Gai Xương: Vị Trí, Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Điều Trị Hiệu Quả
Gai xương gặp ở người bị thoái hóa khớp hoặc thoái hóa cột sống. Các gai nhỏ có thể không gây triệu chứng. Nhưng sau một thời gian phát triển, chúng chèn ép vào dây thần kinh, gây đau đớn dữ dội cho người bệnh.
Gai xương là gì? Vị trí mọc gai
Gai xương hay xương mọc gai là hiện tượng mọc thêm khối xương nhỏ, xốp, nhẵn ở các đầu xương. Nếu trước đây bệnh thường gặp ở người cao tuổi (trên 60) thì hiện nay tỉ lệ người trẻ phát hiện có gai xương ngày càng tăng.

Bởi gai mọc bên trong nên người bệnh khó phát hiện chỉ nhìn thấy qua hình ảnh chụp chiếu. Chúng có thể mọc ở bất cứ vị trí nào, thường gặp nhất là ở:
- Gót chân
- Đầu gối
- Cột sống
- Khớp vai
- Khớp háng
- Cổ tay
Càng để lâu gai xương càng phát triển, gây đau đớn, chèn ép dây thần kinh ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Nguyên nhân gây gai xương
Tình trạng xương, cột sống mọc gai theo y học hiện đại đến từ các yếu tố:
- Quá trình lão hóa tự nhiên: Gai xương thường mọc ở người cao tuổi, nguyên nhân là do giai đoạn này xương khớp đã dần lão hóa, bào mòn lộ ra các đầu xương. Lúc này cơ thể sẽ tiến hành sửa chữa, lấp đầy các chỗ lõm bằng cách đưa canxi tới và dần hình thành mô khối xương thừa.
- Chấn thương: Chấn thương tại khớp, cột sống do tai nạn lao động, chơi thể thao… có thể khiến xương cọ xát trực tiếp từ đó phản
- Người bị thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể càng lớn càng tạo gánh nặng cho xương khớp và các cơ quan trong cơ thể.
- Tính chất công việc: Những người làm công việc nặng nhọc, dùng nhiều sức, cơ xương khớp phải vận động với tần suất cao khiến xương khớp dễ bị tổn thương, bào mòn, thoái hóa gây tình trạng gai xương và nhiều vấn đề liên quan đến xương khớp.
- Do các bệnh lý về xương khớp: Viêm dây chằng, viêm khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm mạc gót chân… là nguyên nhân khiến gai xương hình thành nếu không được điều trị sớm.
Triệu chứng gai xương điển hình
Gai xương ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng, người bệnh chỉ nhận thấy tình trạng đau đớn và các dấu hiệu bệnh khi gai đã phát triển. Ở mỗi vị trí người bệnh có thể gặp các biểu hiện khác nhau.
- Đầu gối: Bị đau nhói mỗi khi vận động, co duỗi chân.
- Cột sống: Đau nhức, tê bì vùng cột sống cổ hoặc lưng, khó khăn khi cúi gập, xoay người.
- Khớp háng: Bệnh nhân bị đau vùng hông, cử động bị hạn chế
- Gót chân: Đau nhức, thốn ở chân nhiều khi sưng tấy khiến người bệnh không thể đi lại bình thường.

Ngoài ra khi bị gai xương, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm khác như:
- Đau co thắt cơ, bị chuột rút
- Khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang.
- Đau đớn gây mất ngủ, khó ngủ, người mệt mỏi.
Gai xương có nguy hiểm không?
Nếu bệnh nhân chủ quan không sớm khám chữa gai xương tại các cơ sở y tế có thể đối mặt với nhiều rủi ro, nguy hiểm. Người bệnh thường chia sẻ rằng họ phải chịu đựng những cơn đau nhức khủng khiếp mỗi khi di chuyển. Không ít trường hợp không dám cử động, nằm im một chỗ.
Có thể thấy, tuy tiến triển âm thầm nhưng một khi đã phát triển đến một kích thước nhất định gai xương có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, chất lượng cuộc sống.
Các biến chứng của bệnh gai xương thường được phát hiện gồm:
- Chèn ép lên tĩnh mạch ở vùng cột sống cổ khiến máu khó vận chuyển đến não
- Biến dạng xương khớp gây gù vẹo
- Bại liệt khi rễ thần kinh, tủy sống bị chèn ép, tổn thương trong thời gian dài.
Các cách điều trị gai xương hiện nay
Các triệu chứng gai xương có thể nhầm lẫn với nhiều chứng bệnh xương khớp khác. Vì vậy để điều trị đúng cách cần chẩn đoán chính xác bệnh thông qua chụp chiếu, xét nghiệm. Bệnh nhân nên đến bệnh viện tiến hành chụp chiếu theo chỉ định. Phổ biến phải kể đến:
- Chụp Xquang
- Chụp CT Scan
- Chụp cộng hưởng từ MRI
- Đo điện cơ
Đối với bệnh gai xương hay gai cột sống có nhiều phương pháp điều trị được người bệnh lựa chọn, bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
Điều trị bảo tồn bằng thuốc tây y hiện là hướng lựa chọn đầu tiên của hầu hết người bệnh. Thông qua việc dùng thuốc các triệu chứng bệnh sẽ được kiểm soát đồng thời làm chậm lại tiến triển bệnh.

Các loại thuốc thường dùng cho bệnh nhân gai cột sống gồm:
- Thuốc giảm đau thông thường Paracetamol: Thích hợp với người bị đau nhức nhẹ.
- Thuốc tiêm steroid: Dùng cho bệnh nhân bị đau nhức, viêm sưng tại khớp, cột sống khi thuốc giảm đau thông thường không mang lại hiệu quả.
- Ngoài ra các loại thuốc giãn cơ, vitamin cũng sẽ được chỉ định để cải thiện triệu chứng, giải phóng sự chèn ép ở các dây thần kinh.
Vật lý trị liệu cho bệnh nhân gai xương
Hiện số người tìm đến vật lý trị liệu để chữa bệnh xương khớp, gai xương ngày càng tăng. Tuy không điều trị vào gốc bệnh nhưng phương pháp này mang lại hiệu quả tích cực vừa giúp giảm đau, giãn cơ, tăng khả năng vận động tạm thời.
Các phương pháp trị liệu bạn có thể áp dụng gồm: Châm cứu, tác động cột sống, bấm huyệt, chiếu hồng ngoại…
Phẫu thuật
Đối với các trường hợp bị chèn ép dây thần kinh, mất khả năng vận động, dùng thuốc tây không mang lại hiệu quả bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ gai xương.
Phương pháp này cho tỉ lệ thành công cao, loại bỏ gai xương hiện có nhưng gai cũng có thể mọc lại. Thêm nữa chi phí phẫu thuật cũng cao do đó đây không phải là phương pháp được các bác sĩ khuyến khích.
Biện pháp phòng ngừa gai xương
Để phòng ngừa bệnh cũng như giảm nguy cơ tái phát, biến chứng mọi người nên chú ý những vấn đề sau:
- Thay đổi thói quen, các tư thế không tốt cho xương khớp.
- Vận động, tập thể dục thể thao điều độ, tránh ngồi lâu một chỗ.
- Trường hợp thừa cân, béo phì cần giảm trọng lượng, tránh tạo gánh nặng cho xương khớp.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học vừa giúp phòng ngừa các bệnh về xương khớp, vừa tốt cho sức khoẻ.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ nhất là những người có vấn đề về xương khớp.

Bệnh gai xương sớm phát hiện và điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh hết bệnh, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, người bệnh cần tìm các chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn.
CHỚ NÊN BỎ QUA
- Ngồi Xuống Đứng Lên Bị Đau Lưng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
- Cách Chữa Đau Lưng Khi Làm Việc Nặng Giúp Mau Khỏi