Bị sỏi thận uống gì? Top 10 thức uống hỗ trợ trị bệnh hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Sỏi thận Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Cùng với nước lọc, người bị sỏi thận nên uống nước dừa, nước ép lựu, dứa, trà kim tiền thảo hay nước chanh thường xuyên. Chúng giúp ngăn chặn quá trình kết tủa của các tinh thể, hỗ trợ thu nhỏ và đào thải viên sỏi ra ngoài thông qua đường tiểu.

Bị sỏi thận uống gì cho hết?

Khi bị sỏi thận, bệnh nhân thường được khuyến cáo nên tăng cường bổ sung chất lỏng cho cơ thể. Nước đóng vai trò rất quan trọng, vừa giúp hỗ trợ đào thải độc tố và các tinh thể tích tụ trong thận, vừa giúp ngăn ngừa sự gia tăng kích thước của viên sỏi, tạo điều kiện cho viên sỏi dễ dàng được đào thải ra ngoài thông qua đường tiểu.

Vậy bị sỏi thận nên uống nước gì? Người bệnh không nên bỏ qua những thức uống dưới đây:

1. Nước lọc

Nước lọc hay nước tinh khiết chính là thức uống không thể thiếu đối với người bị sỏi thận. Duy trì uống 2 – 3 lít nước lọc mỗi ngày có thể giúp làm loãng nồng độ các chất có trong nước tiểu, qua đó ngăn chặn sự hình thành và phát triển của viên sỏi.

sỏi thận uống gì
Người bị sỏi thận nên uống từ 2 – 3 lít nước lọc mỗi ngày để tăng cường đào thải sỏi cùng các tinh thể và chất độc hại ra khỏi cơ thể

Ngoài ra, uống nhiều nước lọc còn giúp hỗ trợ cơ thể đẩy những viên sỏi thận có kích thước nhỏ ra ngoài, giảm nguy cơ bị bí tiểu, xoa dịu cơn đau và tăng cường chức năng hoạt động của thận.

Khi uống nước, bệnh nhân cần lưu ý những điểm sau:

  • Điều chỉnh lượng nước sử dụng mỗi ngày sao cho phù hợp với tuổi tác, mức độ hoạt động trong ngày và nhu cầu quá nhân.
  • Chia nhỏ lượng nước và uống làm nhiều lần trong suốt cả ngày. Không nên uống quá nhiều một lúc hoặc để cơ thể cảm thấy khát mới uống.
  • Trường hợp dùng thêm các chất lỏng khác, chẳng hạn như nước trái cây, nước canh,… thì có thể giảm lượng nước lọc uống vào.
  • Khi được bổ sung đủ chất lỏng, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt. Nếu quan sát thấy nước tiểu có màu vàng đậm thì nên uống bổ sung nước ngay.
  • Không uống nhiều nước vào buổi tối gây tiểu nhiều về đêm và dẫn đến mất ngủ.

2. Bị sỏi thận nên uống gì? – Nước dừa

Uống nước dừa là một trong những cách chữa sỏi thận tại nhà đang được nhiều người áp dụng. Theo kinh nghiệm dân gian, việc uống 1 – 2 quả dừa mỗi ngày mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân như:

  • Kích thích hoạt động tiểu tiện để đào thải chất cặn bã, độc tố và viên sỏi nhỏ trong thận ra khỏi cơ thể.
  • Ngăn chặn sự tích tụ và kết dính của các tinh thể. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của viên sỏi mới hoặc khiến viên sỏi cũ phát triển to hơn.
  • Cải thiện các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt do ảnh hưởng của bệnh sỏi thận.
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường chức năng hoạt động của thận, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể cho bệnh nhân.

* Lưu ý:

  • Không uống quá 2 quả dừa mỗi ngày.
  • Phụ nữ mang thai (nhất là trong 3 tháng đầu), người bị huyết áp thấp, thừa cân nên thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ khi uống nước dừa.

Có thể bạn quan tâm: Uống sữa Anlene có bị sỏi thận không?

3. Uống nước râu ngô hỗ trợ điều trị sỏi thận

Nước râu ngô cũng là một thức uống lý tưởng cho người bị sỏi thận. Với đặc tính lợi tiểu tự nhiên, thức uống này có thể giúp tăng lượng nước tiểu bài tiết, qua đó nâng cao khả năng đẩy các viên sỏi nhỏ ra khỏi cơ thể.

Một số tác dụng khác của nước râu ngô với người bị sỏi thận:

  • Làm loãng nồng độ các chất gây sỏi trong thận và bàng quang, từ đó giảm nguy cơ tạo thành sỏi.
  • Giảm viêm nhiễm đường tiểu
  • Làm dịu các cơn đau do sỏi thận gây ra
  • Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin K và vitamin nhóm B, giúp nâng cao sức khỏe của thận.
bị sỏi thận nên uống gì
Uống nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch 10g râu ngô khô (hoặc 20g tươi), tốt nhất nên chọn nguyên liệu có màu vàng óng ở những bắp già.
  • Đun sôi khoảng 300ml nước rồi bỏ râu ngô vào, nấu sôi trở lại thêm 10 phút nữa.
  • Vớt bỏ bã, phần nước thu được bạn chia uống vài lần trong ngày cho hết.

* Lưu ý:

  • Uống nước râu ngô trước hoặc sau bữa ăn khoảng 1 tiếng để không làm ảnh hưởng đến tiêu hóa.
  • Bà bầu, phụ nữ đang cho con bú, người có huyết áp không ổn định, bị dị ứng với ngô, đang dùng một số thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc trị tiểu đường,…) hoặc bị hạ kali máu không nên dùng loại nước này.

4. Nước ép dứa (thơm)

Nếu đang thắc mắc bị sỏi thận uống gì cho nhanh hết, bạn không nên bỏ qua nước ép dứa. Trong quả chứa nhiều bromelain, một loại enzym có khả năng phân giải protein, làm tan các kết tinh canxi oxalat và axit uric, hai thành phần chính tạo nên viên sỏi thận.

Bên cạnh đó, uống nước thơm còn giúp làm tăng lượng nước tiểu, thúc đẩy quá trình đào thải sỏi ra ngoài, đồng thời giảm viêm đau, bảo vệ thận trước các tác nhân có hại.

Cách sử dụng nước ép dứa tốt nhất cho người bị sỏi thận:

  • Uống 1 – 2 ly nước ép dứa dứa nguyên chất mỗi ngày
  • Ép dứa chung với các loại trái cây, rau củ khác để tăng công dụng điều trị và tránh cảm giác rát miệng, nhàm chán khi uống thường xuyên.
  • Lấy 1 quả dứa rửa sạch, cắt một bên đầu rồi khoét lỗ ở giữa, nhét vào trong khoảng 3g phèn chua và đem nướng trong 30 phút. Cuối cùng ép lấy nước cốt, chia đều làm 2 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục khoảng 7 ngày để đánh tan viên sỏi.

* Lưu ý: Không uống nước ép dứa khi đói bụng hoặc uống vào buổi tối.

5. Bị sỏi thận nên uống trà kim tiền thảo

Trà kim tiền thảo được xem là khắc tinh của bệnh sỏi thận. Theo nghiên cứu, thảo dược này có chứa một lượng lớn Flavonoids, Phenolic acid, Alkaloids, Polysaccharid, Terpenoids và tinh dầu. Chúng không chỉ có tác dụng lợi tiểu, bảo vệ thận mà còn làm tăng khả năng bài tiết các chất dư thừa như Citrat, Calci, qua đó ngăn ngừa sự phát triển của sỏi thận.

bị sỏi thận nên uống nước gì
Duy trì thói quen uống trà kim tiền thảo mỗi ngày là một cách đơn giản để thu nhỏ kích thước sỏi thận

Cách sử dụng:

  • Lấy 15 – 30 g kim tiền thảo rửa sạch
  • Đun sôi kỹ làm trà uống hàng ngày thay thế cho một phần nước lọc.

ĐỪNG BỎ QUA: 9 Cây thuốc nam chữa sỏi thận tốt nhất, cho hiệu quả bất ngờ

6. Nước cam/chanh/bưởi

Nước cam, chanh hay nước ép bưởi đều là những thức uống lý tưởng cho người bị sỏi thận. Chúng chứa nhiều axit citric, giúp làm tan các tinh thể gây sỏi.

Cùng với đó, các loại nước ép trái cây có múi còn sở hữu đặc tính lợi tiểu, kháng viêm tự nhiên,. Điều này giúp hỗ trợ đào thải viên sỏi ra ngoài và cải thiện triệu chứng viêm đau do sỏi thận gây ra.

Một số lưu ý khi dùng nước cam, chanh, bưởi cho người bị sỏi thận:

  • Không dùng khi đói bụng hoặc uống nhiều vào buổi tối.
  • Sử dụng các thức uống này ngay sau khi vắt để thu được hàm lượng dưỡng chất tối ưu.
  • Không uống quá 1 – 2 cốc mỗi ngày.

7. Bị sỏi thận uống gì cho hết? – Bột chuối hột

Dân gian thường dùng bột chuối hột pha nước uống để chữa sỏi thận. Nguyên liệu này chứa các chất có khả năng làm tan các tinh thể canxi oxalat và axit uric, thu nhỏ kích thước viên sỏi.

bị sỏi thận uống gì cho hết
Hột chuối được dân gian đem phơi khô, sao cháy và tán thành bột mịn pha nước uống, giúp đánh tan viên sỏi thận

Cách sử dụng: 

  • Chọn những quả chuối hột chín và tách lấy phần hạt đem phơi khô.
  • Rang cháy và tán thành bột mịn. Bảo quản bột trong hũ có nắp đậy kín.
  • Mỗi lần, bạn lấy 1 thìa bột hòa với nước ấm và uống.
  • Sử dụng thức uống này vào các buổi sáng, trưa, tối trong 20 – 30 ngày liên tục.

8. Nước hoa dâm bụt tốt cho người bị sỏi thận

Tiếp theo, người bị sỏi thận có thể cân nhắc uống nước hoa dâm bụt để đánh tan viên sỏi một cách tự nhiên. Đây là bài thuốc dân gian đang được nhiều người áp dụng và ghi nhận những hiệu quả tích cực.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 9 – 10 cái hoa dâm bụt, đem rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng.
  • Giã nát hoa với vài hạt muối rồi thêm vào một chút nước đun sôi để nguội.
  • Khuấy đều hỗn hợp, lọc lấy nước cốt chia đều làm 2 lần uống trong ngày.
  • Sử dụng thức uống này liên tục trong khoảng 15 – 30 ngày và đi khám lại để kiểm tra kích thước viên sỏi.

9. Bị sỏi thận nên uống nước ép cần tây

Uống nước ép cần tây có tác dụng thu nhỏ và hỗ trợ đào thải viên sỏi ra khỏi thận bằng cách làm tăng bài tiết nước tiểu, ngăn chặn sự tích tụ của các tinh thể trong thận. Bên cạnh đó, thức uống này còn bổ sung lượng chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào, giúp thải độc, giảm viêm, bảo vệ thận trước các tác nhân có hại.

bị sỏi thận nên uống nước ép cần tây
Uống nước ép cần tây có tác dụng lợi tiểu, tăng cường đào thải viên sỏi trong thận ra ngoài theo đường nước tiểu

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 250g rau cần tây và 200ml nước lọc
  • Rửa sạch rau và đem xay nhuyễn với nước.
  • Lọc bỏ bã và uống nước ép cần tây nguyên chất. Nếu cảm thấy khó uống thì pha thêm chút đường.
  • Ngày dùng 2 ly để nhanh thấy được hiệu quả.

Chống chỉ định:

Không dùng nước ép cần tây cho các trường hợp bị sỏi thận có kèm theo các vấn đề sức khỏe sau:

  • Từng bị dị ứng với cần tây
  • Huyết áp thấp
  • Mang thai
  • Đang cho con bú
  • Mắc bệnh đường ruột
  • Suy thận
  • Rối loạn đông máu.

10. Nước ép lựu

Nước ép lựu chứa chất chống oxy hóa mạnh, giúp ức chế phản ứng viêm, ngăn chặn sự kết tủa của các tinh thể gây hình thành sỏi trong thận. Ngoài ra, thức uống này còn có tác dụng lợi tiểu, giảm nguy cơ phát triển viên sỏi mới và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Mặc dù tốt nhưng mỗi ngày, người bị sỏi thận cũng chỉ nên uống 1 – 2 ly nước ép lựu, tốt nhất là lựu đỏ. Tránh lạm dụng quá mức dẫn đến rối loạn chuyển hóa hoặc hạ huyết áp.

XEM THÊM: Top 7 loại thuốc chữa sỏi thận hiệu quả, được bác sĩ khuyên dùng

Bị sỏi thận không nên uống nước gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu kỹ “bị sỏi thận uống gì” và bổ sung chúng vào thực đơn hàng ngày đúng cách, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các thức uống dưới đây nếu không muốn bệnh phát triển nặng thêm:

  • Nước có gas: Thức uống này chứa nhiều axit và đôi khi có cả caffeine. Chúng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi oxalat trong thận.
  • Cà phê và trà đen: Cả hai loại đồ uống này đều chứa lượng caffeine cao, có thể gây mất nước nếu uống quá nhiều, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Nước trái cây đóng chai: Nước ép hoa quả đóng chai thường chứa hàm lượng đường cao cùng với chất bảo quản. Những chất này làm tăng gánh nặng cho thận và có thể khiến viên sỏi phát triển to hơn.
  • Rượu: Uống rượu có thể dẫn đến mất nước, làm giảm lượng nước tiểu và tăng nồng độ các khoáng chất gây sỏi trong thận. Tốt nhất người bị sỏi thận nên kiêng uống rượu hoàn toàn.
  • Nước ép củ cải đường và rau bina: Cả hai loại này đều chứa lượng oxalate cao, một chất có thể kết hợp với canxi trong nước tiểu để hình thành sỏi canxi oxalate.

Đến đây thì vấn đề người bị sỏi thận uống gì tốt và không nên sử dụng thức uống nào đã được giải đáp rõ ràng. Mỗi loại thức uống đều có khuyến cáo về liều lượng và cách sử dụng sao cho hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng xen kẽ, tránh lạm dụng quá mức bất kỳ đồ uống nào.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger