Vết bầm tím trên da do bệnh lý xương khớp xử lý như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội
Vết bầm tím trên da xuất hiện ở bắp đùi, cánh tay hoặc vùng cổ, thắt lưng… không rõ nguyên nhân là một tổn thương da do mạch máu giữa các mô, cơ bị vỡ hoặc suy yếu, hồng cầu bị thoát khỏi thành mạch. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về cơ xương khớp.

Nguyên nhân gây vết bầm tím trên da

Vết bầm tím trên da thường có màu hơi đỏ, tía hoặc đen xanh do máu tụ. Sau 3 – 5 ngày, khi các mạch máu trong cơ thể bắt đầu lành lại, chuyển hóa tế bào máu vận động bình thường, vết bầm sẽ tự tan, không để lại nguy hiểm.

Thế nhưng, nếu những vết bầm tím trên da lặp đi lặp lại nhiều lần, vùng da bị bầm loang rộng từng ngày và thâm đen hơn, đừng chủ quan, đó có thể là dấu hiệu bạn đã bị viêm đau xương khớp mạn tính.

 Vết bầm tím trên da nguyên nhân

Vết bầm tím trên da cảnh báo bệnh lý cơ xương khớp

Theo trang tin Boldsky, hay xuất hiện vết bầm tím trên da có thể do 5 yếu tố như sau:

  • Do vấn đề về tuổi tác: Về già, lớp mỡ bảo vệ da nhằm chống lại những va đạp mất dần. Da bạn trở nên mỏng hơn, việc sản xuất collagen chậm đi. Chỉ cần 1 va chạm nhỏ, mạch máu có thể bị tổn thương nứt, vỡ gây vết bầm trên da.

  • Bị xuất huyết dưới da: Khi máu bị rò rỉ ra ngoài các mao mạch nhỏ sẽ tạo thành các vết bầm nhỏ li ti. Vấn đề xuất huyết dưới da phổ biến hơn ở lứa tuổi trung niên trở đi.

  • Mắc bệnh tiểu đường: Kháng insulin ở người bị tiểu đường là nguyên nhân chính gây ra nhiều vết bầm tím. Bởi vậy, người bị tiểu đường luôn có làn da đen ngăm hơn so với người bình thường.

  • Do rối loạn máu: Máu đông không đúng cách làm xuất hiện bệnh máu khó đông, bệnh bạch cầu. Với 1 tổn thương nhỏ trên mạch máu, máu rò rỉ dưới da sẽ âm thầm tạo thành vết bầm trên da.

  • Do nhiễm độc dược phẩm: Một số loại thuốc làm đông máu và tạo vết bầm trên da là: Thuốc chống đông máu, aspirin, prednisolone,… Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng và chỉ dùng theo đơn kê của bác sĩ.

  • Viêm khớp: Vết bầm tím lớn sau va chạm nhẹ có thể liên quan đến viêm khớp hoặc do thuốc điều trị. Tình trạng này thường gặp ở những người bị viêm khớp dạng thấplupus ban đỏ làm giảm số lượng tiểu cầu. Từ đó gây ra những vết bầm tím và chảy máu nướu răng. Ngoài ra lưu lượng máu trong cơ thể bạn đều bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng các thuốc trị viêm khớp như methotrexate, corticosteroid hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Mỗi nguyên nhân gây vết bầm tím tương ứng với cách khắc phục khác nhau. Ngay khi nhận thấy vết bầm xuất hiện lâu ngày và tái lại nhiều lần, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tiến hành xét nghiệm và điều trị phù hợp.

Xuất hiện vết bầm tím trên da có sao không?

Nếu người bệnh không nhận biết kịp thời hoặc chữa trị lơ là, lượng máu tụ trong các vết bầm sẽ ứ đọng, gây tắc nghẽn tuần hoàn lưu thông máu trong cơ thể. Sau đó xâm lấn hệ thống dây chằng và rễ thần kinh xung quanh, khiến người bệnh bị đau nhức, tê bì chân tay.

Theo thời gian, khối cơ vùng máu tụ dần bị teo lại, rối loạn dây thần kinh vận động, dẫn tới đi lại khó khăn, biến dạng khớp, nguy cơ tàn phế cao.

Chữa vết bầm tím đúng cách và kịp thời

Dưới đây là 5 cách khắc phục vết bầm tím trên da đơn giản, hiệu quả nhất định cần áp dụng ngay:

 Cách khắc phục vết bầm tím trên da

Chườm đá để khắc phục vết bầm tím trên da

  • Chườm đá: Ngay khi trên da có vết bầm dập, người bệnh cần liên tục chườm đá, lăn liên tục từ 10 – 15 phút. Đá lạnh sẽ giúp người bệnh giảm đau, giảm lưu lượng máu lưu thông qua khu vực đó và khiến lượng máu tụ bị tan dần giúp làm tan vết bầm tím.

  • Kê cao vùng xuất hiện vết bầm: Nếu không có đá chườm, người bệnh cần nâng cao chân. Đây là phương pháp trọng lực để ngăn chặn sự lưu thông máu trên da. Bạn nên nâng cao chân 3 – 4 phút/lần và hạ xuống để tránh bị thiếu máu quá mức.

  • Massage vết bầm tím: Bạn nên xoa bóp vùng da bị bầm bằng 1 số loại tinh dầu đặc biệt chiết xuất từ hoa và cây tự nhiên để thư giãn, quên cảm giác đau.

  • Dùng dấm: Xát dấm vào vết bầm tím giúp sát khuẩn, làm giảm sưng, đau và hạn chế máu tụ. Bạn chỉ cần trộn dấm với nước ấm, xoa bóp nhẹ nhàng vùng gối bị tổn thương.

  • Bổ sung vitamin K: Vitamin K có tác dụng làm đông máu, phát triển collagen, làm lành vết thương. Một số thực phẩm chứa hàm lượng vitamin K cao như bông cải xanh, chuối, ổi…

*Lưu ý: Các cách chữa vết bầm tím ở trên có tác dụng hỗ trợ điều trị, ứng dụng phổ biến đối với trường hơp bệnh nhẹ. Khi vết bầm tím loang rộng, đen sậm và xuất hiện các cơn đau nhức, người bệnh cần đi khám ngay để tránh bị biến chứng, ảnh hưởng tiêu cực tới hệ xương.

Vết bầm tím trên da nếu xuất hiện trên 5 – 7 ngày và lặp lại nhiều hơn 3 lần/tháng, người bệnh tuyệt đối không thể chủ quan. Tốt nhất nên thăm khám để được kiểm tra kỹ lưỡng và hướng dẫn điều trị.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger