Hiện tượng trẻ nổi mề đay khắp người và cách chữa trị an toàn
Trẻ nổi mề đay khắp người là bệnh lý xảy ra do trẻ tiếp xúc với dị nguyên lạ. Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển chung của con.
Nổi mề đay khắp người là gì? Cơ chế bệnh sinh
Nổi mề đay khắp người là tình trạng các tổn thương ngoài da như vết sẩn phù, nốt mẩn ngứa xuất hiện trên toàn bộ cơ thể, thậm chí xuất hiện trong cả cơ quan sinh dục.
Cơ chế gây nổi mề đay toàn thân ở trẻ nhỏ là do sự hình thành và phóng thích histamin dị ứng, tích tụ dưới da.
Khi trẻ tiếp xúc với các dị nguyên lạ thì phức hợp kháng nguyên – kháng thể IgE trong cơ thể sẽ tác động lên phức hợp protein và làm tăng sinh lượng histamin, từ đó hình thành dị ứng mề đay.
Sự xuất hiện của các histamin dưới lớp hạ bì không chỉ được biểu hiện thông qua những tổn thương như sẩn da phù, mẩn đỏ… mà nó còn tạo kích thích tại các điểm mút thần kinh khiến trẻ ngứa ngáy.
Xem thêm: Bác Sĩ Giải Đáp Nổi Mề Đay Có Được Nằm Quạt Không?
Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay khắp người
Có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay khắp người ở trẻ nhỏ. Trong đó, nguyên nhân cốt lõi đó là do miễn dịch suy giảm trong những năm tháng đầu đời cộng với yếu tố cơ địa, phản ứng quá mẫn với các tác nhân dị nguyên lạ bên ngoài.
Một số tác nhân dị ứng/ dị nguyên gây nổi mề đay khắp người ở trẻ nhỏ như:
- Dị ứng thực phẩm: Hải sản (tôm, cua, ốc, mực, ghẹ…), đậu phộng, nhộng tằm, thịt bò, sữa… Ngoài ra, sữa mẹ cũng có thể gây nổi mề đay ở trẻ do mẹ ăn phải thực thực phẩm dị ứng.
- Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt trong thời điểm giao mùa, từ nóng sang lạnh đột ngột cũng rất dễ khiến trẻ bị nổi mề đay khắp cơ thể.
- Dị ứng thuốc: Bất kỳ loại thuốc Tây nào cũng đều có khả năng gây dị ứng, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc giảm đau…
- Nhiễm trùng cấp: Trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm amidan, viêm họng…
- Nhiễm ký sinh trùng: Trẻ nhỏ chơi đùa ngoài trời, nghịch cát, đất, chơi với chó mèo hoặc ăn uống tùy tiện là những nguyên nhân khiến trẻ dễ nhiễm ký sinh trùng, giun sán…
- Tiếp xúc với các dị nguyên trong không khí: Môi trường ngày càng ô nhiễm, độc hại do chứa nhiều dị nguyên. Khi trẻ hít phải những dị nguyên này, ngay lập tức phát sinh ngay các triệu chứng mề đay.
- Trẻ bị côn trùng đốt: Trẻ bị các loại côn trùng như muỗi, kiến, sâu, mạt… cắn sẽ gây kích ứng da tại chỗ, sưng phù, nổi đỏ, ngứa ngáy và đau rát khó chịu.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học còn cho thấy nổi mề đay dị ứng nói chung còn có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, với tỷ lệ 40% trên tổng các trường hợp mắc.
Triệu chứng và biểu hiện khi trẻ bị nổi mề đay toàn thân
Dấu hiệu ngoài da
- Nốt mẩn đỏ trên toàn cơ thể;
- Càng gãi các nốt đỏ càng xuất hiện nhiều hơn;
- Có cảm giác nóng rát khó chịu trên da;
- Da trầy xước do trẻ gãi ngứa;
- Sưng phù từng mảng da nhỏ, bờ cứng, ấn vào chuyển từ màu hồng sang trắng, có ranh giới rõ ràng;
- Nổi ban đỏ đột ngột tại các vùng da nhạy cảm;
Biểu hiện
- Nổi mề đay khiến trẻ bị sốt nhẹ;
- Trẻ ngứa ngáy dữ dội, nhất là về đêm;
- Trẻ mệt mỏi, ăn ít, chán ăn hoặc bỏ ăn, bỏ bú cả ngày;
- Quấy khóc liên tục do ngứa ngáy và khó ngủ;
- Trẻ nổi mề đay khắp người nghiêm trọng gây phù mạch sẽ kèm theo một số triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, khó thở, loạn nhịp tim, biểu hiện của sốc phản vệ.
Gợi ý: Nổi mề đay có lây không? Biện pháp phòng tránh bệnh
Trẻ bị nổi mề đay khắp người có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp nổi mề đay do dị ứng thông thường không quá nguy hiểm vì các triệu chứng thường lành tính. Nhưng những triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ngoài da sẽ khiến trẻ mệt mỏi, khó ngủ, nhất là vào ban đêm.
Từ các triệu chứng thông thường mà phát sinh thành các biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng da do trẻ cào gãi mạnh khiến da trầy xước;
- Trẻ chậm phát triển hơn so với các bạn đồng trang lứa, thậm chí còi cọc, suy dinh dưỡng nếu bị nổi mề đay mãn tính kéo dài;
- Suy giảm chức năng gan, thận, dạ dày… nếu dùng nhiều thuốc Tây trong trị bệnh;
- Tăng nguy cơ phát triển sốc phản vệ, đe dọa tính mạng của trẻ nếu không điều trị kịp thời;
Cách xử lý điều trị nổi mề đay toàn thân ở trẻ hiệu quả, an toàn
1. Loại bỏ dị nguyên
Đầu tiên, bố mẹ cần xác định nguyên nhân hoặc tác nhân/ yếu tố dị nguyên gây ra các triệu chứng nổi mề đay khắp người ở trẻ. Nếu không thể xác định được, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám.
Sau đó, tiến hành loại bỏ nguyên nhân hoặc tác nhân dị nguyên đó đi. Từ đó, các triệu chứng mề đay sẽ thuyên giảm và không tái phát trở lại.
2. Xử lý làm giảm triệu chứng tại nhà
Tắm nước mát
Cách này có tác dụng tương tự như chườm lạnh, nhưng vì các tổn thương mề đay xuất hiện trên diện tích rộng nên tắm sẽ giúp phát huy hiệu quả tốt hơn. Lưu ý:
- Không tắm nước quá lạnh, chỉ tắm nước mát để giảm ngứa;
- Tắm nhanh từ 5 – 10 phút;
- Không chà xát, cào gãi mạnh;
- Không sử dụng bất kỳ loại sữa tắm hay xà phòng nào;
- Lau khô người sau khi tắm xong;
Bôi kem dưỡng ẩm
Đây được xem là một cách hỗ trợ điều trị mề đay hiệu quả, dùng toàn thân và đạt kết quả đồng bộ. Bôi 2 lần/ ngày, tốt nhất nên bôi sau khi tắm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ sử dụng những loại kem dưỡng ẩm lành tính, chiết xuất thành phần tự nhiên, không chứa hóa chất độc hại.
Vệ sinh thân thể trẻ thường xuyên
Nếu e ngại việc cho trẻ tắm nhiều lần trong ngày dễ bệnh, mẹ có thể tiến hành lau người bằng khăn với nước ấm. Lau người sạch sẽ giúp loại bỏ các dị nguyên bám trên người trẻ.
Cho trẻ uống nhiều nước
Nước là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình đào thải độc tố khỏi cơ thể, từ đó loại bỏ các dị nguyên độc hại dưới da, giảm ngứa ngáy, khó chịu cho con. Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp duy trì độ ẩm cho làn da, ngăn không để da khô ráp.
Mặc quần áo thoải mái
Chỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mềm, mịn, thấm hút mồ hôi tốt, tránh quần áo quá bó sát vào người sẽ cọ xát, rất bí bách khiến da bị kích ứng nhiều hơn.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ bị nổi mề đay khắp người cần ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A, C, E từ rau xanh, củ quả, trái cây… Ăn nhiều nhóm thực phẩm này giúp giảm thiểu dị ứng, cải thiện triệu chứng và tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Tham khảo thêm: Chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ sơ sinh bằng cách nào nhanh hết bệnh
3. Chữa mề đay toàn thân cho trẻ bằng mẹo dân gian
- Lá khế: Dùng 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch và ngâm nước muối. Cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Đổ nước ra chậu, pha thêm nước lạnh vào để điều chỉnh nhiệt độ giúp rồi tắm cho trẻ.
- Lá kinh giới: Tương tự như lá khế, mẹ dùng lá kinh giới để nấu nước tắm cho trẻ. Để tăng hiệu quả, có thể phối hợp thêm lá sả, vỏ bưởi, tía tô… cũng rất tốt.
- Lá trà xanh: Nấu sôi một nồi nước lá trà xanh, đổ ra chậu và pha thêm nước rồi cho trẻ tắm, ngâm mình 10 phút.
- Lá bạc hà: Trong lá bạc hà chứa tinh dầu kháng khuẩn tự nhiên phù hợp với làn da nổi mề đay dị ứng của trẻ. Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà, vò nát rồi đun sôi lên lấy nước tắm hoặc đắp trực tiếp lên vùng da dị ứng.
Lưu ý: Những mẹo dân gian này chỉ giúp cải thiện các triệu chứng mề đay ngoài da, không có khả năng chữa bệnh tận gốc.
4. Điều trị bằng thuốc Tây
Một số loại thuốc chữa mề đay toàn thân cho trẻ như:
- Thuốc kháng histamin: Có thể kể đến như Fexofenadine, Loratidine, Cetirizine…
- Thuốc Corticoid: Thường được chỉ định dùng Prednisone, Dexamethasone…
- Các loại thuốc bôi ngoài da: Dermovate, Clamine, Hydrocortisone, Menthol 1%…
- Thuốc tiêm: Loại thuốc này được chỉ định sử dụng khi trẻ nhập viện cấp cứu và điều trị. Thường dùng nhất là Methylprednisolon, Dimedrol…
Cách phòng ngừa nổi mề đay khắp người ở trẻ
- Bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân dị ứng từ môi trường bên ngoài.
- Không nên nuôi thú cưng trong nhà.
- Giữ vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ bằng nước ấm.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.
- Trong phòng ngủ của trẻ nên dùng máy lọc không khí nhằm duy trì độ ẩm cho làn da.
- Tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, giải trí lành mạnh ngoài trời trong những năm đầu đời.
Trẻ bị nổi mề đay khắp người là căn bệnh da liễu phổ biến. Tuy không nguy hiểm nhưng vẫn phải can thiệp chăm sóc từ bố mẹ hoặc có những chỉ định y tế cần thiết từ bác sĩ chuyên khoa để sớm khỏi bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Trẻ bị nổi mề đay: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Mề đay tự phát: Nguyên nhân, cách nhận biết và cách chữa trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!