhất.

THAM KHẢO THÊM:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger