Suy Thận Có Ăn Được Trứng Không? Thông Tin Nên Biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Thận Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Trứng là một nguồn bổ sung protein dồi dào, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Vậy người bị suy thận có ăn được trứng không? Việc nắm rõ vấn đề này giúp bạn linh hoạt hơn trong việc thiết lập chế độ ăn uống phù hợp.

Suy thận có ăn được trứng không
Tìm hiểu suy thận có ăn được trứng không? Những lưu ý và các món ăn tốt nhất từ trứng

Suy thận có ăn được trứng không?

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận khiến các chất thải trong máu không được lọc hoàn toàn. Thông thường bệnh nhân bị suy thận mạn sẽ được hướng dẫn tuân thủ chế độ ăn dành riêng cho thận (dựa vào giai đoạn của bệnh thận và mức độ nghiêm trọng).

Chế độ ăn uống ở cho người suy thận sẽ hạn chế một số chất dinh dưỡng để tránh gây hại cho thận. Vậy bệnh nhân bị suy thận có ăn được trứng không? Theo chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân bị suy thận có thể ăn được trứng.

ĐỌC NGAY: Gợi Ý Chế Độ Ăn Cho Người Suy Thận Cấp Hiệu Quả

Lợi ích của trứng với người suy thận

Trứng là một nguồn bổ sung protein dồi dào và chất lượng cao. Trong khi đó bệnh nhân bị suy thận cần bổ sung một lượng protein cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể, sửa chữa tế bào và phát triển cơ bắp.

Ngoài ra loại thực phẩm này còn chứa nhiều leucine. Đây là một loại axit amin thiết yếu, có khả năng tổng hợp protein cơ bắp, nạp năng lượng và duy trì sức khỏe bình thường cho cơ thể.

Bệnh nhân bị suy thận có thể ăn được trứng
Bệnh nhân bị suy thận có thể ăn được trứng để bổ sung protein và leucine cần thiết

Mặt khác lòng đỏ trứng là một nguồn cholesterol dồi dào, có tác dụng đối với cholesterol lipoprotein và nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Đặc biệt, nó có chứa những hợp chất hoạt tính sinh học, như vitamin D, lutein và zeaxanthin. Khi bổ sung có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:

  • Nâng cao hệ thống miễn dịch
  • Tăng hấp thu canxi, cải thiện sức khỏe xương khớp
  • Bảo vệ quá trình sản xuất collagen
  • Tăng cường sức khỏe của mắt

Tuy nhiên lòng đỏ trứng tập trung nhiều tiền chất trimethylamine N-oxide, choline và phốt pho. Để tránh làm tăng mức độ tổn thương thận, người bệnh cần tránh ăn quá nhiều.

Một số thành phần dinh dưỡng khác:

  • Chất béo
  • Năng lượng
  • Vitamin A
  • Vitamin B2, B5, B12
  • Folate
  • Selenium

Lợi ích đạt được:

  • Chống ung thư
  • Cải thiện sức khỏe xương khớp
  • Giảm cân
  • Giảm lo âu và căng thẳng
  • Chống mệt mỏi
  • Cung cấp năng lượng cho những hoạt động của cơ thể

Dựa trên nghiên cứu dịch tễ học, tiêu thụ trứng không liên quan đến việc phát triển bệnh suy thận.

Thông tin hữu ích: Bị Suy Thận Có Ăn Được Thịt Gà Không?

Món ăn từ trứng tốt cho người suy thận

Nhờ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, người bệnh có thể thường xuyên thêm trứng vào thực đơn ăn uống. Dưới đây là những món ăn từ trứng tốt nhất cho bệnh nhân bị suy thận:

1. Trứng gà luộc

Trứng gà luộc và một món ăn đơn giản và dễ sử dụng. Ăn trứng gà luộc có thể cung cấp protein vừa đủ cùng nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết khác. Từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể ở bệnh nhân bị suy thận.

Mặt khác trứng gà luộc không chứa dầu mỡ, muối và những chất béo kém lành mạnh khi chế biến. Điều này giúp tránh gây ra những tổn thương cho thận và hệ tim mạch. Ăn trứng vào buổi sáng còn duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Trứng gà luộc
Trứng gà luộc là thực phẩm lành mạnh, không chứa muối, tốt cho bệnh nhân suy thận

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 – 2 quả trứng
  • Rửa sạch vỏ ngoài, luộc trứng từ 5 – 7 phút
  • Ăn trứng gà luộc với salad để tăng cường bổ sung dinh dưỡng.

2. Trứng xào mướp đắng

Người bị suy thận có thể thường xuyên ăn trứng xào mướp đắng để cải thiện sức khỏe trong quá trình điều trị. Trứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong khi đó mướp đắng có tính mát, giúp giải độc và thanh nhiệt. Khi dùng có thể hỗ trợ thận đào thải độc tố, giảm áp lực lên cơ quan này.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 quả trứng, 2 quả mướp đắng và gia vị
  • Rửa sạch mướp đắng và thái lát mỏng
  • Đánh trứng vào bát
  • Phi thơm hành, cho mướp đắng vào, đảo đều tay đến khi chín
  • Nêm nếm gia vị, thêm trứng và đảo đều tay cho đến khi trứng chín
  • Ăn trứng xào mướp đắng với cơm trắng.

3. Trứng đúc thịt

Trứng đúc thịt có thể được thêm vào chế độ ăn kiêng của bệnh nhân suy thận. Đây là một món ăn thơm ngon bổ dưỡng, mang đến nhiều lợi ích cho quá trình phục hồi sức khỏe ở bệnh nhân suy thận.

Trứng đúc thịt
Trứng đúc thịt vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 quả trứng gà, 100g thịt nạc xay, hành lá và gia vị
  • Đập trứng vào bát, thêm hành thái nhỏ, thịt xay và một ít gia vị
  • Đảo đều hỗ hợp
  • Hấp cách thủy từ 20 – 30 phút hoặc cho đến khi món ăn đã chín.
  • Ăn món trứng đúc thịt khi còn ấm nóng.

Lưu ý cho người suy thận khi ăn trứng

Khi thêm trứng vào chế độ ăn uống, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên lạm dụng trứng gà. Chỉ nên ăn 2 – 4 quả trứng/ tuần.
  • Không nên ăn nhiều lòng đỏ trứng bởi nó có chứa phốt pho.
  • Tránh ăn trứng vào buổi tối để không gây đầy bụng và khó tiêu. Tốt nhất nên ăn trứng vào buổi sáng hoặc trưa để những dưỡng chất được hấp thu tốt hơn.
  • Ăn ngay sau khi chế biến trứng. Tránh bảo quản trứng qua đêm để không gây ra những rối loạn ở hệ tiêu hóa.
  • Nên ăn trứng kết hợp với một số loại thực phẩm tốt cho thận. Điều này giúp cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết.
  • Tránh kết hợp trứng với những loại thực phẩm giàu kali và phốt pho.
  • Ăn nhạt, giảm lượng muối khi chế biến thức ăn.
Tránh thêm nhiều muối khi chế biến trứng
Không thêm nhiều muối khi chế biến trứng để tránh dư thừa natri và tăng mức độ suy thận mạn

Những thông tin nên trên giúp giải đáp suy thận có ăn được trứng không. Nhìn chung bệnh nhân suy thận có thể ăn trứng để cung cấp những thành phàn dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên cần tránh ăn quá nhiều, nên ăn nhạt (cắt giảm lượng muối) để bảo vệ thận.

THAM KHẢO THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger