Nổi Mề Đay Vùng Kín Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nổi mề đay vùng kín là bệnh da liễu thường gặp ở nữ giới. Khi phát hiện các dấu hiệu này cần can thiệp điều trị ngay để tránh những biến chứng khó lường. 

Nguyên nhân gây nổi mề đay vùng kín 

Nguyên nhân gây nổi mề đay vùng kín 
Nổi mề đay vùng kín là bệnh lý da liễu khá phổ biến ở chị em phụ nữ

Bệnh nổi mề đay vùng kín thường xuất hiện theo chu kỳ kinh do các yếu tố như rối loạn nội tiết, dị ứng với băng vệ sinh, dung dịch rửa, thuốc kháng viêm hoặc giảm đau… Ngoài ra, có rất đa dạng nguyên nhân khác như:

  • Thời tiết: Vùng kín là vị trí khá bí, nhất là đối với người mặc đồ chật hoặc thường xuyên làm việc trong môi trường nóng nực. 
  • Dị ứng thức ăn: Cơ địa dị ứng với một số loại thực phẩm như sữa, tôm, cua, nhộng, vừng, lạc… là nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay. 
  • Côn trùng cắn: Nọc đọc của côn trùng như ong, rết, nhện, kiến… 
  • Dị ứng thuốc: Nữ giới có cơ địa dị ứng với các loại thuốc như thuốc giảm đau aspirin, thuốc kháng viêm ibuprofen, thuốc kháng sinh… 
  • Dị ứng với các loại hóa mỹ phẩm: Một số sản phẩm như sữa tắm, dung dịch vệ sinh phụ nữ… chất lượng kém.
  • Dị ứng với băng vệ sinh: Việc sử dụng loại băng vệ sinh kém chất lượng, chứa các chất dị ứng có thể gây kích ứng và phát sinh mề đay.
  • Dị ứng với bao cao su: Trong một số trường hợp, bao cao su có chứa các thành phần gây dị ứng, hàng kém chất lượng có thể gây ra nổi mề đay vùng kín.
  • Dị ứng với mồ hôi: Có nhiều trường hợp bị dị ứng với chính mồ hôi của mình hoặc của người khác.  
  • Các nguyên nhân bệnh lý khác: Bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh tuyến giáp tự miễn hoặc bệnh cryoglobulinemia, bệnh mụn rộp sinh dục, HPV, giang mai… 
  • Yếu tố di truyền: Trường hợp phát sinh các triệu chứng mề đay đột ngột không lý do có thể xuất phát từ yếu tố di truyền từ thế hệ trước. 

Đọc thêm: Bị Ong Đốt Nổi Mề Đay Và Cách Chữa Trị Bệnh Hiệu Quả

Bị nổi mề đay vùng kín khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Vùng kín nổi chi chít các đốm đỏ, có mủ và lây lan sang các vùng lân cận như hậu môn, bẹn, háng…;
  • Ngứa ngáy dữ dội, sưng đau, phải gãi liên tục mới bớt ngứa; 
  • Da rỉ dịch màu vàng hoặc rỉ máu; 
  • Sốt nhẹ về chiều hoặc sốt cao tái đi tái lại nhiều lần không khỏi; 
  • Suy nhược cơ thể, mất ngủ, chán ăn và có dấu hiệu tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim;

 

Gợi ý: Mề đay da vẽ nổi là gì? Dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Các phương pháp điều trị nổi mề đay vùng kín hiệu quả

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị nổi mề đay vùng kín như:

  • Thuốc uống kháng histamine, các loại phổ biến như Loratidine, Cholorpheniramine hoặc Fexofenadine… 
  • Kết hợp sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da như Hydrocortisone, Dermovate Cream hoặc Menthol 1%… 
  • Thuốc giảm đau chống viêm như Naproxen, Ibuprofen… 
  • Trường hợp bị mề đay vùng kín do nhiễm nấm Candida, nấm men hoặc giun đũa sẽ được chỉ định dùng kem chống nấm. 
Điều trị bằng thuốc Tây
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng nổi mề đay tại cơ quan sinh dục

Xem thêm: Nổi mề đay sau khi quan hệ nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? 

2. Chữa nổi mề đay vùng kín bằng thảo dược tự nhiên

Chữa nổi mề đay vùng kín bằng thảo dược tự nhiên
Nha đam giúp làm mát, xoa dịu cảm giác ngứa rát và chống viêm, hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng mề đay vùng kín
  • Lá khế: Dùng 1 nắm lá khế rửa sạch, nấu lấy nước để tắm hoặc rửa vùng kín bị nổi mề đay. 
  • Gừng tươi: Bạn dùng 1 củ gừng già, cạo sạch vỏ, cắt lát hoặc thái sợi, cho vào nồi nấu cùng giấm và đường phèn. Uống hết khi còn ấm nóng. 
  • Nha đam: Rửa sạch vùng da tại cơ quan sinh dục bị nổi mề đay, dùng gel nha đam tươi bôi trực tiếp lên, đợi khoảng 15 phút rửa sạch lại bằng nước ấm. 
  • Lá trầu không: Có thể nấu nước lá trầu không để vệ rửa vùng da này. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần. 
  • Rau má: Dùng 1 nắm rau má tươi, rửa sạch rồi cho vào máy xay tinh tố xay nhuyễn, lược qua ray để lấy phần nước cốt, pha thêm đường để uống. 

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát nổi mề đay vùng kín

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát nổi mề đay vùng kín
Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu để tránh gây viêm nhiễm, giảm thiểu nguy cơ nổi mề đay vùng kín
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm, không tùy tiện sử dụng các loại hóa mỹ phẩm lạ.
  • Duy trì cân bằng độ pH vùng kín bằng cách vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài, không thụt rửa sâu.
  • Mặc đồ lót vừa vặn, rộng rãi thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi.
  • Sau khi đi vệ sinh phải lau nhẹ nhàng từ trước ra sau;
  • Thường xuyên “dọn cỏ vùng kín” bằng cách cắt tỉa gọn gàng, tránh cạo, nhổ hay waxing.
  • Chăm sóc vùng kín kỹ lưỡng trong những ngày hành kinh, rửa và thay băng vệ sinh 4 tiếng/ lần;
  • Quan hệ tình dục an toàn, tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục;
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe;
  • Rèn luyện thể chất mỗi ngày bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng;
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ đều đặn 2 lần/ năm cũng là một cách chăm sóc vùng kín hiệu quả. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh nổi mề đay vùng kín ở chị em phụ nữ. Hy vọng những kiến thức trong bài viết trên đã giúp ích cho quý bạn đọc trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị và chăm sóc phòng ngừa phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger