Gợi Ý Bạn Chế Độ Ăn Cho Người Suy Thận Cấp Hiệu Quả
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận cấp ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng có thể giúp duy trì sức khỏe, làm chậm tiến triển bệnh và bảo tồn chức năng thận.
Hiểu đúng về suy thận cấp
Suy thận cấp là một trong hai cấp độ của bệnh suy thận, bên cạnh suy thận mạn. Tổn thương thận cấp là tình trạng chức năng lọc cầu thận bị suy giảm đột ngột trong vòng vài giờ hoặc vài ngày liền. Tình trạng này khiến các độc tố, chất thải, chất điện giải dư thừa không được lọc khỏi máu, tích tụ trong cơ thể và tạo gánh nặng cho thận.
Đặc trưng của suy thận cấp là tình trạng bùng phát đột ngột của các triệu chứng như:
- Tiểu niệu, lượng nước tiểu ít hơn so với bình thường;
- Sưng phù mắt cá chân, bàn chân do cơ thể tích nước;
- Tức ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim;
- Buồn nôn, nôn ói;
- Suy nhược thần kinh, yếu ớt;
- Nghiêm trọng nhất là co giật, rơi vào hôn mê.
Các biện pháp điều trị suy thận cấp phổ biến như:
- Dùng thuốc trong giai đoạn khởi đầu;
- Chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng;
Nguyên tắc dinh dưỡng đối với bệnh nhân suy thận cấp
Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định, bệnh nhân suy thận cấp cần được thiết kế riêng khẩu phần ăn uống phù hợp. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và kết quả điều trị của bệnh nhân suy thận nói chung, suy thận cấp nói riêng.
Chỉ cần bổ sung đủ chất và khoa học, sử dụng thực phẩm lành mạnh sẽ giúp duy trì thể chất ổn định, giảm áp lực cho thận, hỗ trợ thận lọc máu tốt hơn. Điều này cũng giúp điều hòa cơ chế sản sinh hormone và làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn biến chứng, không phải chạy thận nhân tạo.
Xây dựng thực đơn ăn uống cho bệnh nhân suy thận cấp cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Cung cấp đủ nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể;
- Cắt giảm lượng đạm, ưu tiên nguồn đạm thực vật có giá trị sinh học cao;
- Giảm lượng chất béo;
- Tăng cường bổ sung sắt, vitamin A, B6, B12, C, E…;
Gợi ý chế độ ăn cho người suy thận cấp
Khẩu phần ăn hàng ngày dành cho người bệnh suy thận cấp cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các yếu tố sau:
- Năng lượng: Cung cấp khoảng 35kcal/ kg, người trưởng thành bổ sung trung bình khoảng 1800 – 1900 kcal/ ngày;
- Protein: Đảm bảo lượng đạm nạp vào cơ thể không quá 33g/ ngày, chia trung bình là 0.6g/ kg cân nặng/ ngày. Tỷ lệ đạm động vật chiếm 6:4 so với đạm thực vật;
- Chất béo: Nhu cầu khoảng 20 – 25% so với tổng năng lượng cần bổ sung trong ngày. Bệnh nhân suy thận cấp cần bổ sung trung bình từ 40 – 50g/ ngày;
- Carbohydrate: Cần bổ sung khoảng 50 – 60% so với tổng năng lượng của khẩu phần ăn;
- Glucid: Đảm bảo duy trì bổ sung khoảng 310 – 350g/ ngày;
Ngoài ra, bệnh nhân nên thực hiện chế độ ăn nhạt, cắt giảm lượng muối và mì chính khi chế biến thức ăn hàng ngày. Lượng muối và mì chính khuyến cáo là 2 – 4g, tuyết đối không nên dùng quá 5g/ ngày nhằm giảm bớt áp lực cho thận.
Cuối cùng là uống nước vừa đủ, bổ sung lượng cần thiết cho cơ thể theo công thức chuẩn “Lượng nước uống trong ngày = lượng nước tiểu + lượng nước đã thất thoát qua da, phân, hơi thở”. Không nên uống thừa hoặc uống thiếu để tránh làm tăng nặng các triệu chứng suy thận.
Bệnh nhân suy thận cấp nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?
Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh suy thận cấp nên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh và tốt cho sức khỏe như:
- Thực phẩm chất đạm: bổ sung từ các loại thịt trắng, thịt gia cầm, cá và trứng… Trường hợp suy thận cấp kèm theo rối loạn chỉ số lượng mỡ trong máu chỉ dùng tối đa 3 quả trứng/ tuần và ăn cách ngày, các loại cá như cá hồi, cá nục, cá vược, cá trích… ăn 2 lần/ tuần, thịt bò ăn tối đa 1 – 2 lần/ tuần.
- Thực phẩm chứa chất bột đường: Ưu tiên các loại thực phẩm chứa ít đạm như miến dong, gạo xay, bún, phở, khoai lang, bột sắn dây, khoai sọ, khoai lang…
- Thực phẩm chứa chất béo: Ưu tiên sử dụng các loại dầu thực vật tốt thay vì động vật tốt cho sức khỏe như dầu ô liu, dầu mè, dầu đậu nành… Tránh các loại mỡ cá, da gà hay nội tạng động vật.
- Trái cây: Đối với người bệnh suy thận cấp, nên chọn các loại trái cây màu sắc như xanh, vàng, đỏ, tím… Trường hợp suy thận cấp kèm theo tiểu đường nên chọn loại trái cây có chứa lượng đường huyết thấp như dâu tây, cam, bưởi, quýt, táo tây, nho đỏ…
- Rau xanh, củ quả: Ưu tiên những loại trái cây ít chứa kali như ớt chuông đỏ, bắp cải, bông cải xanh, hành, gừng…
Người bệnh suy thận cấp cần hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại thực phẩm sau:
- Trái cây chứa hàm lượng kali cao như chuối, xoài, kiwi, bơ…;
- Các loại phô mai, sữa chua, chế phẩm từ sữa;
- Thức ăn chế biến nhiều nước như canh, súp, cháo, kem…;
- Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa để tránh nguy cơ tăng cholesterol và acid béo, không tốt cho thận và tim mạch;
- Hạn chế thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, nghêu…;
- Giảm dùng muối trong chế biến thức ăn hàng ngày;
Chế độ ăn cho người suy thận cấp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, bảo tồn chức năng thận tối ưu. Do đó, hãy nắm rõ những nguyên tắc dinh dưỡng để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Suy Thận Độ Mấy Thì Phải Chạy Thận? Thông Tin Cần Biết
- Chi Tiết Cách Phân Biệt Suy Thận Cấp Và Suy Thận Mạn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!