Gợi Ý 2 Cách Quấn Khăn Cho Bé Ngủ Ngon Mẹ Nên Biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Quấn khăn đúng cách giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc. Nhưng đối với những người lần đầu làm bố mẹ, học cách quấn khăn cho bé ngủ ngon lại là “một môn học khó nhằn”. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể cho bạn.

Lợi ích của việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh 

Quấn khăn cho trẻ sơ sinh là một trong những bài học mà bất kỳ bố mẹ nào cũng phải học từ những ngày đầu tiên. Theo nghiên cứu khoa học, quấn khăn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Có thể kể đến như:

Quấn khăn cho bé ngủ ngon
Quấn khăn là mẹo đơn giản, hiệu quả giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn, ít quấy khóc

  • Giữ ấm: Trẻ sơ sinh vừa chào đời có thân nhiệt không ổn định, trẻ dễ cảm thấy lạnh hơn so với bình thường. Vì vốn dĩ môi trường bên trong bụng mẹ cao hơn so với môi trường bên ngoài. Đây là thời điểm bố mẹ nên quấn khăn cho trẻ để giữ ấm cơ thể, bảo vệ trẻ khỏi tình trạng sốc nhiệt. 
  • Giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc: Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, dễ giật mình quấy khóc do chu kỳ thức – ngủ chưa ổn định. Đây được gọi là phản xạ Moro và hoàn toàn bình thường ở trẻ nhưng lại khá ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con. Để cải thiện phần nào, các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên quấn khăn cho trẻ khi ngủ để tạo cảm giác an toàn, giảm căng thẳng não bộ, ít quấy khóc và ngủ ngon, sâu giấc hơn. 
  • Bố mẹ dễ bế trẻ hơn: Quấn khăn cho trẻ sơ sinh còn giúp hạn chế việc trẻ giãy giụa cơ thể, quấy tay chân khi đang được bố mẹ bế. Đảm bảo sự an toàn cũng như hạn chế việc làn da của trẻ bị cọ xát bởi các vật cứng gây tổn thương. 
  • Đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe khác: Việc quấn khăn cho bé sơ sinh cũng đem lại vô số những lợi ích khác như: 
    • Giảm nguy cơ đột tử (SIDS – Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh). Vì khi quấn khăn sẽ giúp hạn chế việc trẻ lật người nằm sấp hoặc dùng tay kéo đồ vật che kín mặt gây cản trở đường thở;
    • Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ dưới 8 tuổi được quấn khăn sẽ giảm đến 42% nguy cơ quấy khóc; 
    • Tạo cho con cảm giác ấm áp và thân quen. Thói quen này hình thành phản xạ có điều kiện giúp trẻ nhận biết đã đến giờ đi ngủ. Từ đó thiết lập đồng hồ sinh học rõ ràng, tập thói quen ngủ khoa học cho con ngay từ nhỏ; 
    • Thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ sơ sinh tốt hơn, cả về thể chất lẫn trí não.

HỮU ÍCH: Chia Sẻ 6 Mẹo Giúp Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon Vào Ban Đêm Từ Dân Gian

Quấn khăn cho trẻ sơ sinh không đúng cách gây ra tác hại gì? 

Tuy quấn khăn đem lại nhiều lợi ích cho giấc ngủ và sức khỏe của trẻ sơ sinh, nhưng nó vẫn có thể gây ra những hệ lụy khó lường nếu quấn khăn sai cách. Có thể kể đến như: 

  • Tăng nguy cơ bị viêm phổi: Quấn khăn thường xuyên, nhất là khi thời tiết nóng mùa hè làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ, đổ nhiều mồ hôi nhưng lại không thoát ra được. Không chỉ gây bí bách khiến trẻ khói chịu, mồ hôi và nhiệt nóng còn thấm ngược trở lại vào trong cơ thể, dễ khiến trẻ cảm lạnh, ho, tăng nguy cơ bị viêm phổi hoặc viêm phế quản
  • Làm chậm tốc độ phát triển của trẻ: Quấn khăn sai cách có thể là quấn quá chặt, đặt tay chân của trẻ không đúng vị trí gây trật khớp hoặc loạn sản xương hông… Điều này phát sinh nhiều vấn đề nguy hiểm về phát triển hệ xương, chiều cao của trẻ sơ sinh. 

Hướng dẫn 2 cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn 

Có rất nhiều cách quấn khăn cho bé ngủ ngon, phụ huynh có thể thử áp dụng một số cách phổ biến dưới đây: 

1. Quấn khăn kiểu nhộng tằm cho bé ngủ ngon 

Quấn khăn kiểu kén giúp xoa dịu cảm giác căng thẳng ở trẻ, giúp con ngủ ngon và sâu giấc hơn. Không những vậy, quấn khăn kiểu này còn có tác dụng giữ ấm cho trẻ vào mùa đông. 

Quấn khăn cho bé ngủ ngon
Quấn khăn kiểu nhộng tằm có tác dụng giữ ấm cơ thể và giúp trẻ ngủ ngon hơn, nhất là vào ban đêm

Hướng dẫn cách thực hiện

  • Bước 1: Dùng 1 tấm khăn lớn, không quá dày cũng không quá mỏng, trải rộng trên giường theo hình thoi. 
  • Bước 2: Gấp phần mép trên cùng của khăn xuống 1 đoạn, đặt trẻ nằm đè lên sao cho phần cổ và lưng đè phần nếp gấp. 
  • Bước 3: Xếp 2 tay của bé nằm xuôi theo thân người, phủ khăn bên phải lên, sau đó kéo phần đuôi khăn gấp ngược lên trên vai.
  • Bước 4: Thực hiện bước này tương tự cho cả hai bên, sau đó gài mép khăn vào vùng lưng dưới để cố định lại. 

2. Quấn khăn kiểu vòng tay mẹ 

Đây là cách quấn khăn giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon đơn giản, chỉ cần tạo thành một chiếc ổ nhỏ, bao bọc cơ thể trẻ giống như vòng tay của mẹ. Kiểu này phù hợp với những trẻ không thích kiểu quấn kén, đầu trẻ được đặt lên khăn khi nằm nghiêng giúp giảm nguy cơ bị bẹp đầu. 

Quấn khăn cho bé ngủ ngon
Quấn khăn kiểu vòng tay mẹ tạo cảm giác an toàn và giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc hơn

Hướng dẫn cách thực hiện

  • Bước 1: Dùng 1 chiếc khăn lớn, cuộn chéo theo chiều dài của khăn cho đến khi hết để tạo thành một cuộn tròn, dài. 
  • Bước 2: Tạo hình khăn thành một chiếc ổ nhỏ, giống hình chữ U, đặt bé nằm nghiêng, dùng cuộn khăn quấn ôm vào giữa người của con. Lúc này, cuộn khăn vừa là gối kê đầu, vừa là gối ôm giúp con cảm thấy an toàn như đang trong vòng tay mẹ. 

Những lưu ý quan trọng về cách quấn chăn cho bé ngủ ngon

Để đạt được những lợi ích tích cực từ việc quấn chăn cho trẻ ngủ ngon, bố mẹ cần nắm vững những kiến thức cơ bản về cách quấn, thời điểm thích hợp… 

Quấn khăn cho bé ngủ ngon
Không nên quấn khăn cho trẻ sơ sinh khi ngủ cùng với bố mẹ
  • Không quấn khăn quá chặt: Quấn khăn đúng là khi tay chân của trẻ vẫn có thể cử động nhẹ nhàng bên trong, không bị gò bó hoặc hạn chế cử động. Ngoài ra, không được quấn khăn cao qua cổ vì sẽ khiến trẻ khó thở, nóng và bí bách.  
  • Làm tốt bước chuẩn bị: Khi quấn khăn cho trẻ, hãy đảm bảo nhiệt độ phòng mát mẻ khoảng 25 – 26 độ C, trẻ mặc bộ quần áo thoải mái, không quá dày, chuẩn bị một chiếc khăn mỏng và có chiều dài chiều rộng vừa phải. 
  • Chỉ quấn khăn cho trẻ dưới 2 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi quấn khăn giúp trẻ tập làm quen với môi trường bên ngoài và dễ ngủ hơn. Nhưng đến khi trẻ hơn 2 tháng tuổi thì việc quấn khăn không còn cần thiết nữa.
  • Không nên quấn khăn khi trẻ ngủ chung với mẹ: Khi ngủ chung với bố mẹ, tốt nhất không nên quấn khăn cho trẻ. Vì khi có bố mẹ, trẻ sẽ có cảm giác an toàn và ngủ ngon như bình thường mà không cần đến khăn. Ngoài ra, giảm nguy cơ gặp các rủi ro như bố mẹ nằm lăn vào bé, chăn đắp kín mặt con nhưng trẻ lại không thể tự lấy tay gạt ra… 
  • Tần suất quấn khăn: Tuyệt đối không nên quấn khăn cho trẻ 24/24 vì nó sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển hệ xương khớp của con. Tốt nhất chỉ nên quấn từ 2 – 3 lần/ ngày vào thời điểm trẻ đi ngủ nhưng không có sự theo sát của bố mẹ. 
  • Quấn khăn trong tư thế nằm ngửa: Hãy đảm bảo khi quấn khăn cho trẻ trong tư thế nằm ngửa, tuyệt đối không được nằm sấp. Vì trẻ sơ sinh nằm sấp rất dễ bị đột tử. 
  • Chọn chất liệu khăn quấn phù hợp: Một chiếc khăn quấn làm từ chất liệu vải cotton mềm mại rất phù hợp với làn da nhạy cảm và non nớt của trẻ. Nếu không có vải, bố mẹ cũng có thể thay thế bằng những tấm chăn mỏng hoặc chăn ủ kén để quấn cho trẻ. Nhưng phải ưu tiên chăn có mỏng, thoáng khí để tránh gây nóng. 
  • Kiểm tra trẻ thường xuyên: Dù quấn khăn khiến trẻ không thể di chuyển ra khỏi giường ngủ, nhưng bố mẹ vẫn nên thường xuyên kiểm tra con xem trẻ có ngủ ngon không, có bị nóng, đổ mồ hôi hay bất kỳ vấn đề nào khác hay không để có hướng xử lý kịp thời.

Ngoài lưu ý về phương pháp quấn khăn, bố mẹ cũng cần chú ý một vài mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn cả ban đêm lẫn ban ngày sau đây: 

  • Cho trẻ sơ sinh ngủ trên giường cũi riêng giúp con ngủ sâu giấc hơn. Cách này cũng giúp trẻ học tính tự lập và thói quen ngủ khoa học ngay từ nhỏ. 
  • Thực hiện các bước tạo thói quen ngủ hàng ngày như cho trẻ ngủ đúng vào một thời điểm hàng ngày, trước khi đi ngủ trẻ sẽ được lau người bằng nước ấm, cho bú sữa, nghe nhạc nhẹ… 
  • Kiểm tra các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh… sao cho phù hợp để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn. 

Quấn khăn giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc, có cảm giác an toàn khi không có bố mẹ ở bên cạnh. Tuy nhiên, việc quấn khăn là điều hoàn toàn không bắt buộc vì nhiều trẻ sẽ thích nhưng cũng có trẻ không thích việc này. Do đó, tốt nhất chỉ nên quấn khăn khi trẻ tỏ ra thoải mái và thích thú.

ĐỪNG BỎ LỠ

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger