Nổi mề đay có lây không? Và một số biện pháp phòng tránh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nổi mề đay có lây không? Đây là vấn đề được khá nhiều người lo ngại do những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh. Vậy hướng điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Nổi mề đay có lây không?

Nổi mề đay có lây không?
Nổi mề đay không phải bệnh lý truyền nhiễm nên không có khả năng lây lan từ người sang người

Nổi mề đay là một dạng bệnh da liễu dị ứng, không phải bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây lan, truyền từ người này sang người khác. Bởi cơ chế gây bệnh phụ thuộc vào cơ địa, khả năng đáp ứng của cơ thể đối với các tác nhân dị ứng, dẫn đến sự hình thành và phóng thích histamine vào máu. 

Tuy không có khả năng truyền nhiễm, nhưng các triệu chứng của bệnh có thể nhanh chóng lan ra trên khắp cơ thể, nhất là các vị trí xung quanh vùng da nổi mề đay khiến bệnh ngày càng trầm trọng. 

Xem thêm: Dị Ứng Phấn Hoa Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Cách Điều Trị

Nổi mề đay có di truyền không? 

Theo một số nghiên cứu xét nghiệm, nổi mề đay có tính di truyền đối với những người có mối quan hệ huyết thống trực thuộc. Điều này đồng nghĩa với việc nếu người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em bị nổi mề đay thì thế hệ sau cũng có nguy cơ mắc bệnh do thừa hưởng gen bệnh. 

Bị nổi mề đay có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi? 

Hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Đối với những trường hợp cấp tính triệu chứng mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau 1 – 4 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh xuất phát từ những nguyên nhân dị ứng nghiêm trọng, diễn tiến nhanh, triệu chứng lây lan trên toàn bộ cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến người bệnh.

Trong trường hợp nặng tại các vị trí nguy hiểm, cơ thể phản ứng quá mức, làm phù mạch niêm mạc họng, khí quản gây bít tắc đường thở, ngưng thở, thậm chí sốc phản vệ dẫn đến tử vong. 

Tham khảo thêm: Top 7 Cách Trị Mề Đay Bằng Muối Hiệu Quả Nhanh Chóng

Các phương pháp điều trị nổi mề đay hiệu quả

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Điều trị bằng thuốc Tây
Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc bôi trị nổi mề đay phù hợp
  • Thuốc kháng histamine: Một số loại phổ biến như Loratadine, Cetirizine hoặc Fexofenadine… có tác dụng ức chế quá trình hình thành và phóng thích histamine gây kích ứng, ngứa da… 
  • Thuốc Corticoid: Các loại phổ biến như Prednisone, Dexamethasone… được chỉ định dùng điều trị ngắn hạn để đẩy lùi triệu chứng. 
  • Các loại thuốc bôi ngoài da: Các loại thuốc dạng kem, gel bôi ngoài da như Hydrocortisone, Menthol 1% calamine, Dermovate cream… 

2. Chữa nổi mề đay theo biện pháp dân gian

Chữa nổi mề đay theo biện pháp dân gian
Tắm nước lá khế mỗi ngày giúp xoa dịu làn da bị kích ứng, giảm ngứa ngáy khó chịu do nổi mề đay
  • Tắm nước lá khế: Dùng 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch và nấu sôi lên. Lọc lấy nước pha thêm nước lạnh, dùng để tắm hoặc rửa. Thực hiện ngày 2 lần, liên tục trong vòng vài ngày. 
  • Xông lá trầu không: Đun sôi một nồi lá trầu không tươi, trùm khăn kín tiến hành xông hơi toàn thân. Khi nước nguội lại, hơi ấm thì dùng nó để rửa vùng da bị nổi mề đay.
  • Chườm lá kinh giới: Rửa sạch 1 nắm lá kinh giới, cho vào chảo sao nóng với muối hột. Đổ hỗn hợp này ra một chiếc khăn, buộc chặt đầu rồi chườm lên vùng da bị ngứa.
  • Uống nước gừng: Gừng tươi rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng, cho vào nồi nước đun sôi lên. Lọc lấy nước gừng chia làm 2 phần uống khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý: Các bài thuốc dân gian chỉ phù hợp với trường hợp bị bệnh nhẹ.

Gợi ý: Dị Ứng Thuốc Nổi Mề Đay – Xử Lý Như Thế Nào Hiệu Quả

3. Kết hợp chăm sóc tại nhà 

Kết hợp chăm sóc tại nhà 
Vệ sinh, chăm sóc da sạch sẽ, dùng kem dưỡng ẩm chống khô, giảm ngứa và phòng ngừa tái phát nổi mề đay

Tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng

  • Thực phẩm: Tránh các loại thực phẩm dễ dị ứng như hải sản (tôm, cua, ghẹ, ốc, hến, cá biển, mực, sứa…), trứng, sữa, nhộng tằm, vừng, đậu phộng… nếu có cơ địa dễ dị ứng. 
  • Các loại dược – mỹ phẩm: Điển hình như sữa tắm, sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, phấn trang điểm… nên chọn những loại lành tính, không chứa paraben hay các hóa chất độc hại. 
  • Một số dị nguyên khác: Tránh tiếp xúc với các dị nguyên từ môi trường như khói bụi, nhiệt độ lạnh, nọc độc côn trùng, các loại thuốc uống… 

Vệ sinh, chăm sóc da kỹ lưỡng

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng các sản phẩm dịu nhẹ.
  • Tắm gội bằng nước ấm, nhiệt độ vừa phải.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không cào gãi hay chà xát mạnh.
  • Mặc quần áo thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi.

Đầy đủ dinh dưỡng

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, omega-3.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ dị ứng, món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, lên men, chế biến quá mặn, quá ngọt hoặc quá cay…
  • Không sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá hay các chất kích thích khác. 
  • Uống đủ nước, khoảng 2 lít/ ngày.

Rèn luyện thể chất

Mỗi ngày chỉ cần 10 – 15 phút tập thể dục với những bộ môn đơn giản như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga… đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. 

Thăm khám định kỳ

Tuân thủ lịch khám bệnh định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ để theo dõi sát sao tình trạng bệnh và có sự điều chỉnh hướng điều trị phù hợp. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có câu trả lời cho vấn đề “nổi mề đay có lây không?”. Bản chất của bệnh mề đay không quá nguy hiểm và có thể điều trị kiểm soát bằng các biện pháp đơn giản. Vì vậy, hãy chủ động thăm khám sớm để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger