Luận bàn về phương pháp bào chế thuốc trong YHCT, từng bước NÂNG CAO hiệu quả điều trị cho bệnh nhân

Từ thời xa xưa, con người đã biết sử dụng cây cỏ và khoáng vật xung quanh mình để chữa bệnh. Thuở ban sơ, các nguyên liệu làm thuốc đều ở dạng tự nhiên, dần dần người ta đã biết chế biến, bào chế chúng thành các dạng thuốc đơn giản để tiện sử dụng, dự trữ, đồng thời nâng cao hiệu quả trị bệnh.

Bào chế thuốc trong YHCT – Những phương pháp cổ được lưu truyền đến tận ngày nay

Việt Nam ta là một trong những quốc gia được thiên nhiên ưu đãi, sở hữu nhiều loại cây thuốc thảo dược quý – nguồn nguyên liệu tiềm năng cho nền Y học cổ truyền. Tuy nhiên, khai thác nguồn dược liệu tiềm năng này thế nào? Phải bào chế thuốc ra sao để tạo ra bài thuốc chữa bệnh chất lượng, hiệu quả là một điều vô cùng quan trọng, không phải đơn vị/ nhà thuốc Y học cổ truyền nào cũng “tận dụng” thành công.

duoc-lieu-sach-1-1.jpg

Bàn về vấn đề này, lương y Đỗ Minh Tuấn – Thầy thuốc Nam tiêu biểu 2020, GĐ chuyên môn nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường cho biết: “Bào chế thuốc Nam phải thoả mãn được 3 nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất phải đảm bảo việc “điều hoà âm dương” của vị thuốc, người bệnh; Thứ hai, các vị thuốc phải phát huy được “bổ hư tả thực”. Thứ ba là gắn chặt vấn đề “biện chứng luận trị” với việc “tìm thuốc” và “chế thuốc”.”

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, trong Đông y sử dụng rất nhiều phương pháp tách chiết, bào chế dược liệu khác nhau, nhưng dù là sử dụng phương pháp nào thì mục đích của chúng vẫn không thay đổi, nhằm biến đổi tính thiên nhiên của dược liệu thành những vị thuốc để chữa bệnh.

Thực tế đã chứng minh, từ xa xưa tổ tiên ta đã sáng tạo ra nhiều phương pháp bào chế dược liệu khác nhau: Thủy chế, Hỏa chế, Thủy – Hỏa hợp chế,… Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, tựu chung lại mục đích chính vẫn là tối ưu dược tính của thảo dược, nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Cụ thể:

Phương pháp chế biến dược liệu Hỏa chế 

Hỏa chế là phương pháp dùng sự tác động của nhiệt độ khô (trực tiếp hoặc gián tiếp) qua những phụ liệu trung gian nhằm thay đổi tác dụng, tính chất, độc tính của dược liệu và bảo quản thuốc.

Một số phương pháp chế biến dược liệu bằng hỏa chế: Sao (rang) trực tiếp/gián tiếp, nung, đốt rượu/cồn, lùi (ổi), sấy (bổi), hơ, nướng, chế sương,…

Lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết: “Thực chất mục đích của phương pháp này là làm tăng tính ấm, giảm tính hàn do đưa nhiệt, phần dương vào vị thuốc. Đồng thời giảm độc tính, giảm tác dụng không mong muốn. Ngoài ra, hỏa chế giúp giảm độ bền cơ học của dược liệu do các chất hữu cơ bị phân huỷ và các liên kết hữu cơ bị phá vỡ, tăng thời gian bảo quản thuốc và có thể thay đổi tính chất, làm tăng hiệu lực chữa bệnh.”

Phương pháp bào chế dược liệu Thủy chế

Thuỷ chế là phương pháp chế biến dùng sự tác động của nước hoặc dung dịch phụ liệu ở những mức độ khác nhau (ẩm, ngâm…) trong điều kiện nhiệt độ tự nhiên, tác động đến dược liệu tạo ra quá trình hoà tan, thuỷ phân hoặc lên men nhằm đáp ứng các mục đích khác nhau.

20211201_040908_709804_thao-duoc-ngam-ruou.max-1800x1800-1.jpg

Mục đích của phương pháp này được lương y Tuấn lý giải như sau:

  • Giảm độc tính, giảm hoạt chất có hại của thuốc tới người bệnh.
  • Tăng tác dụng chữa bệnh của dược liệu
  • Giảm tính bền cơ học của dược liệu, tăng khả năng giải phóng hoạt chất do các tế bào dược liệu bị hút nước và trương nở.
  • Làm mềm vị thuốc, giúp cho việc phân chia (thái, bào..) được dễ dàng.
  • Định hình và bảo quản thuốc, tránh gây vỡ vụn thuốc (ví dụ nước Phèn chua, nước Vôi… có thể làm cứng vị thuốc, giữ định hình ban đầu ).
  • Hạn chế sự phát triển của nấm mốc.

Các phương pháp thủy chế bao gồm: Tẩy/rửa, ngâm, Ủ, Thủy phi, Thủy bào,…

Phương pháp Thủy – Hỏa hợp chế

Thủy Hỏa hợp chế là phương pháp dùng sự tác động của nước hoặc dung môi thích hợp với lửa (trực tiếp hay gián tiếp) ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tự nhiên nhằm thay đổi tính chất của dược liệu. 

Mục đích để bảo quản, giảm độc tính hoặc để thay đổi tính chất và tăng dược lực của thuốc.

Các phương pháp thủy hỏa hợp chế gồm: Chích, Chưng (đồ), Nấu (đun, chử), Tôi,.. Ngoài ra phép thuỷ hỏa hợp chế còn có phương pháp sắc (thuốc thang, cao thuốc), hãm (hãm chè thuốc…), hầm,…

Để bào chế dược liệu đạt chuẩn yêu cầu về chất lượng dược tính, lương y Tuấn thêm: “Bào chế dược liệu cốt phải “vừa chừng”, non quá thì khó kiến hiệu, già quá thì mất khí vị. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đạt được độ chuẩn xác của việc bào chế dược liệu như việc thái thảo dược nên dày hay nên mỏng, sao nên già hay non, cắt sao cho dược liệu không bị biến đổi dược tính.

Bên cạnh đó, tùy vào mục đích sử dụng mà một số loại thuốc được chế biến bằng nhiều phương pháp khác nhau sẽ tạo ra tác dụng khác nhau. Tôi ví dụ, ba kích chế muối tăng quy kinh thận, dùng bổ thận; chế với Cam thảo để giảm độc tính (ngứa) của Ba kích. Bạch thược chế rượu để khử tính hàn và tăng cường dưỡng huyết điều kinh; Chế giấm để tăng quy kinh can có công dụng chỉ thống trong gan xơ hóa hoặc công năng gan trì trệ, chế hoàng thổ tăng tính kiện tỳ….”

Đỗ Minh Đường TỐI ƯU cách bào chế thuốc, mang đến hiệu quả chữa bệnh TỐT NHẤT

Từ những phân tích trên, gần 3 thế kỷ trước (từ những năm 1860), trải qua 5 đời thế hệ lương y Đỗ Minh Đường, nhà thuốc chúng tôi đã đúc kết, không ngừng cải tiến, hoàn thiện tạo nên các bài thuốc TỐI ƯU NHẤT cả về hình thức và chất lượng, nâng cao hiệu quả trị bệnh cho người dân.

z3596020699670_a2721dff6f7ee8b3e0e16a238c28d93b.jpg

Qua nhiều năm nghiên cứu, lương y Tuấn đúc kết: “Trong YHCT, có rất nhiều dạng thức bào chế thuốc, cụ thể 5 dạng thuốc thường thấy đó là: Thang, hoàn, tán, cao, đan. Mỗi dạng bào chế lại có ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên không phải ngẫu nhiên chúng tôi cải tiến thuốc thành dạng cao, bởi sau rất nhiều năm nghiên cứu kết hợp với ứng dụng vào thực tế điều trị, tôi thấy thế này:

  • Thuốc thang (sắc): Đây là phương pháp cho dược liệu đã sơ chế, phơi khô vào nồi sắc. Vị thuốc tan vào trong nước, dưới tác dụng của nhiệt. Tuy nhiên, nhược điểm chính của thuốc thang là cồng kềnh, mất công sắc thuốc, trẻ em sẽ rất khó uống. Hơn nữa, để thu đạt hiệu quả cao người bệnh cần biết căn chỉnh nhiệt độ và thời gian thích hợp.
  • Thuốc tán: Là vị thuốc được tán thật nhỏ thành bột mịn hoặc hồ viên thành hoàn. Với dạng thuốc này, bệnh nhân có thể uống với nước nóng hoặc đun sắc lên uống như thuốc thang. Tác dụng của nó gần như thuốc thang, tuy nhiên khuyết điểm là thuốc khó thẩm thấu và khó bảo quản.
  • Thuốc hoàn: Ưu điểm của thuốc dễ sử dụng nhưng thuốc để lâu khó bảo quản, liều lượng có khi phải dùng nhiều, khó thẩm thấu, trẻ nhỏ khó uống.

Trong khi đó, các bài thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi nghiên cứu, cải tiến bào chế dạng cao. Thực chất đây vẫn là thuốc dạng thang được chúng tôi sắc thành nước, sau đó cô đặc thành dạng cao đặc được đun trong suốt 48 giờ trong nhiệt độ tiêu chuẩn. Vì thành phần được cô đặc, chiết bớt nước nên dược chất thu được đậm đặc hơn. Chỉ với 1 lượng nhỏ cao thuốc mà phát huy công dụng tương đương với 1 thang thuốc sắc. 

Bên cạnh đó, thuốc được bào chế ở nhiệt độ cao do đó các độc tính được loại bỏ hoàn toàn, tinh chất thẩm thấu nhanh vào thành dạ dày, tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh. Đặc biệt, thuốc thơm mùi thảo dược, không có vị nồng như thuốc thang sắc truyền thống, do đó ngay cả bệnh nhân là trẻ nhỏ cũng có thể dễ dàng sử dụng.”

z3596022391982_bee82beef11850008d8a0c678e0eda84.jpg

Để bào chế nên bài thuốc chất lượng, dược liệu là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Hiểu được tầm quan trọng của dược liệu đối với sức khỏe của người bệnh cũng như chất lượng bài thuốc. Vì vậy từ xưa đến nay nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi luôn tìm kiếm nguồn dược liệu tốt nhất 100% là thảo dược tự nhiên, thảo mộc trong nước. 

Tuy nhiên, trước thực trạng dược liệu bẩn, ngâm tẩm hóa chất độc hại không rõ nguồn gốc, xuất xứ tràn lan trên thị trường, từ nhiều năm nay các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã chọn hướng đi riêng, tiên phong XÂY DỰNG, TỰ CHỦ nguồn dược liệu.

Theo đó, 90% thảo dược được bào chế trong các bài thuốc của Đỗ Minh Đường được thu hái từ các vườn trồng dược liệu do chính đơn vị xây dựng và chăm sóc, đạt tiêu chuẩn GACP được đặt tại các tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội) với quy mô rộng 20.000 m2.

Số còn lại là những dược liệu quý hiếm sinh trưởng trên núi cao sẽ được nhà thuốc chúng tôi thu mua trực tiếp từ những người dân bản địa chuyên đi rừng tại các tỉnh miền núi Tây Bắc.

do-minh-duong-chua-thoat-vi-dia-dem-dot-song-co-duoc-lieu-2.jpg

Chính vì vậy, chúng tôi tự tin cam kết về các thành phần được dùng trong bài thuốc gia truyền:

  • 100% thảo dược tự nhiên, nguồn gốc rõ ràng
  • KHÔNG chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
  • Được tuyển chọn kỹ lưỡng, trải qua quá trình sơ chế, bào chế đạt VSATTP
  • KHÔNG trộn lẫn tân dược, hóa chất
  • KHÔNG độc tố gây hại, không gây tác dụng phụ

Thực tế, hơn 150 năm ứng dụng vào điều trị thực tế, nhà thuốc chưa ghi nhận trường hợp nào gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, trong đó có rất nhiều bệnh nhân là trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh và người cao tuổi.

Đơn cử là trường hợp bé Bảo Nam (10 tuổi) bị viêm họng mạn tính và đã chữa khỏi tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chị Hiền – mẹ bé Bảo Nam cho biết: “Bé nhà mình vẫn còn khá nhỏ tuổi nên mình không muốn cho con dùng thuốc Tây nhiều. Thấy thông tin về nhà thuốc Đỗ Minh Đường, được nhiều người feedback là an toàn, hiệu quả cao nên mình quyết định cả hai mẹ con cùng đi khám, lấy thuốc điều trị luôn.

Quả thật, sau khi cho bé uống bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh, sau 1 tháng bệnh của con gần như đã khỏi đến 90%. Đặc biệt, mặc dù là thuốc Nam nhưng được các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường bào chế sẵn thành dạng cao nên con rất thích uống, thuốc có mùi thơm nhẹ, hơi ngọt nhẹ nên con rất hợp tác.”

[Viêm Họng Mãn Tính – Chị Hiền và Con được chữa khỏi nhờ nhà thuốc Đỗ Minh Đường]

Chị Phạm Thị Minh Châu (27 tuổi – Hà Nội) chia sẻ: “Tôi bị viêm xoang nhiều năm nay. Nhưng từ khi có bầu, sợ sử dụng thuốc Tây hưởng tới em bé nên tôi quyết định sử dụng thuốc Nam của nhà thuốc Đỗ Minh Đường thì thấy hiệu quả thực sự.

Trước đó tôi cũng đã tìm hiểu rất kỹ và được biết đây là nơi nghiên cứu và phát triển rất nhiều bài thuốc quý với nguồn gốc dược liệu sạch 100%, tự nhiên, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng và thuốc được bào chế thành dạng cao vô cùng tiện lợi. Hiện tại tôi đã mang thai tháng thứ 7, bệnh viêm xoang khỏi hẳn, tinh thần vui vẻ, trộm vía em bé thì khỏe mạnh.”

[Bà bầu 6 tháng chữa khỏi viêm xoang sàng mạn tính nhờ bài thuốc nam Đỗ Minh Đường]

[CHI TIẾT] Quy trình sơ chế và bào chế các bài thuốc gia truyền của nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Về quy trình sơ chế, bào chế thuốc, lương y Đỗ Minh Tuấn chia sẻ: “Sau khi thu hái cây thuốc cần trải qua rất nhiều công đoạn. Động tác đầu tiên là phải loại bỏ tạp chất (mốc, mọt, cát, sỏi, đất,…), làm sạch dược liệu, loại bỏ các bộ phận không cần thiết để vị thuốc tinh khiết hơn.

Ví dụ: Ngưu tất thì bỏ đầu, kim anh bỏ hạt, tang bì bỏ vỏ mỏng ở ngoài, hương phụ bỏ rễ, tỳ bà diệp và lá han phải bỏ lông vì chúng gây kích thích cổ họng, gây ho,.. 

Hơn nữa, trong cùng một dược liệu có thể tách ra các bộ phận sử dụng với mục đích khác nhau như trắc bá diệp tách lá và hạt; câu kỷ tử tách vỏ rễ và quả… Ngoài ra, việc loại bỏ các bộ phận không cần thiết, bất lợi còn giúp để dễ sử dụng, tránh được các mùi vị khó chịu, giúp cho việc bào chế thuốc được thuận lợi, thu được tối đa dược chất, hiệu quả điều trị cao hơn.”

Cụ thể sơ chế dược liệu sẽ bao gồm các công đoạn sau:

  • Rửa sạch với nước: Thảo dược sẽ được sơ chế cẩn thận đặc biệt là phần rễ cây, củ phải lọ bỏ hết đất, cát, sỏi, mối, mọt,… Một số loại giòn, xốp sẽ dùng nước rửa nhanh để tránh mất đi hoạt chất có trong dược liệu.
  • Tách vỏ: Với các loại thảo dược có thân, củ, rễ cần tách bỏ phần vỏ bên ngoài, lấy lõi bên trong làm thuốc.
  • Thái, chặt: Các loại thân, rễ lá, củ bản to sẽ được dùng dao hoặc máy thái chuyên dụng để thái khúc, lát phiến mỏng.
  • Phơi, sấy khô: Thảo dược sau khi làm sạch có thể được phơi trong điều kiện tự nhiên như nắng, gió, phơi sương… hoặc sấy bằng nhiệt độ cao để bẻ gãy các liên kết hóa học, cơ học khó hấp thu.

bao-che-thuoc-do-minh-duong-3.jpg

Sau công đoạn sơ chế là đến công đoạn bào chế thuốc

Khi đã sơ chế xong, dược liệu sẽ được các lương y đem đi sao tẩm muối, rượu, gừng, giấm… sau đó sao vàng ở mức độ nhất định sau đó để nguội, bảo quản theo từng loại riêng biệt. 

Tiếp đến là công đoạn bào chế dạng cao thuốc được tiến hành bài bản theo các bước như sau:

Bước 1: Dược liệu đã được sơ chế, sấy khô sẽ được cân đo, đong đếm theo TỶ LỆ VÀNG phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh của từng bệnh nhân.

Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm lượng nước sạch phù hợp sau đó sắc với lửa lớn.

Bước 3: Chiết thuốc, lấy hết tinh chất từ các vị thuốc ở dạng loãng. Quá trình chiết thuốc sẽ diễn ra trong khoảng 23 tiếng.

Bước 4: Sau khi thu được dịch chiết sẽ tiến hành cô đặc trong vòng 48 tiếng. Thành phẩm thu được với độ cô đặc đạt khoảng 20-22%, cao mịn, dẻo, không bị vón cục, màu nâu, có mùi thơm thảo dược, không bị cháy khê hay mùi chua.

Bước 5: Cao thuốc được để nguội bớt rồi đóng gói, bảo quản trong các hũ thủy tinh đã qua vô trùng, đóng nắp kín, dán bao bì cho sản phẩm vừa được đưa về cơ sở nhà thuốc Đỗ Minh Đường tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Bằng chất lượng, hiệu quả vượt trội trong khám, chữa bệnh cũng như nỗ lực cải tiến, tối ưu dạng thức bào chế mang đến các bài thuốc chất lượng nhất đã giúp Đỗ Minh Đường trở thành địa chỉ Chẩn trị YHCT uy tín hàng đầu, là địa chỉ tin cậy cho bệnh nhân trên khắp cả nước.

Không chỉ được công nhận của người bệnh, sự đánh giá cao của chuyên gia đầu ngành, giới truyền thông, nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn được ghi nhận bởi những giải thưởng lớn, danh hiệu trong suốt thời gian qua: Cúp Vàng “Sản phẩm tin cậy – Dịch vụ hoàn hảo – Nhãn hiệu ưa dùng” năm 2017, “Top 20 thương hiệu nổi tiếng năm 2020”.

Với kim chỉ nam “Vì bệnh nhân tận tâm phục vụ” nhà thuốc Đỗ Minh Đường cam kết sẽ không ngừng cố gắng, nỗ lực mang tới cho người bệnh giải pháp chăm sóc sức khỏe và chất lượng dịch vụ tốt nhất. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger