Lưỡi trắng có mùi hôi là nguyên nhân do đâu? Chữa thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Tai – Mũi – Họng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Lưỡi trắng có mùi hôi là dấu hiệu gặp ở nhiều người, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Triệu chứng này gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, sự tự tin của người bệnh. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Có nguy hiểm không và điều trị ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến lưỡi trắng có mùi hôi

Lưỡi trắng có mùi hôi là nguyên nhân do đâu?
Lưỡi trắng có mùi hôi là nguyên nhân do đâu?

Lưỡi là bộ phận tập trung nhiều vi khuẩn nhất cơ thể do phải tiếp nhận lượng thức ăn, nước uống khổng lồ mỗi ngày. Những nguyên nhân khiến lưỡi trắng hôi miệng thường gặp là:

  • Cơ thể bị rối loạn tiêu hóa

Một số người có thói quen ăn quá no vào buổi tối nhưng sáng lại ăn muộn hoặc để bụng rỗng, sử dụng nhiều chất kích thích, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ…. Đây chính là căn nguyên dẫn tới rối loạn tiêu hóa và là tiền đề của các bệnh viêm loét dạ dày, thực quản…

  • Do mất nước

Cơ thể không được cung cấp đủ nước dễ dẫn tới miệng bị khô, hơi thở có mùi. Đặc biệt nếu bạn ngủ mở miệng hoặc phải thở bằng miệng thì lưỡi trắng, miệng hôi sẽ xuất hiện nhiều hơn. Điều này sẽ chấm dứt khi bạn uống nước đầy đủ. Nhưng hãy chú ý chia nhỏ lượng nước uống đều vào tất cả các khoảng thời gian trong ngày.

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Việc nghiền nát thức ăn ở khoang miệng trước khi đưa xuống dạ dày để tiêu hóa thực sự mất rất nhiều thời gian và tồn đọng một lượng nhỏ thức ăn dưới răng và lưỡi. Nếu bạn chải răng, chải lưỡi không đúng cách các mảnh vụn này sẽ là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nảy nở làm lưỡi xuất hiện một lớp phủ tế bào chết màu trắng bên trên. Vi khuẩn phát triển càng mạnh mùi hôi trong miệng sẽ càng nồng.

  • Thiếu hụt vitamin

Theo Hiệp hội nha khoa Việt Nam thì tình trạng lưỡi trắng có mùi hôi thường gặp ở người thiếu vitamin B9 và B12. Hiện tượng này gặp nhiều vào mùa đông hơn mùa hè bởi lúc này hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để giữ ấm.

  • Yếu tố bệnh lý

Phổ biến nhất là bệnh tưa lưỡi do nấm candida gây nên. Nấm này phát triển khá nhanh, chỉ sau 1 đêm không chú ý sáng tỉnh dậy có thể bạn đã thấy một lớp trắng đục phủ trên lưỡi, môi và cả bên trong má. Ngoài ra, lưỡi trắng có mùi hôi có thể xuất hiện nếu bạn đang bị sâu răng, viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản)….

Cách điều trị lưỡi trắng miệng hôi ngay tại nhà

Súc miệng bằng nước muối là cách đơn giản và hiệu quả nhất trị chứng lưỡi trắng có mùi hôi
Súc miệng bằng nước muối là cách đơn giản và hiệu quả nhất trị chứng lưỡi trắng có mùi hôi

Lưỡi trắng có mùi hôi không phải là bệnh lý nghiêm trọng nguy hiểm tính mạng nhưng bệnh gây ra nhiều phiền toái, khiến người mắc luôn mặc cảm, tự ti trong giao tiếp, không dám tiếp xúc quá gần với những người xung quanh từ đó có thể hạn chế khả năng thăng tiến trong công việc của bạn. . 

Nếu đang bị lưỡi trắng gây hôi bạn có thể áp dụng các cách điều trị sau:

  • Dùng nước muối ấm

Vừa đơn giản, dễ thực hiện lại mang tới hiệu quả cao, súc miệng và họng bằng nước muối ấm được nhiều người ưa chuộng. Việc này sẽ giúp bạn loại bỏ các tế bào chết bám dính trên bề mặt lưỡi rất tốt. Bạn nên mua nước muối sinh lý đóng chai to pha sẵn  hoặc tự pha để tiện sử dụng. Có một mẹo nhỏ là hãy ngậm nước muối trong miệng tầm 5 – 7 phút trước khi nhổ ra ngoài để hiệu quả điều trị được phát huy. 

  • Dùng nước cốt chanh và banking soda

Trộn hai nguyên liệu này theo tỷ lệ bằng nhau rồi dùng miếng vải xô mỏng hoặc băng gạc chà xát nhẹ nhàng lên bề mặt lưỡi mỗi ngày hai lần. Các tinh chất sẽ giúp loại bỏ lớp mảng trắng bám trên lưỡi và kháng khuẩn, kháng viêm cho khoang miệng. 

  • Nước ép nha đam

Không chỉ dùng để làm đẹp, nha đam còn là thảo dược đặc trị chứng lưỡi rêu trắng và cải thiện hơi thở có mùi. Bạn nên chọn những cành nha đam tươi mọng nước mang gọt bỏ hết lớp vỏ để tránh dị ứng sau đó giã nát rồi chà xát nhẹ lên lưỡi và toàn bộ khoang miệng, cuối cùng là súc miệng lại với nước sạch.

  • Dùng thuốc chuyên khoa

Có khá nhiều loại thuốc uống hoặc gel bôi miệng giúp hạn chế nấm trắng lưỡi hoặc hôi miệng tuy nhiên bạn cần dùng theo tuân thủ liều lượng và thời gian dùng thuốc của người có chuyên môn. Không tự ý tăng giảm liều bởi loại thuốc nào cũng có những tác dụng phụ nhất định.

Phòng chứng lưỡi trắng có mùi hôi

Không chỉ chải răng, bạn cần chú ý chải cả lưỡi đúng cách để loại bỏ mảng bám
Không chỉ chải răng, bạn cần chú ý chải cả lưỡi đúng cách để loại bỏ mảng bám

Lưỡi trắng miệng hôi có thể “hỏi thăm” chúng ta bất kỳ khi nào, vì thế, thay vì chữa bệnh, phòng bệnh sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn cả, cụ thể:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày đặc biệt vào những ngày trời khô hanh, cơ thể mất nước.
  • Chải răng đúng cách mỗi ngày 2 lần trước khi đi ngủ và sáng sớm thức dậy
  • Dùng chỉ nha khoa để lấy hết các mảng thức ăn nhỏ còn sót lại ở kẽ răng
  • Không hút thuốc lá hay uống quá nhiều rượu
  • Nếu đang niềng răng, làm răng giả cần vệ sinh các dụng cụ này theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh việc để thức ăn dắt vào tạo điều kiện cho vi khuẩn ký sinh gây hôi miệng.
  • Nhai kẹo cao su hoặc súc họng với nước muối sinh lý ấm cũng là giải pháp lý tưởng giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả.
  • Nếu đang bị hôi miệng thì bạn không nên ăn các loại gia vị “nặng mùi” như tỏi, hành tây, hạt tiêu hoặc ăn đồ ăn quá ngọt, nhiều đường.

Cuối cùng, nếu bạn đã thực hiện tất cả những điều trên mà tình trạng lưỡi trắng có mùi hôi vẫn không được cải thiện thì tốt nhất nên đi khám nha khoa để biết nguyên nhân chính xác từ đó sẽ có hướng giải quyết phù hợp. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger