Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết, cách chữa dứt điểm, an toàn, hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng phổ biến ở nhiều sản phụ. Nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tâm lý của mẹ và sự phát triển của bé. 

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?

Các mẹ thường gặp phải bệnh lý da liễu này trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng sau khi sinh.

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?
Chị em thường bị nổi mề đay vào 1-3 tháng sau sinh

Nếu bệnh kéo dài không quá 6 tuần, các triệu chứng không quá nghiêm trọng, đây là mề đay sau sinh thể cấp tính. Mẩn ngứa sẽ tự lặn sau vài giờ hoặc vài ngày. 

Tuy nhiên, nếu mề đay dai dẳng trên 6 tuần, không dứt, mẹ đã mắc mề đay mãn tính. Lúc này, mẹ cần đến các biện pháp can thiệp y tế mới có thể khỏi được.

Nổi mề đay sau sinh nguy hiểm không?

Thông thường, bệnh nổi mề đay sau khi sinh sẽ không gây quá nhiều nguy hiểm cho sản phụ. Tổn thương chủ yếu chỉ hình thành ngoài da, gây sưng phù, ngứa ngáy. Tuy nhiên, cũng ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, khả năng phục hồi của cơ thể sau sinh.

Về lâu dài, bệnh khiến mẹ mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng tới việc chăm sóc con nhỏ. Nguy hiểm hơn, mề đay nghiêm trọng có thể gây phù mao mạch khí quản, cản trở đường thở. Thậm chí là sốc phản vệ, đe dọa tới tính mạng. 

Tham khảo thêm: Nổi Mề Đay Do Gan: Chữa Trị Và Phòng Tránh Như Thế Nào?

Vì sao chị em bị nổi mề đay sau sinh? 

  • Rối loạn nội tiết tố 

Nồng độ estrogen giảm mạnh, nồng độ progesterone, prolactin tăng mạnh. Ngoài ra còn có rất nhiều các loại hormone khác cũng tham gia vào quá trình này. Chính là nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh và mang thai.

  • Chế độ kiêng khem không khoa học

Rất nhiều quan niệm đã không còn đúng trong thực tế cuộc sống hiện đại. Tuân thủ quá mức các quy định này sẽ khiến mẹ bị nóng trong, tích tụ mồ hôi, tế bào chết… gây kích ứng, nổi mề đay.

  • Tâm lý bất ổn

Nhịp sinh hoạt xoay quanh em bé mới ra đời, áp lực chăm sóc trẻ sơ sinh khiến mẹ căng thẳng, lo lắng. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nổi mề đay.

Vì sao chị em bị nổi mề đay sau sinh? 
Tâm lý cang thẳng có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh
  • Tác dụng phụ từ một số loại thuốc Tây

Ảnh hưởng từ việc sử dụng các loại thuốc Tây trước trong và sau quá trình sinh mổ như thuốc mê, chống viêm, kháng sinh, giảm đau… có thể khiến chị em mắc bệnh nổi mề đay.

  • Dị ứng với các tác nhân kích ứng 

Do cơ thể phụ nữ sau sinh rất yếu và nhạy cảm nên dễ xảy ra phản ứng dị ứng với các tác nhân như môi trường, thực phẩm, chất tẩy rửa, lông động vật, côn trùng… hình thành mề đay.

Triệu chứng nổi mề đay

  • Nổi mẩn đỏ

Nổi mề đay sau sinh đặc trưng với những nốt mẩn đỏ, sưng phù với hình dạng, kích thước đa dạng. Sẩn cục có màu trắng, hồng hoặc đỏ, có biên giới rõ ràng với vùng da lành xung quanh, gây ngứa ngáy khó chịu.

Triệu chứng nổi mề đay
Mề đay có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau
  • Ngứa ngáy, nóng rát tại vùng da nổi mẩn

Mức độ ngứa có thể nhẹ hoặc rất dữ dội tùy từng trường hợp. Cảm giác ngứa thường tăng lên khi về đêm, sáng sớm và lúc mới vận động. 

  • Phù nề 

Tại các vùng da mỏng như mí mắt, môi, bộ phận sinh dục, nổi mề đay có thể đi kèm tình trạng phù nề do sưng mao mạch. 

  • Khó thở, tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt  

Đây là dấu hiệu của tình trạng nổi mề đay nặng, gây hẹp đường thở, cảnh báo nguy cơ sốc phản vệ. Cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế ngay lập tức.

Cách điều trị nổi mề đay sau sinh

Chữa nổi mề đay tại nhà bằng thuốc nam

  • Ưu điểm: An toàn, lành tính, tiết kiệm, không ảnh hưởng đến sữa mẹ 
  • Nhược điểm: Hiệu quả điều trị không cao, chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể dứt điểm bệnh. Chỉ có hiệu quả với các trường hợp nổi mề đay nhẹ.

Một số mẹo chữa mề đay phổ biến, hiệu quả:

  • Chườm lạnh hoặc tắm nước mát giúp làm dịu các vùng da bị sẩn ngứa.
  • Tắm bằng bột yến mạch giúp chống viêm.
  • Đắp gel lô hội (nha đam) giúp làm dịu mát, giảm ngứa
  • Uống trà thảo mộc như trà từ gừng, bạc hà, cam thảo… 
  • Dùng lá hẹ rửa sạch, giã lấy nước cốt và thoa lên vùng da bị nổi mề đay.
  • Dùng lá trầu không đun nước tắm hoặc chà lên da giúp diệt khuẩn.
  • Lá khế sao vàng chườm lên da, giã nát bôi lên da, đun lấy nước tắm hàng ngày
Các loại thực vật tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sát trùng giúp giảm triệu chứng nổi mề đay hiệu quả
Các loại thực vật tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sát trùng giúp giảm triệu chứng nổi mề đay hiệu quả

Gợi ý: Bí quyết chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhanh chóng

Chữa nổi mề đay sau sinh bằng thuốc Tây

  • Ưu điểm: Tác dụng nhanh ngay sau khi dùng thuốc
  • Nhược điểm: Có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và nguồn sữa nuôi dưỡng bé
Phụ nữ sau sinh cần thận trọng khi sử dụng thuốc tây trị mề đay
Phụ nữ sau sinh cần thận trọng khi sử dụng thuốc tây trị mề đay

Các loại thuốc Tây y chữa nổi mề đay thường được kê cho bệnh nhân gồm:

Chlorpheniramine

Chlorpheniramine là thuốc kháng histamin H1, sử dụng trong điều trị dị ứng da, nổi mề đay cấp tính nhẹ. Thuốc có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú. 

Loratadin và Cetirizin

Đây là các thuốc kháng histamin H2, là thuốc kê đơn có thể được bác sĩ chuyên môn chỉ định dùng cho phụ nữ sau sinh.

Fexofenadin

Fexofenadin cũng là một loại thuốc kháng histamin có thể dùng cho mẹ sau sinh. Thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân không đáp ứng với Chlorpheniramine, Loratadin và Cetirizin

Thuốc bôi ngoài da steroids 

Thuốc được kê cho bệnh nhân mề đay nặng, giúp chống viêm, giảm sưng ngứa. 

Sau khi đánh giá giữa lợi ích và rủi ro của việc dùng thuốc, các bác sĩ sẽ chỉ định cách thức điều trị. Do đó, chị em bị nổi mề đay sau sinh không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần nhanh chóng đi khám.

Chữa mề đay sau sinh bằng Y học cổ truyền

  • Ưu điểm: Không chỉ an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Các bài thuốc trị mề đay theo Y học cổ truyền còn giúp chữa dứt điểm cả mề đay mãn tính.
  • Nhược điểm: Thuốc tác dụng chậm, cần thời gian dài mới đem lại hiệu quả.

Tuy nhiên, trên thị trường tồn tại rất nhiều thảo dược bẩn được nhập lậu vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Sử dụng các loại thảo dược này không chỉ không đem lại hiệu quả chữa bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Nổi mề đay sau sinh phải làm sao?

Xây dựng thực đơn phù hợp

  • Cân bằng dinh dưỡng, đa dạng, tránh kiêng khem quá mức. Ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ và vitamin.
  • Uống nhiều nước, đảm bảo mỗi ngày 2-3 lít.
  • Kiêng ăn các thực phẩm có lượng đạm lớn, đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.

Giữ tinh thần thoải mái

Mẹ sau sinh cần cố gắng giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan. Cố gắng ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya.

Tránh xa các tác nhân có thể gây kích ứng

Phấn hoa, hóa mỹ phẩm, lông động vật, côn trùng, bụi bẩn, nhiệt độ quá lạnh, quá nóng… đều là những tác nhân có thể gây nổi mề đay. 

Hạn chế gãi mạnh

Chị em tuyệt đối không gãi mạnh, tạo thành vết thương hở trên da. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng, tổn thương da sâu, để lại sẹo.

Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, cà phê

Các chất này không chỉ khiến tình trạng mẩn ngứa trở nên mất kiểm soát mà còn gây hại tới sự phát triển của bé.

Người bị nổi mề đay cần kiêng bia rượu
Người bị nổi mề đay cần kiêng bia rượu

Nổi mề đay sau sinh có nên tắm không? 

Giải đáp câu hỏi này, lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết: 

“Người bệnh bị nổi mề đay do nhiễm phong hàn (gặp lạnh mề đay nổi nhiều hơn) mới cần hạn chế tiếp xúc với nước lạnh. Người bệnh không cần kiêng tắm tuyệt đối. 

Kiêng hoàn toàn việc tắm rửa sẽ gây tích tụ mồ hôi, bụi bẩn, tế bào chết trên da. Từ đó, khiến tình trạng mẩn ngứa càng thêm nghiêm trọng”.

Dưới đây là những lưu ý khi tắm dành cho người bệnh mề đay, chị em lưu ý áp dụng:

  • Đảm bảo nhiệt độ nước ấm từ 35-37 độ C, phòng tắm kín gió. 
  • Không sử dụng sản phẩm tắm gội, chăm sóc da có hóa chất. 
  • Thời gian tắm phù hợp trong khoảng dưới 10 phút
  • Sử dụng một số cây thuốc nam để đun nước tắm sẽ giúp hỗ trợ giảm ngứa.

Xem thêm: Mề đay da vẽ nổi: Dấu hiệu, cách chữa trị bệnh hiệu quả

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú?

Lương y Tuấn cho biết, mề đay là biểu hiện ngoài da do phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch với tác nhân kích ứng. Vì vậy, bệnh hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm. Mẹ bị nổi mề đay vẫn có thể cho con bú sữa mẹ bình thường. 

Mẹ bị nổi mề đay sau sinh có nên cho con bú?
Mẹ bị nổi mề đay sau sinh có nên cho con bú?

Mẹ cần thăm khám, sàng lọc nguyên nhân gây mề đay để quyết định có nên cho con bú hay không. Với các mẹ đang điều trị mề đay bằng thuốc Tây, cần hỏi rõ bác sĩ điều trị và theo dõi  thông tin trong tờ đơn hướng dẫn ở toa thuốc để biết thuốc có ảnh hưởng đến sữa hay không.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin hữu ích liên quan tới bệnh lý nổi mề đay sau sinh. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với các chuyên gia của Nhà thuốc để được tư vấn cụ thể, chi tiết, hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn quan tâm:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger