Siêu âm 2 ngày liên tiếp có sao không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? [Giải đáp]
Xin chào bác sĩ, vợ tôi có thai lần đầu vì vậy chúng tôi rất vui và hạnh phúc. Vì là lần đầu, nên cả 2 vợ chồng đều không có nhiều kinh nghiệm. Tháng nào chúng tôi cũng mong ngóng đến ngày đi siêu âm để được gặp con, để xem có khỏe hay không, phát triển tốt hay không. Tuy nhiên tôi có một thắc mắc muốn hỏi bác sĩ, không biết siêu âm 2 ngày liên tiếp có sao. Siêu âm thường xuyên có gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của em bé không bởi chỉ một việc nhỏ cũng khiến vợ chồng tôi lo lắng và muốn đi siêu âm ngay để cho chắc chắn. Hy vọng nhận được câu trả lời sớm từ bác sĩ. Tôi xin cảm ơn!
Siêu âm 2 ngày liên tiếp có sao không?
Siêu âm 2 ngày liên tiếp có sao không? Thường xuyên siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Đây là những câu hỏi khá phổ biến, là mối quan tâm chung của vô số gia đình. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác từ bác sĩ, chúng ta hãy cùng theo dõi sau đây.
Khi có em bé, có thể nói việc hàng tuần, hàng tháng đến kì bác sĩ hẹn đến siêu âm có lẽ là sự mong chờ nhất của người làm bố làm mẹ. Ai ai cũng mong ngóng được đi siêu âm để xem con mình thế nào, phát triển tốt hay không.
Việc siêu âm không chỉ giúp mẹ biết được sức khỏe của con mà còn đưa ra được chính xác ngày dự sinh, giới tính thai nhi, cũng như phát hiện các dị tật bẩm sinh để có thể can thiệp kịp thời.
Kĩ thuật siêu âm là các chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ “đầu dò” và gel bôi trực tiếp lên da. Sóng âm này sẽ qua đầu dò, truyền sóng âm qua da, đi qua thành bụng và từ đó hiển thị hình ảnh trên màn hình.
Phương pháp siêu âm là kĩ thuật y học hiện đại, an toàn, không gây đau đớn, không tác động đến sức khỏe của người siêu âm và càng không ảnh hưởng đến em bé.
Với câu hỏi siêu âm 2 ngày liên tiếp có sao không? Thì câu trả lời dành cho các bạn là, hiện tại chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học hay công bố y khoa nào cho thấy việc siêu âm thường xuyên gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên việc siêu âm thường xuyên là không cần thiết bởi:
- Tốn kém thời gian, tiền bạc
- Thực hiện quá nhiều lần một tuần hoặc một tháng đôi khi sẽ khiến các mẹ bầu cảm thấy căng thẳng vì các chỉ số phát triển của thai nhi chưa thay đổi nhiều
Siêu âm khi nào là hợp lý?
Theo các chuyên gia cho hay:
- Siêu âm chỉ nên thực hiện theo chỉ định hẹn của bác sĩ
- Việc siêu âm phát sinh sẽ thực hiện khi cơ thể người mẹ có các dấu hiệu bất thường như ra máu, đau bụng, bị ngã, có sự va đập vùng bụng, thai nhi đột nhiên ít hoạt động hoặc không hoạt động so với bình thường
Các cột mốc quan trọng mẹ bầu cần đi siêu âm bao gồm:
Sau khi thử que thấy 2 vạch: Sau khi phát hiện có bầu bạn có thể đi siêu âm luôn hoặc đợi vài ngày để chắc chắn thai đã vào tử cung. Sở dĩ chúng tôi khuyên bạn đợi vài ngày là do muốn đợi thai đã vào tử cung, nhiều trường hợp vừa biết có bầu đi siêu âm ngay, thai chưa vào tử cung sinh ra tâm lý lo lắng, sợ hãi không tốt cho sức khỏe.
Tuần thứ 8: Sau khi biết có bầu, thai nhi đã làm tổ mẹ sẽ được hẹn quay lại siêu âm sau 2-3 tuần để nghe tim thai. Mục đích là chắc chắn việc thai nhi đang phát triển khỏe mạnh trong cơ thể người mẹ.
Tuần thứ 11-13: Đây là giai đoạn kiểm tra dị tật thai nhi, các dị tật bên ngoài sẽ được thể hiện rõ ràng qua việc siêu âm, đo độ mờ da gáy. Ngoài ra dịp này mẹ cũng nên thực hiện thêm xét nghiệm double test để rõ hơn về sức khỏe của con. Nhiều trường hợp trẻ không may mắc bệnh down sẽ được phát hiện trong giai đoạn này để dựa vào đó mẹ và bác sĩ sẽ đưa ra phương án hợp lý.
Tuần 16-20: Định kì khoảng 1-1,5 tháng mẹ sẽ được bác sĩ hẹn khám lại 1 lần. Thời điểm thai nhi được 4-5 tháng việc siêu âm sẽ xác định được vấn đề về lượng nuốc ối. Bên cạnh đó mẹ sẽ được gợi ý làm thêm xét nghiệm triple test để chẩn đoán các bất thường về nhiễm sắc thể và dị tật ống thần kinh nếu có.
Tuần 24-28: Bạn sẽ được khuyên nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kì giai đoạn này, trường hợp chẳng may mắc bệnh sẽ phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nhập viện tiêm và điều trị nếu quá nặng.
Tuần 32-36: Thời điểm này em bé thông thường sẽ phải quay ngôi thai thuận để chuẩn bị giai đoạn chào đời. Nếu ngôi em bé nằm ngược, không xoay trong giai đoạn này thì khả năng mẹ sẽ phải mổ bởi thai càng lớn khả năng xoay ngôi càng khó.
Tuần 36-40: Giai đoạn chuẩn bị vượt cạn, thời điểm này mẹ nên đi siêu âm hàng tuần, mỗi tuần 1 lần hoặc hơn nếu có dấu hiệu bất thường. Bạn có thể đẻ bất cứ lúc nào trong 4 tuần cuối này vì vậy cần đảm bảo chắc chắn sức khỏe của con, trường hợp bất thường cần mổ ngay để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Siêu âm 2 ngày liên tiếp có sao không? Thời điểm nào nên đi siêu âm? Trên đây là những thông tin hữu ích các mẹ cần nắm được. Hy vọng các phụ huynh sẽ có thêm kiến thức cho mình để bảo vệ sức khỏe bản thân và em bé. Có vấn đề gì có thể liên hệ ngay để được chúng tôi giải đáp miễn phí. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!