Viêm Mũi Họng Xuất Tiết Ở Trẻ Em – Hướng Điều Trị Bệnh Từ CHUYÊN GIA
Viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em là một trong những bệnh lý tai mũi họng khá phổ biến. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi nhanh chóng và có nhiệt độ thấp.
Viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em là bệnh gì?
Viêm mũi họng xuất tiết là tình trạng trẻ có niêm mạc mũi bị sưng viêm và phù nề nghiêm trọng do viêm nhiễm. Điều này gây tắc mũi thường xuyên, chủ yếu xảy ra vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường.
Khi không được điều trị tốt, bệnh kéo dài có thể tăng kích thích niêm mạc mũi, kèm theo phù nề, xung huyết và tăng tiết nhiều dịch nhầy. Từ đó khiến trẻ liên tục sụt sịt, thở khò khè.
Dấu hiệu nhận biết viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em
Bệnh có những dấu hiệu tương tự như triệu chứng của viêm mũi dị ứng xuất tiết. Bệnh thường chỉ kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày nếu được điều trị tốt.
Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp:
- Ngạt mũi, thường bị ngạt cả 2 bên lỗ mũi, trẻ thở bằng miệng
- Chảy dịch mũi
- Ho
- Niêm mạc mũi đỏ, sưng nề và rất dễ bị kích thích
- Bé khó chịu, quấy khóc
- Sốt cao
- Biếng ăn
- Hắt hơi và mệt mỏi kéo dài,…
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi họng xuất tiết
Trẻ em thường là đối tượng tấn công chủ yếu của các tác nhân gây bệnh. Bởi vì khi còn nhỏ tuổi, bé có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng còn khá yếu. Do vậy, chỉ cần một chút thay đổi nhỏ ngoài môi trường xung quanh hoặc trong cơ thể cũng có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ. Có thể đến như:
- Thời tiết thay đổi:Thời tiết bước vào giai đoạn giao mùa, nhiệt độ chuyển từ nóng sang lạnh là điều kiện thuận lợi nhất để gây nên bệnh viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em.
- Vi khuẩn, virus: Viêm nhiễm xảy ra khi có virus hoặc vi khuẩn xâm nhập từ môi trường bên ngoài.
- Tác nhân dị ứng: Trẻ tiếp xúc với các dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật… làm kích thích niêm mạc mũi dẫn đến tình trạng mũi dễ bị sung huyết và phù nề.
- Ô nhiễm môi trường: Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hơi hóa chất và khói thuốc lá khiến cho niêm mạc mũi của trẻ vốn đã vô cùng nhạy cảm lại bị kích thích.
Viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em có nguy hiểm không?
Về bản chất, viêm mũi họng xuất tiết không phải là bệnh lý quá nguy hiểm. Bạn không cần quá lo lắng bệnh có thể gây ảnh hưởng hoặc đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh lý hoàn toàn có thể được đẩy lùi và tự khỏi mà không cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm họng xuất tiết có xu hướng kéo dài, tái phát nhiều lần. Từ đó gây ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé như:
- Viêm họng
- Viêm xoang
- Viêm VA
- Viêm amidan
- Viêm mũi quá phát
- Polyp mũi
- Viêm tai giữa, suy giảm thính giác
- Viêm thanh – khí – phế quản
- Viêm mí mắt, giảm thị lực
Cách chữa viêm mũi họng xuất tiết cho trẻ em
Để điều trị đúng cách và tránh các biến chứng nguy hiểm này, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa bệnh.
Mẹo dân gian tại nhà
Một số mẹo dùng thảo dược có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Cụ thể:
Sử dụng nghệ vàng: Nghệ vàng là dược liệu có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cao và chữa lành tổn thương rất tốt. Khi dùng thảo dược giúp tái tạo niêm mạc và chữa viêm loét nhanh chóng.
- Làm sạch một củ nghệ vàng, thái lát mỏng.
- Giã nhỏ phần nghệ đã chuẩn bị và chiết lấy nước cốt.
- Sử dụng tăm bông thấm nước cốt rồi đưa vào trong khoang mũi.
- Cần kiên trì áp dụng mẹo nhỏ này vài lần một tuần để đạt hiệu quả cao.
Xông hơi bằng tinh dầu: Xông mũi bằng tinh dầu sẽ làm loãng phần dịch nhầy, nhờ đó niêm mạc mũi trở nên khô thoáng và giảm tình trạng sưng tấy.
- Chuẩn bị một bát nước nóng, sau đó cho thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà, quế hoặc khuynh diệp,…
- Xông hơi trong khoảng 5 – 15 phút, chú ý giữ khoảng cách an toàn.
- Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả cao nhất.
Sử dụng cây hoa ngũ sắc: Tinh dầu trong cây hoa ngũ sắc có khả năng tiêu diệt khuẩn vi khuẩn, kháng viêm và làm loãng dịch nhầy trong mũi. Từ đó, mũi họng sẽ trở nên thông thoáng hơn, đường thở của trẻ được cải thiện.
- Chuẩn bị một nắm cây hoa ngũ sắc, đem rửa sạch rồi tiến hành giã nhuyễn.
- Vắt lấy nước cốt và nhỏ 2 – 3 giọt vào mũi.
- Để khoảng 2 – 5 phút rồi tiến hành rửa lại bằng nước muối pha loãng để loại bỏ hết dịch nhầy ra ngoài.
XEM THÊM: 5 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Cây Hiệu Quả
Sử dụng thuốc tây đặc trị
Thuốc điều trị viêm mũi họng xuất tiết cho trẻ thường là những loại thuốc dùng tại chỗ. Đôi khi thuốc có thể được dùng ở dạng viên uống.
- Thuốc kháng histamin H1: Thuốc này giúp chống viêm và đẩy lùi hiệu quả các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi,…
- Thuốc xịt Corticoid: Thuốc có tác dụng xoa dịu bề mặt niêm mạc mũi, giảm sưng viêm và ức chế sự phát triển của các virus có hại.
- Thuốc se bề mặt niêm mạc mũi: Nhóm thuốc này giúp làm giảm độ ẩm ở niêm mạc mũi, Từ đó làm mũi thông thoáng và giảm thiểu tối đa tình trạng sưng viêm.
- Kháng sinh: Thuốc có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch mũi, giúp ngăn nhiễm trùng và biến chứng.
Chú ý, tuyệt đối không tự ý mua thuốc tây và tự điều trị cho trẻ tại nhà. Không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể khiến bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng và dễ gặp rủi ro.
ĐỌC NGAY: Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Dùng Thuốc Gì Hiệu Quả Và An Toàn?
Điều trị bệnh bằng Đông y
Đây là phương pháp điều trị giúp cải thiện triệt tình trạng viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em từ tận căn nguyên. Các bài thuốc đều được làm từ nguyên liệu tự nhiên, lành tính với trẻ em. Tuy nhiên cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị: Ké đầu ngựa, bạc hà, tân di và bồ công anh.
- Sắc tất cả các nguyên liệu trên cùng với 500ml nước, đun đến khi còn khoảng 200ml nước thì dừng.
- Cho trẻ uống thuốc đều đặn ngày 3 lần.
Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị: Tân di, nghiệt mộc, bách chiểu và bạc hà.
- Sắc tất cả các nguyên liệu cùng 5 bát nước, đun đến khi chỉ còn 2 bát thì tắt bếp và chắt ra.
- Cho trẻ uống thuốc mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Lưu ý khi điều trị viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em
Viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu trong quá trình điều trị không đúng cách hoặc sai phương pháp sẽ gây ra những biến chứng khó lường. Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị bệnh cho bé:
- Luôn dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé, đặc biệt là phần tai – mũi – họng để tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Giữ ấm cơ thể cho bé trong những ngày thời tiết giao mùa, chuyển lạnh.
- Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
- Tránh để trẻ đến nơi chứa nhiều dị nguyên gây kích ứng và nên đeo khẩu trang liên tục khi ra ngoài.
- Bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ nhiều rau củ quả như cam, kiwi, cải xanh, cà chua, dâu tây,….
- Nên thăm khám và nhận được sự điều trị kịp thời khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng của bệnh.
- Nếu bệnh có dấu hiệu chuyển nặng thì cha mẹ không nên chủ quan mà tiến hành cho trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Phát hiện và điều trị viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ càng sớm thì càng có khả năng chữa trị dứt điểm và ngăn biến chứng khó lường. Vì thế khi có bất thường, bạn cần đưa trẻ đến chuyên khoa để được thăm khám.
ĐỪNG BỎ LỠ
- Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Của Nhật Bản Tốt Nhất Hiện Nay
- Viêm Mũi Dị Ứng Có Chữa Khỏi Không? Cách Chữa Triệt Để
Tôi bị viêm mũi dị ứng tôi hay sử dụng thuốc xịt aladka không biết thuốc này dùng cho trẻ con có được không ạ?
Kiểm tra xem có thành phần corticoi không, nếu có thì dùng cho trẻ phải cẩn thận đấy. Tốt nhất là hỏi bác sĩ rồi hay dùng chứ đừng tự tiện dùng.