Nổi Mề Đay Ở Mặt: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Chữa Dứt Điểm
Nổi mề đay ở mặt là triệu chứng bệnh da liễu dễ gặp ở bất cứ ai. Đâu là nguyên nhân gây bệnh và cách nào xử lý an toàn, hiệu quả. Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời sau đây.
Nguyên nhân nổi mề đay ở mặt
Do côn trùng cắn: Muỗi đốt, ong đốt, sâu róm, kiến ba khoang hay một số loại côn trùng có nọc độc khác có thể là tác nhân gây ra triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay, nổi mụn nước li ti.
Do cháy nắng: Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, nhiệt độ cao sẽ khiến bạn có thể bị nổi mẩn ngứa mề đay, da nổi rộp…
Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Một số người có cơ địa nhạy cảm, thời tiết quá lạnh hay quá nóng hay thay đổi đột ngột từ môi trường nóng sang lạnh cũng sẽ là tác nhân hình thành bệnh nổi mề đay.
Dị ứng: Đây là nguyên nhân phổ biến, nếu bạn có tiền sử dị ứng, chỉ cần tiếp xúc với các tác nhân này, triệu chứng nổi mề đay sẽ xuất hiện.
Đọc thêm: Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết, cách điều trị an toàn, hiệu quả
Triệu chứng nổi mề đay ở mặt
- Nóng đỏ vùng mặt
- Mặt có thể bị sưng hoặc không
- Da khô rát, nứt nẻ, có thể xuất hiện mụn nhỏ
- Một số trường hợp bệnh nhân bị sốt nhẹ hoặc không
- Nổi mề đay ở mặt có thể gây phù mặt, phù mắt mí môi… tuy nhiên trường hợp này không phổ biến
Gợi ý: 7 cách dùng lá khế trị mề đay an toàn, hiệu quả
Cách chữa nổi mề đay ở mặt
Có rất nhiều cách giảm thiểu triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa trên mặt bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng sau đây:
Điều trị nổi mề đay bằng thuốc tây
Một số thuốc trị mề đay được kê đơn như Loratadine, Fexofenadine, Diphenhydramine, Brompheniramine, Chlorpheniramine,…
Chú ý: Việc lạm dụng thuốc, dùng không đúng cách sẽ gây ra một loạt tiêu cực. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc đặc biệt là các loại thuốc có tác dụng mạnh như nhóm Corticoid.
Đọc thêm: Mề Đay Nên Kiêng Ăn Gì Mau Hết Bệnh Nhanh Chóng
Mẹo dân gian điều trị nổi mề đay
Ngoài dùng thuốc tây, một số mẹo dân gian chữa nổi mề đay cũng mang lại hiệu quả cao không kém hơn nữa tiết kiệm và an toàn hơn mà bạn có thể tham khảo, tiêu biểu như:
Chữa nổi mề đay bằng nha đam: Chỉ cần đắp phần gel trắng nha đam lên da mặt, tình trạng nổi mẩn ngứa mề đay, khô da, nứt nẻ da sẽ được cải thiện đáng kể.
Rửa mặt bằng lá khế chua: Chỉ cần tìm lá khế chua rửa sạch, đun sôi với nước khoảng 5-10 phút sau đó đợi nước này nguội bớt thì dùng để rửa mặt.
Ngoài 2 cách phổ biến và dễ làm trên, bạn đọc có thể thay thế nguyên liệu bằng cách tắm rửa nước lá kinh giới, đắp mặt nạ bột yến mạch trộn với mật ong và sữa chua, chườm đá lên da …
Tham khảo thêm: Nổi Mề Đay Do Giun Sán: Những Dấu Hiệu Của Bệnh
Một số lời khuyên dành cho bệnh nhân nổi mề đay ở mặt
- Tuyệt đối không gãi.
- Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, điều trị từ nguyên nhân để có thể đẩy lùi bệnh về lâu dài.
- Chủ động đi khám chữa sớm để trị bệnh dứt điểm.
- Việc không hợp mỹ phẩm hoặc sản phẩm bạn dùng không đạt chất lượng là lý do phổ biến gây nổi mề đay ở mặt.
- Chú ý nguồn nước sử dụng.
- Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh.
- Vệ sinh cơ thể đặc biệt là da mặt sạch sẽ.
- Giữ môi trường sống thoáng mát, trong lành.
Trên đây là một vài thông tin hữu ích về bệnh nổi mề đay ở mặt, hy vọng mọi người đã nắm rõ để dựa vào đó có thể đưa ra phương pháp đặc trị. Nếu có những biểu hiện bất thường, cần tìm đến các bác sĩ da liễu có chuyên môn để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị nổi mề đay liên tục điều trị như thế nào để bệnh dứt điểm
- Nổi mề đay có lây không? Phòng tránh như thế nào hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!