Tổng hợp phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Có nhiều phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay như dùng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật. Mỗi phương pháp sẽ có nhiều kỹ thuật/ cách thức thực hiện chuyên biệt, phù hợp và giúp khắc phục tình trạng cụ thể cho từng bệnh nhân.

Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm
Danh sách các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay

Mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Mẹo chữa dân gian là một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hay mà bạn không nên bỏ qua. Nhiều người đã áp dụng phương pháp này trong giai đoạn đầu của bệnh và có những chuyển biến rất tốt, một trong số đó là bài thuốc từ ngải cứu.

Bài thuốc chữa thoát vị từ cây ngải cứu 

Ngải cứu có nhiều tinh dầu và hoạt chất tốt để làm giảm các triệu chứng của bệnh về xương khớp gây ra, chẳng hạn như đau nhức và cứng khớp.

  • Cách 1: Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu vừa đủ làm sạch rồi rang cùng với muối nóng đến khi ngả màu vàng thì dừng lại. Cho hỗn hợp vào một túi vải mỏng, chườm vào nơi bị đau mỗi ngày 3 đến 4 lần là được.
  • Cách 2: Ép nước lá ngải cốt rồi hòa chung với 2 thìa mật ong nguyên chất, chia đều uống 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối. Thực hiện liên tục trong 15 ngày là được.

Bài thuốc từ lá mật gấu chữa thoát vị đĩa đệm

Trong lá mật gấu có chứa nhiều thành phần hỗ trợ giảm đau, chống phản ứng sưng viêm cột sống nên có thể dùng để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Cách trị thoát vị đĩa đệm tại nhà từ vị thuốc này khá đơn giản để bạn áp dụng như sau:

  • Cách 1: Hái một nắm lá mật gấu rửa sạch, ép lấy nước cốt rồi trộn chung với một lon bia uống sau khi ăn. Thực hiện trong 1 tháng triệu chứng bệnh sẽ được thuyên giảm đáng kể.
  • Cách 2: Sắc 12g lá mật gấu tươi cùng 3 bát nước trong 15 phút, nước thu được gạn dùng 3 lần trong ngày.

Với bài thuốc dân gian, bạn cần kiên trì điều trị trong khoảng thời gian nhất định mới thu được kết quả tốt nhất.

Bài thuốc từ lá mật gấu chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc từ lá mật gấu chữa thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả

Món cua hấp bia dành cho người bị thoát vị

Cua có nhiều canxi cần thiết cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Bạn có thể sử dụng nguyên liệu này chế biến thành món hấp cùng với bia để giữ nguyên dưỡng chất.

Cách làm món cua hấp bia rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị 1 con cua, cua có càng to thì càng ngon, sau đó mang đi rửa sạch.
  • Gừng, sả đã chuẩn bị mang đi làm sạch, cho vào khay hấp rồi cho cua lên. Trải thêm một lớp gừng, sả và có thể thêm ớt nếu muốn nhưng với lượng nhỏ.
  • Cho bia vào nồi và đặt khay hấp lên, bật lửa to, đậy nắp lại, đợi khi đã sôi thì vặn nhỏ lửa lại hấp trong 10 phút.
  • Món cua nên ăn khi còn nóng sẽ ngon và ngọt thịt. Chú ý không nên ăn món cua hấp quá nhiều lần trong tuần.

Món cháo hạt sen tốt cho người thoát vị đĩa đệm 

Cháo hạt sen không chỉ giúp bạn có giấc ngủ ngon, sâu hơn mà còn có thể chữa được bệnh thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên ăn thường xuyên để cải thiện triệu chứng bệnh và nâng cao sức khỏe.

Cách chế biến món ăn này khá đơn giản chỉ với các bước như sau:

  • Nấu chín 50g hạt sen sau đó vớt ra để bỏ đi phần tâm sen.
  • Cho nước vào nồi ninh 50g gạo rang, đun sôi thì cho hạt sen cùng 20g đậu xanh vào nấu nhừ.
  • Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn rồi dùng khi còn nóng sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Dùng nhiệt để giảm đau thoát vị đĩa đệm tại nhà 

Liệu pháp sử dụng nhiệt có thể cải thiện được tình trạng đau và căng cơ của thoát vị đĩa đệm. Tùy theo triệu chứng bệnh bạn có thể linh hoạt chọn nhiệt nóng hay nhiệt lạnh để làm giảm cơn đau.

  • Chườm nóng: Giúp thư giãn, nới lỏng cơ, tăng độ đàn hồi mô liên kết và kích thích lưu thông máu đến phần mô tổn thương. Chỉ cần chuẩn bị 1 miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng chườm vào vị trí đau khoảng 20 phút là được.
  • Chườm lạnh: Giúp gây tê, đóng băng cơn đau, giảm viêm, chống sưng và xoa dịu đau nhức. Bạn có thể dùng một túi đựng đá hoặc bọc đá vào khăn mỏng chườm lên lưng khoảng 10 phút là được.

Tắm nước ấm hoặc chườm muối nóng cũng có tác dụng giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm gây ra mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây

Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng thuốc luôn là ưu tiên hàng đầu, thường cho hiệu quả nhanh chóng và tiện lợi. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc dùng để chữa chứng thoát vị đĩa đệm, và bác sĩ sẽ chỉ định loại cụ thể dựa trên tình trạng.

Một số loại thuốc Tây có hiệu quả trong quá trình chữa thoát vị bao gồm:

  • Nhóm thuốc giảm đau công dụng cải thiện triệu chứng bệnh và giảm đau nhanh chóng.
  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, diclofenac, indomethacin,…
  • Nhóm thuốc bồi bổ xương khớp như vitamin nhóm B6, D, C, tăng cường canxi, glucosamine, bổ sung khoáng chất,…
  • Nhóm thuốc giãn cơ như thuốc myonal và mydocalm.
  • Tiêm thuốc corticosteroid được tiêm ngoài màng cứng.

Các loại thuốc trên đều có công dụng giảm đau, chống viêm, hỗ trợ xương khớp tốt tuy nhiên nếu dùng lâu sẽ hại dạ dày, không tốt cho sức khỏe. Vì vậy bệnh nhân cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi dùng tân dược để đảm bảo an toàn
Lưu ý khi dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu trong điều trị thoát vị đĩa đệm là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị tổng thể, nhằm giảm đau và phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Các phương pháp vật lý trị liệu thường bao gồm:

  • Bài tập vật lý trị liệu: Các bài tập được thiết kế để tăng cường sức mạnh của cơ lưng và bụng, cải thiện sự linh hoạt của cột sống, và tăng cường ổn định cho cột sống. Điều này giúp giảm áp lực lên đĩa đệm bị thoát vị.
  • Trị liệu bằng nhiệt và lạnh: Sử dụng nhiệt và/hoặc lạnh có thể giúp giảm viêm và đau. Nhiệt thúc đẩy lưu thông máu và giảm cơ cứng, trong khi lạnh giảm sưng và giảm kích ứng thần kinh.
  • Điện trị liệu: Sử dụng dòng điện nhẹ thông qua da để kích thích các dây thần kinh, giảm đau.
  • Ultrasound (siêu âm trị liệu): Sử dụng sóng âm thanh ở tần số cao để tạo ra nhiệt và kích thích lưu thông máu tại khu vực bị tổn thương, giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình lành thương.
  • Phương pháp kéo cột sống: Nhằm giảm áp lực lên đĩa đệm và dây thần kinh bị kẹp, qua đó giảm đau và cải thiện chức năng vận động.

Mỗi bệnh nhân cần có một kế hoạch vật lý trị liệu cá nhân hóa, tùy thuộc vào mức độ tổn thương, mức độ đau, và các yếu tố cá nhân khác. Sự hợp tác giữa bệnh nhân và nhà vật lý trị liệu là chìa khóa để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị.

Phẫu thuật điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được sử dụng nhiều cho các bệnh nhân đã áp dụng chữa trị bằng thuốc, vật lý trị liệu nhưng không mang đến kết quả tốt. Mục đích của cách làm này là để kéo giãn cột sống, giải phóng rễ thần kinh đã bị chèn ép.

Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật có thể gây nhiều rủi ro nguy hiểm, chẳng hạn như đau tái phát, chảy máu, nhiễm trùng… Vì vậy trước khi áp dụng bác sĩ sẽ kiểm tra chặt chẽ, cân nhắc kỹ lưỡng, trao đổi với người bệnh rồi mới tiến hành thực hiện.

Phẫu thuật điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm khi có dấu hiệu nặng, điều trị bảo tồn không khả quan

Các phương pháp phẫu thuật để chữa thoát vị đĩa đệm hiện nay gồm có:

  • Phương pháp mổ mở.
  • Phương pháp mini COD.
  • Phương pháp cắt đĩa sống vi phẫu qua ống banh nội soi đĩa đệm.
  • Phương pháp lấy khối thoát vị qua thiết bị nội soi.
  • Phương pháp làm cứng cột sống.

Trong các cách phẫu thuật trên thì mổ nội soi thoát vị đĩa đệm được áp dụng nhiều bởi thời gian thực hiện nhanh, ít xâm lấn và bệnh nhân có thể hồi phục nhanh chóng.

XEM THÊM: Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Xong Vẫn Đau Và Cách Khắc Phục

Bài thuốc y học cổ truyền chữa thoát vị đĩa đệm

Hiệu quả của Tây y khi điều trị là khả năng giảm đau nhanh nhưng kèm theo tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy đã có nhiều bệnh nhân chuyển sang áp dụng phương pháp Đông y để chữa bệnh.

Đông y điều trị bệnh an toàn, chi phí thấp hơn Tây y. Khi thực hiện sẽ chữa trị từ sâu trong căn nguyên của bệnh, loại bỏ các tác nhân gây hại, bảo vệ sức khỏe và đề phòng nguy cơ tái phát.

Thuốc Đông y so với thuốc Tây khi dùng có lợi hơn bởi vừa có công hiệu chữa bệnh, vừa nâng cao sức khỏe, không có tác dụng phụ. Nguyên liệu chính của bài thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên nên bạn có thể yên tâm sử dụng.

Ưu nhược điểm khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Ưu nhược điểm khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Bài thuốc dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả cần có nguyên liệu như sau:

  • 12g vị thuốc xương truật.
  • 9g vị thuốc rễ cỏ xước.
  • 9g vị thuốc hoàng bá.
  • 9g vị thuốc tần giao.
  • 30g vị thuốc ý dĩ.

Các vị thuốc làm sạch sau đó cho vào ấm sắc 30 phút rồi chia ra 3 lần uống trong ngày. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, ngũ tâm phiền nhiệt, bị sốt thì có thể gia giảm thêm vị thuốc sau để sắc cùng:

  • 9g vị thuốc mộc qua.
  • 9g vị thuốc câu kỷ.
  • 12g vị thuốc thục địa.
  • 3g vị thuốc mộc thông.
  • 9g vị thuốc hải phong.
  • 12g vị thuốc phục linh.
  • 9g vị thuốc tục đoạn.

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Châm cứu là một trong những phương pháp Đông y chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả. Ưu điểm của cách chữa này là độ an toàn cao, rủi ro thấp, có thể kết hợp với vật lý trị liệu để cải thiện thể trạng người bệnh.

Phương pháp châm cứu hiện nay đã có sự cải tiến phục vụ cho việc điều trị của bệnh nhân có kết quả tốt hơn. Người bệnh có thể lựa chọn một trong các hình thức châm cứu dưới đây để áp dụng:

Một điều bạn cần chú ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng phương pháp châm cứu là không nên tự thực hiện. Châm cứu phải được làm bởi người có chuyên môn để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh lý chuyển biến nặng hơn.

Xoa bóp chữa thoát vị đĩa đệm

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp bảo tồn giúp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm được khá nhiều người áp dụng. Tác dụng gồm thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn cơ, nuôi dưỡng đĩa đệm và cải thiện cơn đau.

Nếu xoa bóp thường xuyên chúng còn hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân. Trường hợp có thể áp dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt gồm có:

  • Bệnh mới tái phát hay mức độ tổn thương nhẹ.
  • Thoát vị đĩa đệm loại I, II, III phân loại Wood hoặc thoát vị lệch bên.
  • Người bệnh có thể chịu được tác động mạnh của động tác xoa bóp.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng xoa bóp mông và lưng thực hiện như sau:

  • Day bằng gốc bàn tay, mô ngón tay cái và ngón tay út nhấn mạnh xuống da và di chuyển theo hình xoắn ốc. Day dọc ở hai bên cột sống khoảng 3 đến 4 lần.
  • Lăn bằng khớp giữa bàn tay và ngón hoặc dùng mu bàn tay và mô ngón út lăn trên da thịt với lực vừa phải. Thực hiện 3 lần ở hai bên cột sống vị trí D7 đến mông.
  • Bóp bằng ngón tay cái ôm chặt vùng lưng, các ngón còn lại ôm bụng và tiến hành bóp da, hơi kéo thịt lên. Thực hiện di chuyển 2 bên cột sống D7 đến mông trong 3 lần.
Xoa bóp chữa thoát vị đĩa đệm
Xoa bóp đúng cách chữa thoát vị đĩa đệm, giảm nhanh cơn đau và cứng khớp

Những lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm

Trong quá trình chữa thoát vị đĩa đệm bạn cần chú ý đến một vài vấn đề dưới đây để hiệu quả điều trị được tốt hơn. Đồng thời giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh và tăng cường sức khỏe:

  • Phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh làm hại đến cột sống.
  • Giảm cân khi cần thiết để giải phóng áp lực cho cột sống và phòng các bệnh liên quan.
  • Không nên bưng bê vật nặng, lao động quá sức khiến cho bệnh càng nghiêm trọng hơn.
  • Khi làm việc nên ngồi thẳng lưng, không nên cúi khom lưng quá lâu và không bê vác đột ngột.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức mạnh cơ bắp.
  •  Nếu bị đau nhiều có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn kết hợp chữa tại nhà.
  • Trong chế độ ăn uống nên ưu tiên có thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega 3, protein.
  • Tránh ăn các thực phẩm nhiều đường, đồ cay nóng, chất béo, đồ chiên xào, đồ nội tạng động vật, tránh uống rượu bia và tránh hút thuốc lá.
  • Nằm ngủ đúng tư thế, có thể kê một gối mềm dưới lưng hoặc kê gối giữa hai chân để giảm áp lực lên cột sống.

Chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào và cách phòng bệnh ra sao chúng tôi đã chia sẻ chia tiết để bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn. Hi vọng qua bài viết trên bạn sẽ biết cách chủ động chữa bệnh, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để sớm nhận biết bệnh và kịp thời điều trị.

THAM KHẢO THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger