Top 9 Loại Thuốc Chữa Suy Thận Cho Hiệu Quả Tốt Nhất
Thuốc chữa suy thận thường là thuốc điều trị nguyên nhân, giảm triệu chứng và ngăn biến chứng ở bệnh nhân suy thận. Các thuốc này cần được sử dụng theo chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất cũng như tránh các rủi ro phát sinh.
Danh sách 9 thuốc chữa suy thận hiệu quả
Suy thận là một căn bệnh mãn tính ảnh hưởng đến khả năng lọc máu của thận. Việc điều trị suy thận thường bao gồm việc sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và duy trì chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
1. Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu được sử dụng để tăng cường đào thải nước và natri dư thừa, giúp giảm tình trạng phù nề, phòng ngừa tích tụ natri gây tăng huyết áp và cải thiện tình trạng tim mạch.
Các loại thuốc lợi tiểu thường dùng trong điều trị suy thận bao gồm:
Thuốc lợi tiểu thiazid:
- Hydrochlorothiazide: Giảm huyết áp và điều trị phù nề nhẹ. Thường dùng cho bệnh nhân có huyết áp cao và suy thận nhẹ.
- Chlorothiazide: Được sử dụng để giảm huyết áp và điều trị phù nề, nhưng ít phổ biến hơn so với hydrochlorothiazide.
- Methylchlorothiazide: Tương tự như hydrochlorothiazide, nhưng thường ít được dùng.
- Indapamide: Có tác dụng lợi tiểu và hạ huyết áp, được dùng cho những bệnh nhân có huyết áp cao kèm theo suy thận.
Thuốc được sử dụng chủ yếu cho bệnh nhân bị huyết áp cao và phù nề nhẹ. Có tác dụng làm giảm lượng nước và muối trong cơ thể.
Thuốc lợi tiểu quai:
- Torsemide: Có tác dụng lợi tiểu mạnh mẽ và được dùng để điều trị phù nề nặng và suy tim. Hiệu quả hơn trong việc đào thải natri và nước.
- Furosemide: Một trong những thuốc lợi tiểu mạnh nhất, thường dùng cho tình trạng phù nề nặng và suy tim. Tác dụng nhanh và mạnh mẽ trong việc loại bỏ nước và natri dư thừa.
Thuốc thường được dùng cho bệnh nhân có tình trạng phù nề nghiêm trọng, suy tim hoặc cần đào thải nhanh natri và nước dư thừa.
Lưu ý về tác dụng phụ:
- Dị ứng da: Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng như phát ban hoặc ngứa.
- Tăng đường huyết: Đặc biệt với thiazid, có thể làm tăng mức đường huyết.
- Mất nước và điện giải: Sử dụng thuốc lợi tiểu có thể dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải, cần theo dõi và điều chỉnh liều lượng.
Tất cả các thuốc lợi tiểu cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
2. Thuốc điều chỉnh huyết áp
Phần lớn bệnh nhân bị suy thận mạn tính kèm theo huyết áp cao. Việc không điều trị có thể tăng tốc độ tổn thương thận và khiến bệnh nhân tử vong nhanh hơn.
Vì thế thuốc điều chỉnh huyết áp trở thành thuốc chữa suy thận thường được sử dụng. Nhóm thuốc này có tác dụng hạ huyết áp, được kê đơn ở bất kỳ giai đoạn nào của suy thận.
Những loại thuốc điều chỉnh huyết áp thường được sử dụng gồm:
- Thuốc ức chế men chuyển (ACE): ACE hạ huyết áp bằng cách gắn vào ion kẽm của men chuyển Angiotensin I, giảm tốc độ chuyển thành chất gây co mạch Angiotensin II. Từ đó làm giãn mạch và hạ huyết áp. Ngoài ra nhóm thuốc này còn có tác dụng bảo vệ thận và tim mạch khỏi những tổn thương do hiện tượng tái cấu trúc.
- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB): Nhóm thuốc này có tác dụng giãn mạch máu và hạ huyết áp. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh thận ở người huyết áp cao hoặc bị đái tháo đường, điều trị suy tim và tăng huyết áp.
Cả ACE và ARB đều mang đến hiệu quả cao. Những trường hợp sử dụng thuốc ức chế men chuyển (ACE) gây ho khan sẽ được chỉ định thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB) để thay thế.
3. Thuốc điều trị tiểu đường
Một trong những loại thuốc điều trị suy thận phổ biến là thuốc kiểm soát bệnh tiểu đường. Điều trị tiểu đường cho người suy thận là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe.
Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Insulin: Điều trị hiệu quả và an toàn cho người suy thận, cần điều chỉnh liều theo mức đường huyết.
- Metformin: Không dùng cho suy thận nặng (GFR dưới 30 ml/phút) do nguy cơ nhiễm toan lactic.
- SGLT2 Inhibitors (Empagliflozin, Canagliflozin): Cần điều chỉnh liều, không dùng cho suy thận nặng.
- GLP-1 Receptor Agonists (Liraglutide, Semaglutide): Thường an toàn, cần theo dõi tác dụng phụ.
- Sulfonylureas (Glipizide, Glyburide): Thận trọng với nguy cơ hạ đường huyết ở người suy thận.
- Thiazolidinediones (Pioglitazone, Rosiglitazone): Có thể dùng, cần theo dõi phù nề và giữ nước.
Lưu ý chung:
- Điều chỉnh liều lượng: Chức năng thận suy giảm có thể làm chậm sự đào thải thuốc, cần điều chỉnh liều lượng thuốc.
- Theo dõi chức năng thận: Theo dõi thường xuyên để điều chỉnh liều và tránh tác dụng phụ.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Luôn cần có sự hướng dẫn và điều chỉnh của bác sĩ chuyên khoa về điều trị tiểu đường cho người suy thận.
4. Thuốc hạ mỡ máu
Thuốc hạ mỡ máu (chẳng hạn như statin) được chỉ định cho những bệnh nhân bị suy thận mạn liên quan đến cholesterol cao. Thuốc mang đến hiệu quả cao trong việc làm hạ nồng độ cholesterol trong máu. Từ đó ngăn biến chứng tim mạch và những giai đoạn nặng hơn của bệnh suy thận.
Thuốc statin có thể được dùng ngắn hạn hoặc dài hạn tùy theo mức độ mỡ máu. Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và giảm chất béo có thể tăng hiệu quả điều trị.
Trong thời gian đầu sử dụng, thuốc statin có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Phát ban
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Đau cơ
- Buồn nôn và nôn
ĐỌC THÊM: Thực Đơn Cho Người Suy Thận Độ 3 Bổ Sung Dinh Dưỡng
5. Thuốc Phosphate-binder
Thuốc Phosphate-binder là loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị suy thận để kiểm soát mức phosphat trong máu. Các loại thuốc phổ biến trong nhóm này:
- Calcium Carbonate: Sử dụng kết hợp với phosphat trong ruột để giảm mức phosphat trong máu. Cần theo dõi nồng độ canxi để tránh tăng canxi huyết.
- Calcium Acetate: Giúp giảm phosphat trong máu hiệu quả, ít làm tăng nồng độ canxi huyết so với calcium carbonate. Thuốc có thể gây táo bón trong một số trường hợp.
- Sevelamer: Giảm phosphat mà không chứa canxi, giúp tránh tăng canxi huyết. Sử dụng thận trọng theo chỉ định.
- Aluminum Hydroxide: Hỗ trợ giảm phosphat, tuy nhiên ít được sử dụng do nguy cơ tích tụ nhôm gây độc cho xương và não.
6. Thuốc điều trị thiếu máu
Nếu suy thận gây thiếu máu, thuốc Erythropoietin (EPO) thường được sử dụng để điều trị. Erythropoietin là một hormone do thận sản xuất, có vai trò thúc đẩy sản xuất hồng cầu. Tuy nhiên, khi thận bị tổn thương, lượng hormone này giảm, dẫn đến thiếu máu.
Nếu suy thận gây thiếu máu, thuốc Erythropoietin (EPO) thường được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng. Đây là hormone kích thích sản xuất hồng cầu, thường được tiêm và có thể chứa hoặc không chứa chất bảo quản.
Chỉ định:
- Điều trị thiếu máu do suy thận mạn, cho bệnh nhân thẩm tách màng bụng hoặc chạy thận nhân tạo.
- Viên uống bổ sung sắt cũng có thể được sử dụng.
7. Thuốc kiểm soát kali
Khi thận tổn thương, hàm lượng kali trong máu không được lọc đầy đủ dẫn đến dư thừa (tăng kali máu). Những trường hợp này thường được yêu cầu cắt giảm kali trong chế độ ăn uống để điều trị, ngăn tổn thương thận tiến triển.
Ở những trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể được chỉ định thuốc kiểm soát kali. Chẳng hạn như natri zirconium cyclosilicate. Thuốc này có tác dụng điều trị tăng kali máu. Tuy nhiên thuốc chỉ được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Tăng kali máu cấp ở người lớn, đe dọa đến tính mạng
- Tăng kali máu không thuyên giảm ở bệnh nhân bị suy thận độ 3b đến suy thận giai đoạn cuối hoặc suy tim.
Đối với suy thận độ 3b – 5 hoặc suy tim, bệnh nhân cũng chỉ được dùng thuốc khi có 3 điều kiện sau:
- Nồng độ kali huyết thanh ≥ 6,0 mmol/lít
- Không dùng chất ức chế hệ thống renin-angiotensin-aldosterone (RAAS) ở liều lượng nhất định. Bởi điều này có thể làm tăng kali máu
- Không chạy thận nhân tạo.
Nếu chất ức chế RAAS không còn phù hợp với tình trạng hiện tại, bệnh nhân sẽ được yêu cầu ngừng sử dụng natri zirconium cyclosilicate.
8. Thuốc bảo vệ xương
Để giảm nguy cơ suy thận gây biến chứng ở xương, người bệnh sẽ được sử dụng một nhóm thuốc được gọi là thuốc bảo vệ xương. Nhóm thuốc này giúp bổ sung canxi và vitamin D cần thiết cho cơ thể. Từ đó cải thiện sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa loãng xương hoặc xương yếu làm tăng nguy cơ gãy xương.
Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Bisphosphonates: Giảm sự tiêu xương và tăng mật độ xương, ngăn ngừa nguy cơ gãy xương.
- Cinacalcet (Sensipar): Giúp kiểm soát nồng độ canxi và phosphat trong máu, làm giảm nguy cơ cường cận giáp thứ phát.
- Vitamin D (Cholecalciferol, Ergocalciferol): Giúp tăng hấp thu canxi và hỗ trợ sức khỏe xương.
- Canxi Carbonate/Canxi Citrate: Bổ sung canxi để hỗ trợ cấu trúc xương.
9. Thuốc điều trị đặc hiệu
Trong các trường hợp đáp ứng kém với corticoid, bệnh tái phát hoặc có suy thận kèm theo, việc chuyển sang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có thể cần thiết. Một số thuốc thường được sử dụng:
- Cyclophosphamide (50mg):
- Liều dùng: 2-2,5mg/kg/ngày trong 4-8 tuần. Khi protein niệu âm tính, duy trì 50mg/ngày trong 4-8 tuần.
- Lưu ý: Theo dõi số lượng bạch cầu không dưới 4,5 giga/lit.
- Chlorambucil (2mg)
- Liều dùng: 0,15-0,2mg/kg/ngày trong 4-8 tuần, sau đó duy trì 0,1mg/kg/ngày.
- Azathioprine (50mg):
- Liều dùng: 1-2mg/kg/ngày.
- Lưu ý: Theo dõi số lượng bạch cầu và tiểu cầu.
- Cyclosporine A (25mg, 50mg, 100mg): Liều dùng: 3-5mg/kg/ngày, chia làm hai lần, dùng liên tục trong 6-12 tháng hoặc hơn tùy theo tình trạng bệnh.
- Mycophenolate mofetil (250mg, 500mg) hoặc Mycophenolate acid (180mg, 360mg, 720mg): Liều dùng: 1-2g/ngày, chia làm 2 lần, dùng liên tục trong 6-12 tháng.
Lưu ý quan trọng:
- Các thuốc ức chế miễn dịch được dùng khi bệnh nhân không đáp ứng với corticoid hoặc gặp nhiều tác dụng phụ. Cần giảm liều hoặc ngừng corticoid khi sử dụng thuốc này.
- Nếu không có đáp ứng hoặc gặp tác dụng phụ nghiêm trọng, cần thực hiện sinh thiết thận để hướng dẫn điều trị theo tổn thương bệnh học.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc và theo dõi các tác dụng phụ. Tuyệt đối không tự ý ngừng thuốc đột ngột dù không còn triệu chứng bệnh.
Lưu ý khi dùng thuốc chữa suy thận
Để dùng thuốc chữa suy thận an toàn và hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Dùng thuốc theo chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
- Tuân thủ liều dùng và thời gian sử dụng. Tránh quên liều, dùng quá số liều quy định hoặc lạm dụng thuốc. Bởi điều này có thể gây tác dụng phụ, kháng thuốc hoặc không đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.
- Tổn thương mạn tính là tổn thương vĩnh viễn và không phục hồi hoàn toàn. Các thuốc được dùng chỉ có tác dụng ngăn tổn thương thận tiến triển, giảm triệu chứng, kiểm soát nguyên nhân và phòng ngừa biến chứng do suy thận.
- Thông báo ngay với bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ trong thời gian điều trị.
- Thuốc được chỉ định dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân, mức kali, glucose, natri và phốt pho trong máu. Vì vậy người bệnh cần khám định kỳ để được theo dõi các chỉ số, điều chỉnh phác đồ và thuốc điều trị thích hợp.
- Thuốc cần được dùng với các cách điều trị suy thận tại nhà (như chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh) để đảm bảo đạt hiệu quả tối đa.
Thuốc chữa suy thận mang đến nhiều lợi ích trong việc điều trị triệu chứng và nguyên nhân, phòng ngừa biến chứng. Loại thuốc và liều lượng cụ thể được chỉ định dựa trên tình trạng. Vì vậy người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Tham khảo thêm
- Suy Thận Uống Nước Chanh Được Không? Giải Đáp Thắc Mắc
- Gợi Ý Chế Độ Ăn Cho Người Suy Thận Cấp Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!