Bị sỏi thận nên ăn gì, kiêng gì là tốt nhất, sỏi mau bị đào thải?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Sỏi thận Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Nắm rõ bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình điều trị. Thông tin này không chỉ giúp bệnh nhân lựa chọn được những thực phẩm có lợi cho chức năng thận mà còn giúp hỗ trợ thu nhỏ, đào thải viên sỏi ra ngoài nhanh hơn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bị sỏi thận

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của bệnh sỏi thận. Về bản chất, các viên sỏi được hình thành do thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều Canxi Oxalat, axit uric hoặc do thói quen ăn mặn, sử dụng các thức ăn độc hại làm suy giảm chức năng đào thải của thận.

Bị sỏi thận nên ăn gì
Người bị sỏi thận nên ăn các thực phẩm có lợi, giúp tăng cường khả năng đào thải viên sỏi ra ngoài theo đường tiểu một cách tự nhiên

Theo thời gian, các viên sỏi thận có thể tăng dần về kích thước, gây đau đớn và khiến bệnh nhân gặp nhiều triệu chứng khó chịu khác. Tuy nhiên, việc biết cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp, lựa chọn các thực phẩm lành mạnh trong bữa ăn có thể giúp ức chế sự phát triển của viên sỏi, thậm chí là khiến sỏi thu nhỏ dần và được đào thải ra ngoài dễ dàng hơn.

Một số nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị sỏi thận:

  • Giảm muối: Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn vì nó có thể tăng canxi trong nước tiểu, tăng áp lực lên thận, thúc đẩy hình thành sỏi. Lượng muối tiêu thụ mỗi ngày chỉ nên giới hạn ở mức dưới 3 gam.
  • Uống nhiều nước: Tăng lượng nước uống lên ít nhất 2 đến 3 lít mỗi ngày để giảm nồng độ các chất có thể hình thành sỏi trong nước tiểu.
  • Hạn chế thực phẩm giàu oxalat và phosphat: Giảm tiêu thụ các thực phẩm có nhiều oxalat có thể giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển của sỏi Calci Oxalat hay sỏi Calci Phosphat.
  • Tiêu thụ canxi hợp lý: Đảm bảo lượng canxi được bổ sung đầy đủ trong bữa ăn nhưng không quá nhiều. Ưu tiên nguồn canxi từ thực phẩm và không tự ý sử dụng các sản phẩm bổ sung bừa bãi.
  • Giới hạn protein động vật: Cơ thể dung nạp quá nhiều protein động vật có thể tăng acid uric và canxi trong nước tiểu, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. 
  • Tránh bổ sung vitamin C quá mức: Lượng vitamin C cao có thể chuyển hóa thành oxalat. Điều này có thể thúc đẩy sự hình thành của viên sỏi mới hoặc khiến viên sỏi cũ trong thận gia tăng về kích thước.
  • Theo dõi lượng đường: Người bị sỏi thận nên giảm tiêu thụ đường và các sản phẩm chế biến sẵn để ngăn ngừa tăng cân và gánh nặng cho thận.

Thông tin hữu ích: Người bị sỏi thận uống được canxi không? Bác sĩ tư vấn

Bị sỏi thận nên ăn gì? – 10 thực phẩm giúp sỏi mau bị đào thải

Khi bị sỏi thận, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa sự phát triển của sỏi mới. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm và đồ uống nên dùng:

1. Trái cây tươi

Người bị sỏi thận được khuyến cáo nên tăng cường bổ sung trái cây tươi vào trong thực đơn. Đây là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, giúp tăng cường chức năng hoạt động của thận và nâng cao sức khỏe tổng thể.

bị sỏi thận nên ăn trái cây gì
Một số loại trái cây có thể giúp thu nhỏ kích thước sỏi thận, ngăn ngừa nhiễm trùng

Các loại hoa quả lý tưởng nhất cho người bị sỏi thận bao gồm:

  • Cam, chanh, bưởi: Chúng cung cấp nguồn citrate phong phú, giúp bào mòn và thu nhỏ kích thước viên sỏi.
  • Táo: Chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Ngoài tác dụng bảo vệ, cải thiện chức năng thận, những chất này còn tham gia vào quá trình chống viêm, ngăn ngừa sự phát triển của sỏi.
  • Dứa: Chứa một lượng lớn enzyme bromelain và citrate, dứa giúp giảm viêm và xoa dịu cơn đau do sỏi thận gây ra.

Bạn nên biết: Bị sỏi thận có được ăn ổi không? Bác sĩ giải đáp

2. Bị sỏi thận nên ăn rau gì? Các loại rau củ giàu chất xơ

Rau cải xanh, súp lơ, cần tây, bắp cải hay bí xanh là những thực phẩm hữu ích cho người bị sỏi thận. Chúng bổ sung nhiều chất xơ và các khoáng chất tự nhiên, giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi bằng cách giảm lượng oxalat trong cơ thể.

Bên cạnh đó, cần tây hay bí xanh còn có tính chất lợi tiểu, giúp hỗ trợ đào thải độc tố, giảm gánh nặng cho thận và tăng cường đào thải sỏi ra khỏi cơ thể qua đường tiểu.

3. Thực phẩm cung cấp nhiều vitamin D

Trường hợp bị sỏi canxi, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều vitamin D trong khẩu phần ăn. Loại vitamin này đặc biệt có lợi cho quá trình hấp thụ cũng như chuyển hóa canxi trong cơ thể, qua đó giảm lượng canxi tích tụ tại thận và ức chế sự phát triển của viên sỏi.

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin D tốt cho người bị sỏi thận bao gồm:

  • Lòng đỏ trứng gà
  • Nấm
  • Dầu gan cá
  • Cá biển…

Hữu ích cho bạn: Bị sỏi thận ăn măng được không?

4. Các thức ăn chứa nhiều vitamin B6

Nhóm thực phẩm giàu vitamin B6 chính là gợi ý hữu ích tiếp theo cho những ai đang thắc mắc “bị sỏi thận nên ăn gì?”. Loại vitamin này được biết đến với tác dụng ngăn chặn sự hình thành oxalat, giảm nguy cơ bị sỏi đường tiết niệu, bao gồm cả sỏi thận, sỏi niệu quản.

bị sỏi thận nên ăn các thực phẩm giàu vitamin B6
Các thực phẩm giàu vitamin B6 có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của sỏi canxi oxalat trong thận

Vitamin B6 được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm sau:

  • Đậu đỏ
  • Đậu phộng
  • Đậu nành
  • Bông cải
  • Cà rốt
  • Các loại cá…

5. Người bị sỏi thận nên ăn ngũ cốc nguyên hạt

Bao gồm:

  • Yến mạch
  • Lúa mạch
  • Gạo lứt
  • Ngô (bắp)…

Giàu chất xơ và khoáng chất cần thiết, ngũ cốc nguyên hạt giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện chức năng thận. Thường xuyên sử dụng nhóm thực phẩm này cũng giúp hỗ trợ đào thải độc tố và cải thiện sức khỏe cho hệ tiết niệu.

6. Thực phẩm chứa protein thực vật

Protein từ thực vật ít gây áp lực lên thận hơn so với protein động vật, giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận và ngăn ngừa sự gia tăng kích thước của những viên sỏi cũ. Bệnh nhân có thể dùng các loại đậu, hạnh nhân, hạt chia, hạt điều, quả bơ hay măng tây để bổ sung nguồn đạm có lợi cho cơ thể.

7. Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo

Sữa và các sản phẩm từ sữa đã được tách béo hoàn toàn hoặc ít béo chính là nguồn bổ sung canxi và vitamin D có lợi cho người bị sỏi thận. Nhóm thực phẩm này đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dưỡng chất của cơ thể nhưng không làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi oxalat khi được sử dụng với lượng hợp lý.

Bạn nên biết: Uống sữa Anlene có bị sỏi thận không?

8. Các loại gia vị

Một số loại gia vị đặc tính kháng viêm tự nhiên, giúp giảm nguy cơ bị sưng viêm, nhiễm trùng thận, đồng thời hỗ trợ thận đào thải độc tố hiệu quả hơn. Chẳng hạn như tỏi, gừng, nghệ. 

bị sỏi thận nên ăn gừng tỏi
Gừng, tỏi là những loại gia vị có đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên, giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do sỏi thận gây ra

9. Bị sỏi thận ăn gì tốt cho sức khỏe? – Các loại dầu thực vật

Dầu oliu, dầu hạt lanh cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể. Chúng giúp duy trì sức khỏe tổng thể mà không gây hại cho thận.

Bệnh nhân có thể sử dụng các loại dầu này để chiên, xào, trộn salad hoặc thêm vào món ăn sau khi nấu. Tuy nhiên, tránh lạm dụng quá mức dẫn đến tăng cân.

10. Bổ sung thức uống từ thảo mộc

Ngoài việc tăng cường lượng nước lọc, nước ép trái cây tiêu thụ, người bị sỏi thận cũng được khuyến cáo nên thường xuyên sử dụng các loại trà thảo mộc dưới đây:

  • Trà râu ngô: Giúp lợi tiểu và hỗ trợ đào thải sỏi ra ngoài.
  • Trà bồ công anh: Có tác dụng thải độc và hỗ trợ chức năng thận.
  • Trà cây râu mèo: Thanh nhiệt, lợi tiểu, tăng cường đào thải các tinh thể gây hình thành sỏi trong thận, giảm sưng đau thận, chống nhiễm trùng.

THAM KHẢO THÊM: Các phương pháp tán sỏi thận phổ biến và chi phí thực hiện

Người bị sỏi thận nên kiêng gì?

Một số thực phẩm, đồ uống có thể làm tăng kích thước viên sỏi và gây suy giảm chức năng thận, khiến bệnh nhân gặp nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn. Người bị sỏi thận nên tránh dùng các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu oxalat: Các loại rau cải bó xôi, củ cải đường, khoai tây, sô cô la và trà đen có thể làm tăng lượng oxalat trong cơ thể, dẫn đến hình thành sỏi thận.
  • Thịt đỏ và nội tạng động vật: Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều purin. Chất này khi được phân hủy sẽ tạo ra nhiều axit uric dẫn đến hình thành sỏi uric trong thận.
  • Muối, đồ ăn mặn: Ăn quá nhiều muối làm tăng lượng canxi trong nước tiểu, góp phần vào việc hình thành viên sỏi mới hoặc làm gia tăng kích thước viên sỏi cũ.
bị sỏi thận nên kiêng gì
Người bị sỏi thận nên cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn
  • Đồ uống có gas và nước ngọt: Ngoài hàm lượng cao axit phosphoric, các thức uống này còn chứa nhiều đường. Chúng không chỉ tạo điều kiện cho viên sỏi phát triển nhanh mà còn gây suy giảm chức năng thận.
  • Thực phẩm giàu kali: Nồng độ kali trong máu tăng cao sẽ làm tăng gánh nặng đào thải cho thận và ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị sỏi thận. Chất này được tìm thấy nhiều trong cà chua, chuối, khoai tây hay củ cải…
  • Bị sỏi thận nên kiêng ăn đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều muối, đường và chất béo có hại không tốt cho sức khỏe, nhất là khi đang bị sỏi thận.
  • Caffeine: Cà phê, trà và các loại nước uống có chứa caffeine có thể làm tăng sản xuất canxi trong nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi thận.

Lựa chọn được các thực phẩm có lợi chính là chìa khóa quan trọng, giúp người bệnh xây dựng được chế độ ăn uống khoa học để nâng cao sức khỏe và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị. Do vậy, bất kỳ bệnh nhân nào cũng nên tìm hiểu kỹ bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì, đồng thời cố gắng tuân thủ nhằm đẩy lùi bệnh tật nhanh chóng hơn.

BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger