Tình trạng mất ngủ tuổi trung niên và cách chữa trị hiệu quả
Mất ngủ tuổi trung niên là tình trạng rất thường gặp. Nếu kéo dài có thể gây suy nhược, kéo theo nhiều vấn đề nguy hại, ảnh hưởng đến hệ tim mạch, não bộ, bệnh gan, thận,…
Mất ngủ tuổi trung niên do nguyên nhân nào?
Những nguyên nhân có thể khiến người trung niên bị mất ngủ:
Yếu tố sinh học
Cơ thể bước qua tuổi trung niên ngày càng có nhiều biểu hiện lão hóa hơn. Các cơ quan trong cơ thể bắt đầu hoạt động kém dần, rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Theo thống kê có đến 40% phụ nữ khi bước qua tuổi trung niên gặp vấn đề về giấc ngủ, 30% nam giới mất ngủ thường xuyên hơn ở tuổi 45.
Ở phụ nữ, họ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố do rối loạn nội tiết tố hơn nam như bước vào tuổi mãn kinh, hormone sinh dục mất cân bằng, buồng trứng, tuyến yên hoạt động kém dần,… Nam giới mất ngủ tuổi trung niên thường do sinh lý suy giảm, mãn dục nam,…
Do thói quen không lành mạnh
- Ăn quá no hoặc ăn nhiều đồ ăn khó tiêu trước khi đi ngủ.
- Thường xuyên uống rượu bia, sử dụng đồ uống chứa cồn vào ban đêm khiến giấc ngủ bị rối loạn, đau đầu khó ngủ.
- Uống nhiều nước khiến bạn đi tiểu đêm nhiều lần.
- Xem phim, coi điện thoại, đọc tin tức khuya,… làm kích thích não bộ, tăng sự tỉnh táo và gây khó ngủ.
Stress, lo âu quá mức
Người trung niên dễ bị mất ngủ nếu cơ thể mệt mỏi, stress, suy nghĩ lo âu quá mức, nhất là khi những vấn đề này diễn ra trong thời gian dài. Giấc ngủ bị rối loạn, cơ thể ngày càng suy nhược kéo theo các bệnh mãn tính như tăng huyết áp.
Do bệnh lý
Mất ngủ tuổi trung niên thường do những bệnh lý sau:
- Bệnh huyết áp
- Tiểu đường
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm khớp
- Đau cơ xơ hóa
- Parkinson
- Mất trí nhớ…
Yếu tố môi trường
Mất ngủ tuổi trung niên còn xảy ra do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác. Trong đó, bạn có thể gặp vấn đề giấc ngủ nếu không gian sống, phòng ngủ có nhiều tiếng động, âm thanh ồn ào, không khí có nhiều bụi bẩn, không đủ oxy, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
Mất ngủ ngắn hạn do thay đổi môi trường sống, địa lý, giờ giấc sinh hoạt. Hoặc thậm chí ngủ không ngon còn là do trang phục bạn đang mặc quá bó sát, gây khó chịu, khó thở.
Nhận biết hiện tượng mất ngủ ở tuổi trung niên
Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của tình trạng mất ngủ ở tuổi trung niên:
- Khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ, ngay cả khi bạn cảm thấy mệt mỏi
- Thức giấc nhiều lần trong đêm
- Thức dậy sớm và không thể ngủ lại, dù còn mệt mỏi
- Cảm giác giấc ngủ không đủ sâu hoặc không hồi phục
- Cảm giác mệt mỏi kéo dài, thiếu năng lượng hoặc buồn ngủ vào ban ngày.
- Tăng cảm giác lo lắng hoặc trầm cảm
- Dễ bị kích động hoặc cáu kỉnh
- Giảm khả năng tập trung hoặc nhớ thông tin
Tác hại của tình trạng mất ngủ tuổi trung niên
Tình trạng mất ngủ tuổi trung niên kéo dài, không kiểm soát có thể gây ra nhiều vấn đề cho đời sống và sức khỏe. Trong đó, trường hợp người bệnh đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng, nhất là khi mất ngủ do bệnh lý.
Dưới đây là những rủi ro có thể xảy ra nếu mất ngủ tuổi trung niên diễn ra trong thời gian dài mà không được điều trị đúng cách:
- Ảnh hưởng đến thần kinh, trí nhớ suy giảm, hay quên
- Thường xuyên đau nhức đầu, không minh mẫn, mệt mỏi
- Teo não do mất ngủ kéo dài, tế bào não không được tái tạo và phục hồi
- Gây các bệnh về tim mạch, huyết áp, máu huyết không lưu thông làm tăng nguy cơ đột quỵ
- Trầm cảm hoặc rối loạn lo âu
- Tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường
Cách chữa trị mất ngủ tuổi trung niên an toàn
Có nhiều phương pháp trị mất ngủ ban đêm cho người trung niên. Theo đó bạn có thể dùng thảo dược, dùng thuốc Tây hoặc thuốc Đông y.
Sử dụng thảo dược chữa mất ngủ tuổi trung niên
Điều trị mất ngủ tuổi trung niên với những thảo dược có trong tự nhiên lành tính, an toàn và hiệu quả. Tham khảo một số gợi ý như sau:
- Ăn chè hạt sen: Hạt sen có tác dụng an thần, tốt cho giấc ngủ. Người bị mất ngủ nhẹ, khó đi vào giấc mỗi đêm có thể tham khảo, sử dụng hạt sen nấu chè hoặc nấu các món ăn khác để cải thiện giấc ngủ. Các hoạt chất có trong hạt sen còn giúp bồi bổ cơ thể, khỏe mạnh hơn.
- Dùng trà hoa cúc: Uống một tách trà ấm nóng trước khi ngủ giúp bạn có giấc ngủ ngon. Trà hoa cúc ấm nóng, làm thư giãn mạch máu, thần kinh, giúp cơ thể giải phóng cảm giác mệt mỏi, giảm stress và áp lực. Từ đó, giấc ngủ có thể đến với bạn một cách dễ dàng, ngủ ngon hơn mỗi đêm.
- Dùng trà gừng: Đây là một loại trà trị mất ngủ. Một chút ấm áp của trà gừng cũng sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon, phù hợp với người bị mất ngủ thường xuyên. Dùng trà gừng trước 1 – 2 tiếng để có giấc ngủ ngon.
XEM THÊM: 3 Cách Dùng Hạt Sen Chữa Mất Ngủ Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Dùng thuốc Tây y theo hướng dẫn
Sử dụng thuốc Tây chữa mất ngủ tuổi trung niên là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Thuốc có tác dụng an thần nhẹ, tăng cảm giác buồn ngủ vào ban đêm, giúp ngủ sâu giấc.
Những loại thuốc thường dùng trong điều trị mất ngủ kéo dài gồm:
- Nhóm thuốc an thần gây ngủ như Benzodiazepines
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chống lo âu
- Thuốc OTC
Điều trị mất ngủ tuổi trung niên bằng Đông y
Sử dụng thuốc Đông y chữa mất ngủ tuổi trung niên cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Thuốc Đông y có tác dụng bền bỉ, ít gây tác dụng phụ, giúp bồi bổ cơ thể, cải thiện chất lượng giấc ngủ nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Dưới đây là những bài thuốc chữa mất ngủ bằng Đông y cho bệnh nhân:
- Bài thuốc 1: 3 quả đại táo, 12g sài hồ, 8g các vị gồm bac hà, trần bì và bạch truật, 10g sinh địa, 10g hoàng cầm, 14g bán hạ, mạch môn, 16g phục thần, 7g cam thảo, thêm vài lát gừng. Sắc lấy nước uống, chia thành 3 lần uống trong ngày giúp cải thiện giấc ngủ.
- Bài thuốc 2: 10g dâu tằm, 30g lá vông kết hợp với 50g lạc tiên. Đun lấy nước uống mỗi ngày 2 lần giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Uống 1 lần trước khi đi ngủ 1 tiếng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Các giải pháp không sử dụng thuốc
Ngoài những cách chữa mất ngủ tuổi trung niên kể trên, bạn có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ thông qua các biện pháp không cần dùng thuốc khác. Chẳng hạn:
- Massage lòng bàn chân, cơ thể trước khi ngủ giúp máu huyết lưu thông, nhờ đó giấc ngủ đến với cơ thể dễ dàng hơn.
- Ngâm chân trị mất ngủ bằng nước ấm mỗi đêm.
- Tắt đèn để mắt thích nghi với bóng tối, tạo cảm giác buồn ngủ.
- Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.
- Đọc sách trước khi ngủ để cải thiện giấc ngủ, tạo cảm giác buồn ngủ cho cơ thể.
- Chọn quần áo thoải mái để hạn chế ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Tùy trường hợp mất ngủ tuổi trung niên do nguyên nhân nào gây ra để bạn có hướng điều chỉnh phù hợp. Nếu bệnh lý nặng, mất ngủ kéo dài tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ, khám và chữa trị theo phác đồ để đạt được hiệu quả tốt và an toàn nhất.
Phòng ngừa tình trạng mất ngủ tuổi trung niên
Mất ngủ có thể tái phát nếu bạn có cơ thể mệt mỏi, làm việc quá sức, căng thẳng đầu óc hoặc các bệnh lý chưa được cải thiện hiệu quả. Trường hợp mất ngủ tuổi trung niên kéo dài dẫn đến nhiều hệ quả đối với đời sống và sức khỏe. Do đó bạn nên chủ động phòng tránh, một vài lưu ý:
- Không thức quá khuya, ngủ ngày nhiều để hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Khi cơ thể có cảm giác buồn ngủ, tốt nhất bạn nên ngủ ngay. Bởi nếu qua giấc, cơ thể sẽ khó đi vào giấc ngủ, dễ khiến bạn trằn trọc suốt đêm.
- Vệ sinh phòng ngủ, giặt chăn màn sạch sẽ; không gian yên tĩnh, ít tiếng ồn và không bị ô nhiễm, có đủ oxy.
- Không nên duy trì những thói quen có hại cho sức khỏe như ăn no trước khi ngủ, uống đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích,…
- Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên thực phẩm, món ăn tốt cho sức khỏe, có lợi cho giấc ngủ.
- Tránh thực phẩm gây mất ngủ.
- Khám và điều trị các bệnh lý đang gặp phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc nếu không được chỉ định để hạn chế rủi ro gặp phải tác dụng phụ.
Trên đây là những thông tin về tình trạng mất ngủ tuổi trung niên. Nên thăm khám khi khó ngủ, mất ngủ kéo dài. Việc bảo vệ giấc ngủ là cách giúp bạn phục hồi sức khỏe, phòng tránh các rủi ro khiến cơ thể suy nhược.
THAM KHẢO THÊM
- Gợi Ý 9 Cách Hít Thở Chữa Mất Ngủ Đơn Giản, Hiệu Quả
- 7 Địa Chỉ Khám Chữa Mất Ngủ Tại Hà Nội Uy Tín Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!