Ngồi Xuống Đứng Lên Bị Đau Lưng Có Phải Dấu Hiệu Bệnh?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Ngồi xuống đứng lên bị đau lưng là tình trạng cơ lưng bị co cứng do chịu áp lực từ việc sai tư thế hoặc các chấn thương, bệnh lý về cột sống. Tùy thuộc vào nguyên nhân, cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng, ngắn hạn hoặc dài hạn.

Ngồi xuống đứng lên bị đau lưng
Ngồi xuống đứng lên bị đau lưng là tình trạng phổ biến xảy ra do chấn thương hoặc là dấu hiệu của bệnh lý

Ngồi xuống đứng dậy bị đau lưng là bị gì?

Lưng là bộ phận có cấu trúc phức tạp bao gồm các mô cơ, xương, khớp, dây chằng, đốt sống, tủy sống, liên kết với dây thần kinh… Nhiệm vụ của nó là nâng đỡ phần thân trên của cơ thể và thực hiện các cử động xoay, gập, cúi… trong sinh hoạt hàng ngày.

Chính vì vậy nên phần- lưng rất dễ bị đau nhức, thậm chí tổn thương bởi các chấn thương, tác động lực mạnh hoặc các yếu tố gây bệnh từ bên trong cơ thể. 

Một trong những biểu hiện cho thấy cột sống lưng bị tổn thương chính là ngồi xuống đứng dậy bị đau lưng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, có thể kể đến như: 

1. Căng cơ

Căng cơ là nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn đau lưng khó chịu. Lúc này, người bệnh sẽ bị đau nhức lưng kèm theo cảm giác tê rần từ lưng đến mông, gây căng cứng và khó khăn trong việc cử động. Người bệnh có thể cảm nhận rõ nhất tình trạng đau lưng khi đứng lên, ngồi xuống hoặc thực hiện động tác vặn mình, ưỡn lưng. 

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau lưng khi căng cơ như: hoạt động quá mức, sai tư thế, thiếu linh hoạt trong thực hiện các cử động hoặc lạm dụng cơ quá mức… Tình trạng này có thể được cải thiện sau khoảng 2 – 3 ngày, khi được chăm sóc bằng các biện pháp giảm đau tại nhà. 

2. Bị chuột rút

Chuột rút còn được gọi là tình trạng co thắt cơ bắp. Hiện tượng này xảy ra ở lưng khiến bạn cảm thấy đau lưng sau khi đứng dậy một cách đột ngột. Tình trạng này rất khó kiểm soát vì có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, đặc biệt là sau khi ngồi quá lâu một tư thế. Vị trí phổ biến nhất là đau vùng thắt lưng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngồi xuống đứng dậy bị đau lưng do liên quan đến hiện tượng chuột rút chủ yếu là do:

  • Cơ thể mất nước; 
  • Sử dụng cơ bắp quá mức; 
  • Máu huyết lưu thông kém; 
  • Các dây thần kinh bị chèn ép quá mức; 

3. Hoạt động sai tư thế

Khi ngồi lâu trong một tư thế khiến cho lưng chúng ta bị đẩy về phía trước, ngả về phía sau hoặc nghiêng sang một bên trong vô thức. Tình trạng này khiến cột sống chịu áp lực lớn, trở nên căng thẳng và phát sinh cơn đau lưng khó chịu khi đứng dậy. Thậm chí đây còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý về cột sống khác. 

Ngồi xuống đứng lên bị đau lưng
Hoạt động sai tư thế là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị đau lưng mỗi khi ngồi xuống đứng lên

Ngoài ra, những người thường xuyên ngồi một chỗ với tư thế xấu khiến các cơ vùng hông bị gập lại, ngắn hơn và yếu dần đi, không còn đủ sức để thực hiện các cử động phức tạp. Lúc này, khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng dậy sẽ khiến người bệnh bị đau lưng kèm theo tê mỏi 1 hoặc cả 2 chân. 

4. Yếu cơ cốt lõi

Cơ cốt lõi là nhóm cơ nằm tại vùng lưng, bụng, hông và mông, kết nối vào xương chậu từ cột sống đến hông. Nhóm cơ này có nhiệm vụ duy trì sự ổn định và cân bằng của cơ thể hoặc có thể hiểu đơn giản đây là nền tảng vững chắc làm trụ cột cho cơ thể để thực hiện các động tác như nâng vật nặng, xoay người hoặc chạy nhanh. 

Vì vậy, khi cơ cốt lõi bị yếu sẽ kéo theo sự suy yếu của cột sống, không được hỗ trợ và gây ra hiện tượng đau lưng sau khi ngồi xuống đứng dậy hoặc thay đổi tư thế. 

5. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Người thường xuyên đau lưng khi ngồi xuống đứng lên là một trong những dấu hiệu thường gặp ở những người bị thoát vị đĩa đệm tại cột sống thắt lưng. Bệnh xảy ra do các lớp nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra khỏi các đốt sống, chèn ép lên các dây thần kinh. Hậu quả là gây ra những cơn đau lưng dữ dội kèm theo cứng cơ khớp, cảm giác nóng ran, tê bì chân tay… 

Tình trạng phồng lồi đĩa đệm cũng là nguyên nhân gây ra cơn đau khi ngồi xuống đứng. Đây là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm, thường xuất hiện ở người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên bệnh ngày càng phổ biến ở người trẻ do thói quen vận động, sinh hoạt kém khoa học. 

6. Viêm cột sống dính khớp

Đây là một dạng viêm mạn tính xảy ra bên trong khớp, có thể khiến các đốt sống dính lại với nhau và gây sưng viêm, đau lưng và hạn chế khả năng vận động. Bệnh lý này chủ yếu xuất hiện ở nam giới từ 20 – 40 tuổi, được chia làm 3 thể chính gồm:

  • Viêm cột sống dính khớp thể trục
  • Viêm cột sống dính khớp không có tổn thương XQ
  • Viêm cột sống dính khớp thể ngoại vi.

Đau lưng là triệu chứng đặc trưng nhất của viêm cột sống dính khớp, đau nhiều về đêm và đau khi ngồi xuống đứng lên và tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như biến dạng cột sống, thậm chí tàn phế vĩnh viễn. 

7. Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý mãn tính, xảy ra khi khớp và đĩa đệm bị thoái hóa, tạo điều kiện phát triển gai xương trên các đốt cột sống. Bệnh gây đau lưng thường xuyên, yếu hoặc tê bì tay chân, đặc biệt là đau đầu, đau vai, chóng mặt, sốt, khó thở, mệt mỏi, mất kiểm soát bàng quang… 

Ngồi xuống đứng lên bị đau lưng
Ngồi xuống đứng lên bị đau lưng có thể là dấu hiệu của thoái hóa cột sống thắt lưng

Người mắc bệnh thoái hóa cột sống nếu không được thăm khám, điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như tê bì lưng, đau mỏi lưng, thoát vị đĩa đệm, biến dạng cột sống, chèn ép dây thần kinh, suy giảm thị lực, đau tức ngực… 

8. Đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là hệ thống dây thần kinh kéo dài từ phía dưới thắt lưng kéo đến các ngón chân. Có nhiệm vụ chính là chi phối khả năng vận động và cảm nhận cảm giác từ 2 chân.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, mọc gai xương cột sống hoặc các yếu tố như tuổi tác, lão hóa, thừa cân béo phì, bệnh tiểu đường… 

Cơn đau thường âm ỉ hoặc dữ dội, nhất là khi ngồi xuống rồi đứng lên. Đau kéo dài chạy dọc từ thắt lưng, lan xuống mông, hông, bàn chân, ngón chân, kèm theo cảm giác tê bì, ngứa ran một bên cơ thể. 

Bệnh lý này khá nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho dây thần kinh chèn ép nghiêm trọng đến hệ xương cột sống, gây yếu cơ, teo cơ, thậm chí bại liệt hoàn toàn. 

9. Hẹp ống sống

Ống sống là nơi kết nối các dây thần kinh trên khắp cơ thể với não bộ và đây cũng là nơi tủy sống đi qua. Vì vậy, những người bị hẹp ống sống thường xuyên bị đau lưng, nhất là khi ngồi xuống đứng lên, thay đổi tư thế, yếu cơ và tê bì tay chân, dễ mất thăng bằng cơ thể. 

ĐỌC NGAY: Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Hẹp Ống Sống Có Nguy Hiểm Không?

10. Một số bệnh lý khác

Ngồi xuống đứng lên bị đau lưng thường xuyên cũng là triệu chứng điển hình của các bệnh lý như:

  • Xuất hiện khối u, ung thư xương hoặc di căn sang xương; 
  • Các bệnh lý về thận, mật như sỏi thận, sỏi mật…; 
  • Tổn thương động mạch bùng chính; 

Chẩn đoán nguyên nhân gây ngồi xuống đứng dậy bị đau lưng

Tình trạng ngồi xuống đứng lên bị đau lưng thường được chẩn đoán bằng các biện pháp sau: 

Ngồi xuống đứng lên bị đau lưng
Chẩn đoán đau lưng khi ngồi xuống đứng lên thông qua các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng

Khám lâm sàng

  • Thông qua các triệu chứng đau nhức, tê bì, cảm giác châm chích nóng ran cột sống…
  • Kiểm tra khả năng vận động của cột sống lưng bằng các cử động được chỉ định và dùng tay ấn nhẹ vào từng vị trí đốt sống để xác định vị đau nhức. 

Chẩn đoán hình ảnh

Các biện pháp xét nghiệm hình ảnh này giúp phát hiện tổn thương cột sống, nhờ đó giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán nguyên nhân bệnh lý: 

  • Chụp X quang: giúp phát hiện yếu tố viêm hoặc có bị gãy xương hay không. Biện pháp này không thể phát hiện được các vấn đề ở dây thần kinh, tủy sống hoặc đĩa đệm. 
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: nhằm xác định tổn thương ở đĩa đệm cũng như vị trí dây thần kinh cột sống, mô, cơ, gân, mạch máu, dây chằng… bị thoát vị.
  • Một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu nhằm loại trừ các bệnh viêm nhiễm gây đau lưng như lao côt sống, viêm cột sống dính khớp… hoặc đo điện cơ, quét xương. 

Phương pháp điều trị đau lưng khi ngồi xuống đứng dậy 

Sau thăm khám, tùy theo nguyên nhân và mức độ đau lưng nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả. Trong đó, các biện pháp giảm đau , kiểm soát các triệu chứng, bảo tồn cấu trúc cột sống lưng và duy trì chức năng. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến: 

1. Cách giảm đau tại nhà

Để đẩy lùi tình trạng đau lưng khi ngồi xuống đứng lên, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp đơn giản sau: 

Điều chỉnh tư thế vận động

Trường hợp đau lưng do hoạt động sai tư thế chỉ cần điều chỉnh lại tư thế vận động sẽ giúp cải thiện hiệu quả cơn đau lưng khó chịu. Một số tư thế sai nhiều người thường xuyên mắc phải như ngồi khom lưng, ngồi xổm, cúi người đột ngột… 

Ngồi xuống đứng lên bị đau lưng
Ngồi làm việc trong tư thế thẳng lưng, tránh khom hay cúi gập quá mức

Vì vậy, hãy tự điều chỉnh và thay đổi những tư thế sai này, sau một thời gian cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm:

  • Tư thế ngồi làm việc: Ngồi thẳng lưng, hai cẳng chân dựng thẳng, vuông góc với bắp đùi và giữ mắt nhìn thẳng trong suốt quá trình làm việc. 
  • Tư thế đứng: Những người phải thường xuyên đứng làm việc nên đứng thẳng lưng, có thể hơi co nhẹ đầu gối hoặc đặt 1 chân trên bệ cao để giảm bớt áp lực lên cột sống, hạn chế đau lưng. 
  • Tư thế nằm ngủ: Các tư thế nằm ngủ giảm đau lưng hiệu quả như: nằm nghiêng kẹp gối giữa hai đầu gối, tư thế thai nhi cuộn tròn, nằm ngửa kê gối dưới đầu gối… 
  • Tư thế khi mang vác vật nặng: Để mang vác vật nặng từ dưới lên hoặc đặt đồ vật xuống đất, bạn nên cử động tay chân thay vì cử động lưng. 

Chườm nóng/ chườm lạnh

Đây là 2 liệu pháp nhiệt giúp giảm đau lưng hiệu quả, nhanh chóng và an toàn được nhiều người áp dụng. 

  • Chườm lạnh: Hãy chườm lạnh đối với những cơn đau lưng cấp tính. Nhiệt lạnh sẽ giúp giảm sưng, chống viêm và làm co mạch máu, giảm đau. Bạn có thể chườm lạnh bằng túi chườm đá hoặc bọc đá vào khăn để chườm khoảng 20 phút/ lần, có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Chườm nóng: Có tác dụng kích thích làm co giãn mạch, tăng cường tuần hoàn máu đến các cơ, khớp, đốt sống bị đau nhức, từ đó giảm đau nhanh chóng. Bạn có thể thực hiện chườm bằng chai nước nóng, khăn nóng hoặc túi chườm nóng chuyên dụng. Thực hiện tối đa 3 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 20 phút để đạt hiệu quả tốt nhất. Lưu ý chỉ nên chườm nóng đối với những trường hợp đau lưng tái đi tái lại nhiều. 

Massage, xoa bóp

Các động tác massage, xoa bóp có khả năng tác động sâu vào các mô cơ, giải phóng tắc nghẽn, giúp tuần hoàn máu tốt hơn và đem lại những lợi ích tuyệt vời troong việc giảm đau lưng. 

Các bước masage đơn giản như sau: 

  • Bước 1: Dùng một ít tinh dầu xoa đều trong lòng bàn tay cho đến khi có cảm giác ấm nóng. 
  • Bước 2: Áp hai lòng bàn tay vào lưng, di chuyển từ lưng sang hướng vùng hông rồi đi ngược lại. Thực hiện liên tiếp trong vòng 6 – 8 lần. 
  • Bước 3: Kết hợp kỹ thuật xoa, ấn nhẹ vùng lưng đau nhức khoảng 2 – 5 phút. 
  • Bước 4: Chụm 2 đầu ngón tay lại, giữ cho phần cổ tay mềm mại rồi thực hiện vỗ vào vùng lưng đau kéo dài lên về phía vai. Thực hiện lặp lại khoảng 3 phút với lực đạo vừa phải. 
  • Bước 5: Nâng và xoắn cơ lưng nhẹ nhàng, thực hiện dọc theo phần lưng khoảng 3 lần. 
  • Bước 6: Đặt 2 bàn tay vào hai vùng hông tương ứng, thực hiện ấn nhẹ và đẩy tay về 2 hướng 2 bên. Lặp đi lặp lại khoảng 3 lần. 

Lưu ý: Không thực hiện biện pháp này với vùng lưng đau do chấn thương phần mềm, có trầy xước, tổn thương trên da. Chú ý dùng lực vừa phải, tránh quá mạnh hoặc quá nhẹ dẫn đến không đạt kết quả như mong muốn.

ĐỌC NGAY: 11 Cách Massage Giảm Đau Lưng Mang Đến Hiệu Quả Nhanh

Ngồi thiền

Ngồi thiền là phương pháp được khoa học chứng minh có khả năng cải thiện cơn đau lưng mãn tính, nhất là với những người bị đau lưng kinh niên. Theo nghiên cứu, khi thực hành thiền, bạn sẽ tập trung vào một điểm cố định, điều hòa nhịp thở và thư giãn cơ thể thoải mái. Từ đó giúp giải phóng các cơ lưng căng thẳng, đau nhức. 

Ngồi xuống đứng lên bị đau lưng
Ngồi thiền giúp thả lỏng toàn thân, giải phóng căng thẳng và giảm đau lưng hiệu quả

Cách thực hiện

  • Chọn nơi yên tĩnh và mát mẻ, bạn ngồi xuống thảm tập, nhắm mắt lại và tập trung vào hơi thở; 
  • Hít thở đều đặn, chú ý thở sâu sao cho lồng ngực của bạn mở rộng hết mức và tập trung thần trí vào việc giải phóng sự căng thẳng; 
  • Mỗi lần thiền khoảng 5 phút trong vài lần đầu, sau đó tăng dần thời gian tập lên 15 – 20 phút. Duy trì thực hiện vài lần trong tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Tập xà đơn 

Các chuyên gia khuyến khích người bị đau lưng nên tập xà đơn thường xuyên để đạt hiệu quả giảm đau tốt hơn. Động tác tập xà đơn giúp tác động lên đốt sống, làm giãn, mềm các bó cơ ở vùng lưng.

Cơ lưng được kéo giãn giúp tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai và kích thích quá trình mang dưỡng chất đi nuôi các nhóm cơ bị tổn thương. Đồng thời phòng ngừa lão hóa xương khớp. 

Ngoài ra, việc đu người trên xà đơn còn giúp giảm áp lực tại đĩa đệm, giải phóng chèn ép trên các rễ dây thần kinh và đem lại hiệu quả cao hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. 

Ăn những món giúp giảm đau

Để cải thiện cơn đau lưng hiệu quả, bạn cần chú trọng về chế độ dinh dưỡng. Trong đó, nên tập trung bổ sung các dưỡng chất giúp xương khớp chắc khỏe như canxi, vitamin D, omega-3… thông qua các nhóm thực phẩm lành mạnh như rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc, cá béo… 

Dưới đây là một số gợi ý về ăn uống giảm đau lưng dành cho bạn:

Món ăn giảm đau lưng

Một số món ăn ngon giúp giảm đau lưng hiệu quả như: 

  • Gà hầm tam thất
  • Thịt dê hầm đỗ trọng
  • Gà ác xào nấm hương
  • Thịt bò xào lá lốt

Thức uống giảm đau lưng

  • Sữa nghệ: Nghệ chứa các hoạt chất chống viêm mạnh và giảm đau lưng do viêm khớp cột sống thắt lưng. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hãy uống một ly sữa nghệ và duy trì thói quen này cho đến khi cơn đau thuyên giảm. 
  • Trà xanh và gừng: Theo các nghiên cứu, trong trà xanh chứa chất chống oxy hóa, còn gừng chứa gingerol với khả năng chống viêm, giảm đau lưng rõ rệt. 
  • Nước ép anh đào: Trong quả anh đào chứa hoạt chất flavonoid có khả năng chống lại sự tác động gây hại của các gốc tự do, hạn chế viêm nhiễm và giảm hiệu quả các cơn đau lưng khó chịu.

ĐỪNG BỎ LỠ: Đau Lưng Nên Ăn Gì và Kiêng Gì Để Cải Thiện Bệnh?

Tận dụng thảo dược tự nhiên

Có rất nhiều loại thảo dược tự nhiên có khả năng giảm đau lưng, chống viêm và cải thiện các triệu chứng liên quan đến cột sống như:

Ngồi xuống đứng lên bị đau lưng
Rượu gừng giúp giảm đau lưng và điều hòa khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu hiệu quả
  • Gừng: Trong gừng chứa nhiều hoạt chất có khả năng giảm đau, chống viêm và điều hòa khí huyết. Bạn có thể dùng gừng tươi ngâm rượu để làm rượu xoa bóp hoặc hãm lấy nước uống thường xuyên. 
  • Ngải cứu: Dùng ngải cứu chữa đau lưng bằng cách đun sôi với giấm rồi bọc hỗn hợp này trong mảnh vải sạch, chườm trực tiếp lên vị trí lưng đau nhức khoảng 15 phút. Sau khi nguội có thể đun lại để chườm tiếp. Thực hiện đều đặn khoảng 3 – 4 lần/ ngày, liên tục trong vòng 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Xương rồng: Loại cây này có khả năng chống viêm, giảm đau lưng, làm tan máu bầm, tăng tuần hoàn máu. Dùng 2 bẹ xương rồng, loại bỏ gai, cắt khúc, sao nóng với muối. Đổ ra tấm vải sạch, buộc chặt đầu rồi chườm vào vị trí lưng đau khoảng 20 phút. Thực hiện liên tục trong vòng 2 tuần cho đến khi cơn đau thuyên giảm. 

2. Các bài tập giảm đau lưng

Theo các chuyên gia, khi bị đau lưng thay vì uống thuốc và nằm nghỉ thì bạn nên thực hiện các bài tập giúp kéo giãn cơ, yoga để giảm đau tốt hơn. Tùy theo thể trạng sức khỏe và mức độ đau nhức mà bác sĩ sẽ tư vấn hình thức cũng như các bài tập phù hợp.

Dưới đây là một số bài tập giảm đau lưng hiệu quả bạn có thể áp dụng: 

  • Bài tập dựa chân vào tường: Nằm thẳng lưng trên thảm trong tư thế mông áp sát vào tường, hai chân duỗi thẳng áp lên tường. Giữ tư thế này khoảng 3 – 5 phút, trong lúc này bạn cần hít thở đều và thả lỏng vùng lưng đau nhức để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Bài tập quỳ chống tay: Quỳ gối và chống 2 tay xuống sàn. HÍt thở đều, đẩy lưng cong lên tạo thành rãnh. Duy trì tư thế này trong 5 giây rồi thả lỏng trở về tư thế ban đầu. Lặp lại từ 10 – 15 lần. 
  • Bài tập co gối: Nằm thư giãn trên thảm tập, co gối phải, dùng hai tay vòng qua đầu gối, kéo sát về phía người, giữ trong 3 – 5 giây rồi thư giãn, trở về tư thế ban đầu. Đổi bên và thực hiện động tác tương tự, mỗi bên 10 – 15 lần.. 

3. Điều trị y tế 

Trường hợp ngồi xuống đứng lên bị đau lưng là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp, tổn thương cột sống… và không thể giảm đau bằng các biện pháp tại nhà sẽ được chỉ định áp dụng điều trị y tế. 

Dùng thuốc giảm đau

Một số loại thuốc thường dùng như:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn;
  • Thuốc chống viêm không steroid;
  • Thuốc giãn cơ;
  • Thuốc chẹn thần kinh;
  • Thuốc chống trầm cảm;
  • Thuốc tiêm steroid giảm đau;
Ngồi xuống đứng lên bị đau lưng
Dùng thuốc giảm đau có tác dụng cải thiện tình trạng đau lưng tạm thời

Lưu ý: Việc dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định về liều dùng, loại thuốc và thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Vì các loại thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, giảm đau tạm thời nên không được lạm dụng thuốc dài lâu để tránh gây tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. 

Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp điều trị các bệnh lý xương khớp nói chung và đau lưng nói riêng khá hiệu quả, không dùng thuốc và không tác dụng phụ. Phương pháp giúp giảm sưng viêm, giảm đau, đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương, phục hồi khả năng vận động xương khớp, cột sống và giảm thiểu nguy cơ tái phát cơn đau. 

Có nhiều giải pháp vật lý trị liệu như:

  • Nhiệt trị liệu
  • Điện trị liệu
  • Thủy trị liệu
  • Sóng xung kích
  • Tia laser

Các chuyên gia còn khuyến khích người bệnh áp dụng kết hợp với một số bài tập trị liệu đơn giản để tăng hiệu quả giảm đau lưng. Đồng thời, thư giãn tinh thần và ổn định tâm lý cho người bệnh trong quá trình điều trị. 

Phẫu thuật lưng

Những trường hợp không đáp ứng điều trị bằng các biện pháp bảo tồn hoặc khi phát hiện bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, có biến chứng sẽ phải phẫu thuật để ngăn chặn diễn tiến của bệnh.

Phương pháp này được chỉ định bởi chuyên gia, bác sĩ sau khi thực hiện đầy đủ các chẩn đoán về tình trạng sức khỏe. Theo đó, chỉ những người có thể trạng khỏe mạnh, không mắc các bệnh về huyết học, tim mạch, huyết áp… mới được phẫu thuật nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. 

Ngồi xuống đứng lên bị đau lưng hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách. Sau điều trị bạn cần chú ý chăm sóc kỹ lưỡng, nghỉ ngơi, ăn uống và vận động phù hợp để phòng ngừa tái phát dài lâu. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Bình luận (40)

  1. Xốp Lu says: Trả lời

    Đau lưng do thoái hóa cột sống uống đủ loại thuốc mà không ổn thì có nên phẫu thuật luôn không? Thấy ai đau lưng mổ về cũng khỏe lại luôn, nhìn mà ham

  2. Thủy Thủy says: Trả lời

    Nghe nói thuốc xương khớp đỗ minh có liệu trình cá nhân hóa cho từng bệnh nhân. Tôi không đến nhà thuốc để khám bệnh được thì có thể nhờ người nhà cầm bệnh án đến mua thuốc được không. Lưng đau lắm nên ngồi xe lâu không được, nhà tôi lại xa, mãi Thanh Hoá

    1. Đỗ Minh Đường says:

      Chào bạn Thủy Thủy,
      Đối với những bệnh nhân không thể đến nhà thuốc để tham khám trực tiếp được thì bác sĩ nhà thuốc có thể hỗ trợ tư vấn online. Bác sĩ sẽ trao đổi cùng bệnh nhân qua điện thoại hoặc video call sau đó kê đơn và gửi thuốc về tận nhà. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới 1 trong các số hotline 0969720212 – 0969720219 – 0987976816 để được hỗ trợ nhé. Trân trọng!

    2. Thu Hiền says:

      Có nghe qua về hình thức tư vấn online của nhiều chỗ mà lần đầu tiên thấy có nơi tư vấn bằng cách gọi video call như đỗ minh đường. Không biết kê đơn có chuẩn hay không

    3. Công Giá says:

      Chuẩn xác lắm đó bà ơi. Nếu mà bà có kết quả khám của bệnh viện rồi hay đã từng dùng loại thuốc nào rồi thì chụp ảnh gửi qua cho bác sĩ coi thêm. Hồi covid giãn cách xã hội không đi lại được nhà thuốc cũng tư vấn theo hình thức này cho mẹ tui đó. Tư vấn xong gửi thuốc về mẹ tui dùng vẫn ok, bệnh cải thiện nhiều. Coi video tư vấn của bác sĩ với một bệnh nhân đã từng khám online để biết người ta tư vấn như nào nè

    4. La Blanche says:

      Vậy thì tiện quá rồi, đỡ phải đi lại xa xôi. Chị cũng bận nhiều công việc, lưng cũng đau, ngại lái xe đi đường xa. Để thu xêp thời gian liên hệ với nhà thuốc để bác sĩ tư vấn cho tiện

  3. Đồng Hoài Thu says: Trả lời

    Có mẹo chữa nào khác từ ngải cứu giúp giảm đau lưng khonng để tui làm cái, đắp chườm ngải cứu ngày 2 -3 lần mà vẫn không thấy ăn thua mấy, đau vẫn hoàn đau

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger