Mất Ngủ Kinh Niên: Nguyên Nhân, Tác Hại, Cách Chữa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Mất ngủ kinh niên xảy ra khi người bệnh có giấc ngủ kém trong thời gian dài, tối thiểu 1 tháng. Dấu hiệu thường thấy gồm khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc vào ban đêm và không thể ngủ lại được.

Mất ngủ kinh niên
Mất ngủ kinh niên khiến người bệnh bệnh khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc vào ban đêm

Mất ngủ kinh niên là gì?

Mất ngủ kinh niên hay còn gọi là mất ngủ mãn tính. Là tình trạng người bệnh ngủ không ngon, khó đi vào giấc, ngủ chập chờn, không sâu giấc, mộng mị. Tình trạng này đã kéo dài trên 1 tháng và là mức độ nặng nhất của bệnh mất ngủ. Nhẹ hơn là mất ngủ cấp tính (dưới 1 tháng) và mất ngủ thoáng qua (dưới 1 tuần).

Thường người bệnh sẽ mất từ 60-90 phút mới đi vào giấc ngủ. Nhưng chỉ ngủ được 3-4 tiếng một ngày. Trong giấc thường xuyên bị giật mình, khó ngủ lại.

Phân loại các dạng mất ngủ

Cùng là mất ngủ nhưng lại có những nguyên nhân và mức độ khác nhau. Việc hiểu đúng và chính xác tình trạng của mình sẽ giúp bệnh nhân có cái nhìn rõ ràng hơn. Phân loại dưới đây dựa trên nguyên nhân và biểu hiện của từng loại mất ngủ:

  • Mất ngủ lâu năm: Đây là tình trạng nặng nhất. Gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Quá trình điều trị sẽ khó và mất thời gian hơn, cần tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Mất ngủ vào ban đêm: Điển hình nhất là bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ mỗi tối. Mất nhiều thời gian để vào giấc nhưng lại chỉ ngủ được 3-4 tiếng. Trong thời gian ngủ chập chờn, dễ tỉnh.
  • Mất ngủ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh có nguy cơ bị mất ngủ rất cao. Đặc biệt với người trên 30 tuổi, tỷ lệ này chiếm 48%. Nguyên nhân do các vết thương ở tầng sinh môn, thức đêm chăm con,….
  • Rối loạn giấc ngủ: Bao gồm tình trạng mất ngủ, ngủ rũ ban ngày hoặc ngủ quá nhiều (mê man). Nguyên nhân có thể do: cử động chi có chu kỳ hay ngủ rũ, hội chứng chân không yên, ngáy,…
  • Mất ngủ thoáng qua: Đây là biểu hiện nhẹ nhất của mất ngủ. Nguyên nhân chủ yếu do lối sinh hoạt bị thay đổi đột hoặc cơ thể gặp chất xúc tác. Những biểu hiện lờ đờ, mệt mỏi sẽ chấm dứt khi tìm lại được giấc ngủ. 

Dấu hiệu nhận biết

Tùy vào mức độ mức mắc bệnh, nên triệu chứng của mất ngủ cũng sẽ khác nhau. Khi bị mất ngủ kinh niên, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện sau:

  • Mỗi tuần mất ngủ ít nhất 3 ngày. Mặc dù cơ thể và thần kinh đã mệt mỏi nhưng không thể ngủ được. 
  • Tâm lý luôn ở trong trạng thái bồn chồn, hồi hộp, căng thẳng, giật mình nửa đêm. Luôn cảm thấy lo âu, tâm lý bất ổn, cô lập bản thân.
  • Buổi sáng sau khi ngủ dậy cảm thấy uể oải, không thoải mái. Tâm trí lờ đờ, mất tập trung, trí nhớ kém. 
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các cơ, người không có sức lực.
Mỗi tuần mất ngủ ít nhất 3 ngày
Mỗi tuần có ít nhất 3 ngày không thể ngủ được, giấc ngủ ngắn, không sâu

Nguyên nhân mất ngủ kinh niên

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, mất ngủ kinh niên có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng theo đại học Harvard (Hoa kỳ) xếp loại, có 3 nhóm nguyên nhân chính gây mất ngủ gồm:

Do bệnh lý

Mất ngủ kéo dài, ngủ không ngon giấc có thể do những nguyên nhân sau:

  • Do covid-19: Di chứng mất ngủ do hậu Covid cũng là tác động chủ yếu, có thể kéo dài hơn 6 tháng.
  • Bệnh xương khớp: Những cơn đau nhức xương khớp là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, mất ngủ. Và ngược lại, mất ngủ lại là lý do khiến bạn cảm nhận cơn đau rõ ràng hơn.
  • Bệnh tim mạch: Biểu hiện của bệnh là tức ngực, khó thở, …. cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Bệnh tim mạch thường gây ra các tình trạng: huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim.
  • Bệnh hô hấp: Ngoài việc gây mất ngủ, các tình trạng bao gồm hen phế quản, ho dai dẳng và các bệnh về đường hô hấp có thể khiến bệnh nhân thức giấc giữa đêm. Mất ngủ mãn tính kéo dài khiến người bệnh quen với giấc ngủ và rất khó ngủ lại khi bị đánh thức giữa đêm.
  • Bệnh tiêu hóa: Các triệu chứng như ợ chua, trào ngược, rối loạn tiêu hóa,… thường xuyên làm gián đoạn giấc ngủ. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất. 
  • Bệnh tiết niệu: Sỏi bàng quang, tuyến bàng quang hoạt động quá mức, phì đại tuyến tiền liệt,…. đôi khi khiến người bệnh phải đi tiểu đêm. Tình trạng này ảnh hưởng đến giấc ngủ và góp phần gây ra bệnh lý mất ngủ mãn tính.
  • Bệnh tâm thần: Những người mắc bệnh hoặc rối loạn tâm thần cũng thường xuyên bị mất ngủ và khó đi vào giấc ngủ.

Do môi trường, cơ thể

Bên cạnh các yếu tố bệnh lý gây ra, các tác nhân về môi trường và cơ thể cũng gây nên tình trạng mất ngủ kéo dài.

  • Tiếp xúc ánh sáng xanh: Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, càng tiếp xúc nhiều ánh sáng xanh từ điện thoại, ipad, máy tính… vào ban đêm càng ảnh hưởng đến giấc ngủ, người bệnh có xu hướng dùng thuốc ngủ để cải thiện tình trạng.
  • Thay đổi nội tiết tố, hormone: Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh, dấu hiệu đau đầu, bốc hỏa sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của chị em. Tình trạng này dễ mắc gặp ở phụ nữ sau sinh và người trên 50 tuổi.
  • Chế độ ăn uống: Thói quen ăn quá no trước khi ngủ, ăn nhiều đồ ăn nhanh, sử dụng chất kích thích (caffeine), rượu bia, thức khuya thời gian dài,…
  • Rối loạn tâm lý: Trầm cảm, cảm giác giận dữ, lo lắng…kéo dài thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ.

Mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không?

Một giấc ngủ ngon và chất lượng sẽ giúp cơ thể được tái tạo lại năng lượng. Khi ngủ, các tổn thương tế bào sẽ được chữa lành, tinh thần thoải mái. Chính vì vậy, việc mất ngủ lâu ngày có thể khiến cơ thể mất đi cơ chế tự phục hồi đó.

Bệnh lý này cũng gây ra những biến chứng sau:

  • Tăng nguy cơ teo não, giảm trí tuệ
  • Đột quỵ. Đối với người trẻ tuổi, nếu ngủ dưới 5 tiếng sẽ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 8 lần người bình thường.
  • Tăng nguy cơ ung thư. Chứng mất ngủ kinh niên có thể góp phần gây ung thư đại tràng và ung thư vú
  • Ảnh hưởng tim mạch
  • Rối loạn tâm lý, cảm xúc do mệt mỏi và căng thẳng
  • Béo phì. Việc thức liên tục sẽ làm tăng lượng hoóc môn Ghrelin và Leptin, dẫn đến việc thèm ăn liên tục. Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh béo phì. 
  • Suy giảm hệ miễn dịch.

Những cách trị mất ngủ lâu năm

Trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp chữa trị mất ngủ nào, cũng cần hỏi ý kiến và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Dưới đây là một vài cách chữa mất ngủ kinh niên bạn đọc có thể tham khảo:

Điều trị bằng thuốc

Dùng thuốc
Điều trị mất ngủ kinh niên bằng thuốc thường là giải pháp cho trường hợp nặng

Thuốc trị mất ngủ thườn dùng gồm:

  • Thuốc ngủ: Zolpidem, Phenobarbital,…
  • Thuốc bình thần: Zolpidem (non-benzodiazepin) và zopiclon có tác dụng trong 3-6 tiếng. Estazolam và temazepam tác dụng 6-24h tiếng.
  • Thuốc kháng histamin: promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin, hydroxyzin…
  • Thuốc an thần: Một số loại thường gặp Clorpromazina, Levomepromazin, Haloperidol, ….
  • Thuốc trầm cảm 3 vòng (TCA) hoặc đa vòng: Amitriptylin, Clomipramine, Tianeptine,…

Lưu ý thuốc sẽ được chỉ định dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Vì vậy cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chữa mất ngủ không dùng thuốc

Trước khi sử dụng thuốc, bạn có thể thử những biện pháp dưới đây để chữa mất ngủ kinh niên.

Châm cứu

Bệnh nhân có thể đến các cơ sở Y học cổ truyền để bấm huyệt, châm cứu. Phương pháp này sẽ giúp cơ thể được thả lỏng, tác động đến từng huyệt mạch, giảm nhẹ sức nặng của cơ thể nên hệ thống thần kinh. 

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà các lương y sẽ cân nhắc dùng các phác đồ châm cứu khác nhau. Ví dụ như châm cứu: Huyết hải, Nội quan, Thần môn, Thái xung, Thái bạch, Nội quan, Tâm du, Cách du, Túc tam lý,… 

Ngâm chân nước ấm hoặc nước gừng

Biện pháp này có tác dụng hỗ trợ làm ấm toàn bộ cơ thể, giãn nở các mao mạch máu. Giúp máu huyết lưu thông dễ dàng, cải thiện tình trạng khó đi vào giấc ngủ.

Ngoài ra việc cho thêm gừng vào nước ấm còn giúp thư giãn đầu óc, giải cảm, giữ ấm cơ thể lâu hơn.

Cách làm: Mỗi ngày ngâm chân với 1 chậu nước ấm từ 40 đến 50 độ. Ngâm 10 – 15 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ. Khi ngâm, hạn chế làm việc, cần thư giãn, cảm nhận nhiệt độ gang bàn chân.

Tập yoga để cải thiện giấc ngủ

Theo một nghiên cứu của trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia Mỹ. Có hơn 55% người tập yoga thấy ngủ ngon và 85% người tập cảm thấy bớt căng thẳng.

Việc tập yoga giúp thả lỏng toàn bộ các cơ, máu huyết lưu thông, cải thiện bệnh mất ngủ. Bên cạnh đó, yoga còn mang lại hiệu quả đẹp da đẹp dáng đáng kinh ngạc.

Dưới đây là bài tập yoga tư thế em bé chữa mất ngủ bạn có thể tự tập tại nhà:

Bài tập yoga tư thế em bé
Bài tập yoga tư thế em bé có thể giúp cải thiện giấc ngủ ngon, giảm các triệu chứng
  • Bước 1: Quỳ trên sàn, mông chạm gót chân. Đưa thẳng người về phía trước, vươn 2 tay song song trước mặt, kéo thẳng lưng. 2 đầu gối tách rộng bằng hông, duỗi bàn chân và từ từ đưa ngón chân cái chạm vào nhau.
  • Bước 2: Khi đã quen dần, thả lỏng người. Từ từ mở rộng 2 đầu gối hạ thân người xuống hai cạnh đùi. Thở nhẹ, vẫn giữ mông chạm gót chân.
  • Bước 3: Để dọc tay thư giãn, lòng bàn tay hướng lên trời. Tư thế này sẽ giúp giải phóng căng thẳng vai bằng cách mở rộng xương bả vai. Tập tư thế này trong vòng 5-7 phút mỗi ngày.

Chữa mất ngủ kinh niên bằng thuốc Đông y

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, mất ngủ là do cơ thể bị yếu tố tà khí bên ngoài xâm nhập. Tùy vào từng trường hợp bệnh nặng nhẹ mà có phương pháp chữa khác nhau.

So với sử dụng thuốc Tây y, các bác sĩ vẫn ưu tiên chọn lựa Đông y làm phương pháp điều trị mất ngủ. Bởi Đông y có hiệu quả chậm, từ từ, nhưng an toàn và có thể trị bệnh từ gốc.

Một số bài thuốc dưới đây đã được đông đảo người bệnh áp dụng và có kết quả tích cực:

Bài thuốc trị mất ngủ do thần kinh căng thẳng

  • Hoài sơn (12g), đan sâm (12g), đẳng sâm (12g), thăng ma (12g).
  • Đương quy (15g), phục thần (15g)
  • Viễn trí (6g), chu sa (6g)
  • Lá vông (16g), lạc tiên (16g), sinh địa (16g)
  • Phục thần (20g), mạch môn (20g).
  • Tán mịn thành bột tất cả nguyên liệu trên, nén dưới dạng viên. Sử dụng chu sa làm vỏ. 
  • Mỗi lần dùng 12g thành phẩm, pha với lượng nước ấm vừa đủ, liên tục 1 tháng.

Ngủ mệt mỏi, hay mê sảng

  • Huyền sâm (15g), đảng sâm (15g), két cánh (15g), đơn sâm (15g), phục linh (15g), viễn chí (15g).
  • Mạch môn (12g), bá tử nhân (12g), ngũ vị tử (12g), thiên môn (12g), đương quy (12g),táo nhân (12g), sinh địa (12g).
  • Tán nhuyễn toàn bộ, để dưới dạng hoàn mật.
  • Sử dụng ngày 2 lần, mỗi lần dùng 10g.

Ngủ không sâu giấc, bất an

  • 5g tâm sen, 20g lá vông sấy khô
  • 10g hoa nhài tươi, 10g táo nhân sao đen đã đập dập
  • Tán làm bột hòa với 1l nước uống hàng ngày.

Tham khảo ý kiến chuyên gia YHCT để được hướng dẫn bài thuốc phù hợp nhất với tình trạng của bạn.

Lời khuyên của bác sĩ khi chữa mất ngủ kinh niên 

Mất ngủ kinh niên là căn bệnh dai dẳng, cần nhiều thời gian để chữa trị. Nếu bạn thấy cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu mắc bệnh, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Dưới đây là một vài lời khuyên của chuyên gia:

Đảm bảo chỗ ngủ yên tĩnh, ít ánh sáng và thông thoáng
Đảm bảo chỗ ngủ yên tĩnh, tối và thông thoáng để thư giãn và dễ ngủ hơn
  • Thay đổi thói quen và môi trường ngủ. Đảm bảo chỗ ngủ yên tĩnh, ít ánh sáng và thông thoáng. Thư giãn trước khi ngủ, giữ tinh thần thoải mái, không suy nghĩ quá nhiều.
  • Tránh ánh sáng xanh 1h trước khi bắt đầu giấc ngủ. Những thiết bị điện tử sẽ làm gián đoạn sự sản xuất melatonin (chất gây buồn ngủ) gây mất ngủ, khó vào giấc.
  • Chế độ ăn uống khoa học và lối sống khỏe sẽ làm giảm tác hại cũng như triệu chứng của bệnh mất ngủ. Không những thế, còn nâng cao sức khỏe và đẩy lùi nhiều bệnh tật khác.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, điều hòa giữa công việc và sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về bệnh mất ngủ kinh niên dựa trên nghiên cứu khoa học và lời khuyên của bác sĩ chuyên môn. Nếu có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe cần giải đáp, bạn nên liên hệ trực tiếp với sĩ chuyên khoa.

ĐỪNG BỎ LỠ

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger