Thuốc chữa mề đay cấp tính được các chuyên gia khuyên dùng
Thuốc chữa mề đay cấp tính là phương pháp điều trị bệnh phổ biến của đa số bệnh nhân. Tuy nhiên, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, cũng cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Các loại thuốc chữa mề đay cấp được chỉ định phổ biến
Tác dụng của thuốc giúp kiểm soát ngay phản ứng dị ứng trong cơ thể, từ đó làm giảm triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng khó lường.
Thuốc trị bệnh mề đay cấp tính thường dùng là thuốc bôi kết hợp thuốc uống để đạt hiệu quả điều trị cao. Các loại thường dùng nhất là:
- Thuốc kháng histamin H1: Có tác dụng ức chế quá trình phóng thích histamin vào trong da.
- Thuốc kháng histamine H2: Trường hợp các triệu chứng không đáp ứng với histamin thế hệ 1 có thể chuyển sang dùng kháng histamin H2 hoặc dùng phối hợp cả 2.
- Thuốc Corticoid: Thường dùng cho những trường hợp khởi phát mề đay cấp nghiêm trọng, tiến triển nhanh và có dấu hiệu của biến chứng.
- Thuốc kháng cholin: Thường được sử dụng cho những người bị mề đay cấp Cholinergic.
- Các loại thuốc khác: Thuốc glucocorticoide hoặc thuốc tiêm (như methylprednisolon, andrenalin, dimedrol…), thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống trầm cảm, thuốc hen suyễn kháng histamin…
Dưới đây là gợi ý một số loại thuốc chữa mề đay cấp tính thường dùng nhất:
1. Thuốc bôi Eumovate
Eumovate có thành phần chính là hoạt chất Clobetasone butyrate 0.05%, đây là chất kháng viêm nhóm corticosteroid có khả năng kiểm soát nhanh chóng các tổn thương trên da như mẩn đỏ, sưng phù, ngứa ngáy…
Cách sử dụng:
- Bôi trực tiếp lên da. Bôi 2 lần/ ngày là tốt nhất.
- Lưu ý dùng lượng vừa phải, càng về những lần sau thì càng giảm lượng và số lần bôi.
Gợi ý: Nổi Mề Đay Khó Thở – Bệnh có gây nguy hiểm không?
2. Thuốc bôi Phenergan
Loại thuốc này chứa thành phần chính là hoạt chất Promethazin có khả năng kháng lại quá trình tổng hợp và phóng thích histamin, từ đó ngăn chặn sự tác động, gây ra phản ứng viêm trên da.
Cách sử dụng:
- Sát trùng làm sạch vùng da nổi mề đay cấp, lau khô sau đó bôi một lớp thuốc mỏng lên da.
- Thực hiện bôi thuốc từ 3 – 4 lần/ ngày.
3. Thuốc Hydroxyzine chữa mề đay cấp tính
Hydroxyzine là loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1 được điều chế dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm.
Cách sử dụng: Liều dùng tham khảo như sau:
- Người lớn: 25 – 100mg/ lần, dùng lặp lại sau 4 – 6 tiếng (nếu cần) nhưng không dùng vượt 600mg/ ngày.
- Trẻ em: Dùng 0.6mg/ lần, dùng nhắc lại sau 6 giờ và liều tối đa 4 lần/ ngày.
4. Thuốc Dexclopheniramin
Dexclopheniramin cũng là một loại thuốc kháng histamin H1 được dùng cho người bị nổi mề đay cấp nhằm giảm nhẹ mức độ triệu chứng mề đay ngoài da.
Chống chỉ định sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi và phụ nữ mang thai, đang cho con bú.
Cách sử dụng:
- Người lớn dùng 2mg cho lần uống đầu tiên, sau đó tăng lên 4 – 6mg cho lần uống tiếp theo cách 8 – 10 tiếng.
- Trẻ em uống 1mg/ lần, cứ 4 – 6 giờ uống nhắc lại và không uống quá 4 lần/ ngày.
5. Thuốc Cetirizin
Cetirizin được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như dạng viên nén 5mg/ 10mg hoặc dung dịch 1mg/1ml.
Cách sử dụng:
- Liều khuyến cáo cho cả người lớn và trẻ em là 1 viên 10mg hoặc viên 5mg uống 2 lần/ ngày.
- Lưu ý với bệnh nhân suy thận cần giảm liều thấp hơn theo chỉ định của bác sĩ.
6. Thuốc Clopheniramin
Clopheniramin là thuốc nhóm kháng histamin H1, giúp đẩy lùi các triệu chứng mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy ngoài da….
Cách sử dụng: Liều dùng tham khảo như sau:
- Người lớn uống mỗi lần 1 viên, dùng 3 – 4 lần/ ngày, liều tối đa không quá 6 viên/ ngày.
- Trẻ em trên 6 tuổi uống mỗi lần 1/2 viên, tối đa 3 – 4 lần/ ngày.
7. Thuốc Dyphehydramine
Dyphehydramine là thuốc kháng kháng histamin thế hệ thứ 2 và cũng là loại thay thế cho thuốc kháng histamine thế hệ thứ 1. Nhờ đó giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng mề đay cấp tính. Chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Cách sử dụng:
- Người lớn dùng 25 – 50mg/ lần, dùng cách nhau từ 4 – 6 tiếng. Liều tối đa không quá 300mg/ ngày.
- Trẻ em trên 6 tuổi dùng 12.5 – 25mg/ lần, trẻ dưới 6 tuổi dùng 6.25 – 12.5mg/ lần, dùng nhắc lại sau 4 – 6 tiếng. Liều tối đa không quá 150mg/ ngày.
8. Thuốc Acrivastine
Acrivastine được sử dụng rất phổ biến trong các toa thuốc trị mề đay cấp hoặc mãn tính. Vì đây là thuốc thuộc nhóm kháng histamine, khi vào cơ thể chúng ức chế quá trình phóng thích histamin vào da, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng mề đay dị ứng.
Cách sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 1 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên 8mg.
9. Thuốc Fexofenadine
Đây cũng là loại thuốc kháng histamin được dùng phổ biến nhằm cải thiện làm giảm các triệu chứng mề đay ngoài da, phát ban, ngứa ngáy hoặc chảy nước mắt, nước mũi do dị ứng…
Lưu ý không dùng thuốc này cho người có cơ địa nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Cách sử dụng
- Người lớn và trẻ trên 12 tuổi dùng liều 180mg/ ngày, chia làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau từ 4 – 6 tiếng.
- Trẻ em từ 6 – 12 tuổi dùng 60mg/ ngày và cũng chia làm 2 lần sử dụng.
10. Thuốc Loratadine
Loratadine thuộc nhóm thuốc kháng histamin 3 vòng giúp kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng mề đay ngoài da và ổn định hệ miễn dịch, ngăn chặn tiến triển của bệnh.
Chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Cách sử dụng
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng 1 viên 10mg/ ngày.
- Trẻ em từ 2 – 12 tuổi nên dùng Loratadine dạng siro uống với liều khuyến cáo 5 -1 0ml/ ngày.
Tham khảo thêm: Trẻ nổi mề đay khắp người và cách chữa trị hiệu quả
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa mề đay cấp an toàn, hiệu quả
- Tuân thủ tuyệt đối những chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
- Không nên tự ý tăng giảm liều thuốc theo cảm tính hoặc âm thầm lạm dụng thuốc trong thời gian dài.
- Việc dùng thuốc phải được thực hiện theo trình tự, trước tiên là thăm khám, chẩn đoán bệnh bởi bác sĩ chuyên khoa, sau đó kê toa thuốc và sử dụng tại nhà.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nhớ quan sát các biểu hiện, phản ứng của cơ thể.
- Đối với nhóm thuốc bôi ngoài da trị mề đay cấp, không dùng cho những tổn thương nặng bị trầy xước, chảy máu, rỉ dịch…
- Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần tránh cào gãi, chà xát mạnh lên da.
- Kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh thân thể, môi trường sống và thực hiện lối sống khoa học, tích cực, tránh stress…
Trên đây là thông tin cơ bản về các loại thuốc trị mề đay cấp phổ biến. Các loại thuốc được nhắc đến trong bài viết thường dùng cho mề đay cấp mức độ nhẹ và trung bình, với những trường hợp bệnh nặng bắt buộc phải nhập viện để được chỉ định dùng thuốc phù hợp hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Các loại thuốc trị nổi mề đay hiệu quả – Ưu nhược điểm của thuốc
- Cách trị nổi mề đay ở bà bầu: An toàn cho cả mẹ và bé
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!