Bệnh viêm khớp háng – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Bệnh viêm khớp háng khiến chức năng vận động suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi lại của người bệnh. Dù căn bệnh này có thể gây biến chứng nguy hiểm nhưng rất nhiều người vẫn có tâm lý chủ quan và coi thường.

Viêm khớp háng là gì? Đối tượng dễ mắc bệnh

Viêm khớp háng là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương và sưng tấy ở vùng khớp háng, khiến người bệnh đau nhức, đi lại khó khăn. Đây là căn bệnh phổ biến, dễ thấy ở nhiều người.

Bệnh được phân chia thành nhiều loại gồm:

Nếu dựa theo mức độ bệnh, viêm khớp háng được chia thành 2 loại:

  • Viêm khớp háng nguyên phát: Xảy ra do tuổi tác, các khớp bị lão hóa.
  • Viêm khớp háng thứ phát: Xảy ra do chấn thương, viêm trên nền dị dạng cũ, thoái hóa sau biến chứng…
Bệnh viêm khớp háng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi lại của bệnh nhân
Bệnh viêm khớp háng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi lại của bệnh nhân

Bất kỳ ai cũng có thể mắc căn bệnh xương khớp này, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Tuy nhiên, bệnh viêm khớp háng thường xuất hiện ở những đối tượng sau:

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp háng

Theo nghiên cứu, bệnh viêm khớp háng thường xuất phát từ những nguyên nhân chính sau đây:

  • Do tuổi tác: Tuổi càng cao, hệ thống xương khớp càng yếu dần và bị lão hóa. Điều này khiến ổ khớp mất cân bằng, mô sụn bào mòn, phá vỡ cấu trúc, ma sát vào nhau gây viêm đau. Viêm khớp háng xảy ra ở người cao tuổi thường diễn biến từ từ, dai dẳng.
  • Chấn thương: Đây là nguyên nhân điển hình gây bệnh viêm khớp háng. Người bệnh gặp chấn thương do tai nạn, hoạt động thể dục thể thao hoặc lao động quá sức khiến vùng khớp háng tổn thương, nứt mô sụn và ảnh hưởng đến ổ khớp.
  • Do nhiễm trùng: Sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi trùng gây phản ứng viêm tại khớp. Những loại vi khuẩn như liên cầu, phế cầu, trùng coli, tụ cầu vàng… thường xâm nhập qua việc can thiệp ngoại khoa, sau khi nhiễm trùng da, can thiệp thủ thuật.
  • Do rối loạn tự miễn: Khi hệ miễn dịch tự tạo ra kháng thể chống lại phản ứng viêm, vô tình tấn công các mô sụn, mô mềm và dây chằng gây viêm nhiễm, đau nhức xung quanh khớp háng.
  • Do tính chất công việc: Người thường xuyên làm những công việc nặng nhọc, lao động tay chân, đứng quá lâu, ngồi nhiều… có nguy cơ bị viêm khớp háng cao.
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn sẽ tạo áp lực lên 2 chân, lúc này khớp háng phải chống đỡ và chịu tác động mạnh nên dễ tổn thương.
  • Di truyền: Người sinh ra trong gia đình có bố mẹ, ông bà bị bệnh xương khớp, viêm khớp háng thì có khả năng cao nhiễm bệnh.
  • Do bệnh lý: Xuất phát từ các bệnh như thoát vị đĩa đệm, tiểu đường, hoại tử vô mạch chỏm xương đùi
  • Giới tính: Theo thống kê, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp háng cao hơn nam giới.
  • Nguyên nhân khác: Chế độ ăn uống, bẩm sinh, suy giảm nội tiết tố trong thai kỳ và sau khi sinh…
Tuổi già là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp háng
Tuổi già là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp háng

Dấu hiệu viêm khớp háng

Khi bị viêm khớp háng, bệnh nhân sẽ gặp phải những triệu chứng điển hình sau đây:

  • Đau nhức khớp: Người bệnh sẽ bị đau khớp háng bên phải, bên trái hoặc đau cả 2 bên. Ở giai đoạn đầu, cơn đau chỉ nhẹ, tập trung ở vùng háng. Khi chuyển qua giai đoạn nặng cơn đau sẽ dữ dội và lan rộng ra vùng xung quanh với tần suất liên tục, dày đặc hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức khớp nhiều khi di chuyển, vận động.
  • Cứng khớp háng: Bệnh nhân có cảm giác cứng khớp háng và vùng hông, khó cử động, nhất là vào buổi sáng khi thức dậy. Lúc này cần phải xoa bóp một lúc thì khớp háng mới linh hoạt trở lại. Cứng khớp xuất hiện khi bệnh đã bắt đầu chuyển qua giai đoạn nặng.
  • Sưng nóng tại khớp: Vùng khớp háng nóng, sưng đỏ do tổn thương hoặc nhiễm trùng. Một số trường hợp sưng nóng kèm theo cả bầm tím.
  • Vận động khó khăn: Người bệnh cảm thấy đau nhói và khó khăn khi đi lại, xoay người, đứng lên ngồi xuống hoặc khi bị tác động trực tiếp.
  • Có tiếng kêu khi vận động: Vùng khớp háng bị viêm phát ra tiếng lục khục, lạo xạo khi di chuyển do các đầu khớp bị cọ xát.
  • Dấu hiệu khác: Sốt, mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, suy giảm sức khỏe…

Trường hợp bị viêm khớp háng do nhiễm trùng và rối loạn tự miễn, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như: Da nổi các nốt thấp khớp, môi khô, sốt rét, hơi thở hôi, tiểu buốt, tiểu rắt…

Bệnh viêm khớp háng có chữa được không? Có nguy hiểm không?

Bệnh viêm khớp háng gây đau nhức, cản trở vận động và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân. Nếu không điều trị sớm, người bệnh còn có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý.
  • Tổn thương nội tạng: Viêm khớp do nguyên nhân rối loạn tự miễn có thể khiến da, thận và nhiều cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng. Thậm chí nếu không phát hiện kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nhiễm trùng máu, viêm cầu thận: Sự tấn công của các vi khuẩn không chỉ gây viêm tại khớp mà còn lan rộng lên vùng chậu, ổ bụng. Nếu không xử lý hoàn toàn vi khuẩn có thể tấn công vào máu, thận, đường tiết niệu… dẫn đến nhiễm trùng.
  • Teo cơ, biến dạng khớp, sưng khớp ngón chân.
  • Bại liệt, mất khả năng lao động.
Viêm khớp háng có thể khiến bệnh nhân mất khả năng vận động
Viêm khớp háng có thể khiến bệnh nhân mất khả năng vận động

Thực tế cho thấy, bệnh viêm khớp háng do nhiễm trùng có thể điều trị được với điều kiện bệnh nhân phải phát hiện và can thiệp sớm, áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Bởi nếu để bệnh chuyển sang mãn tính hoặc khi đã xuất hiện biến chứng thì rất khó chữa trị.

Đối với bệnh viêm khớp háng do thoái hóa, rối loạn tự miễn thì không thể chữa dứt điểm. Tuy nhiên, nếu khắc phục sớm thì bệnh có thể cải thiện đến 80 – 90%.

Do đó, khi có dấu hiệu đau nhức nhẹ hoặc thấy khó chịu vùng khớp háng, mọi người cần đi khám ngay để tìm ra biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp háng

Để xác định nguyên nhân, mức độ tổn thương, các bác sĩ sẽ chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng.

Khám cận lâm sàng: Bác sĩ quan sát bên ngoài, ấn vào khớp để xác định mức độ đau nhức. Xem xét các triệu chứng đi kèm, yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số hoạt động để đánh giá chức năng khớp. Đồng thời bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiểu sử bệnh lý của người bệnh.

Cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm dịch khớp: Giúp bác sĩ phát hiện được viêm khớp háng do nhiễm trùng, rối loạn tự miễn, chấn thương. Biết được các nhóm vi khuẩn gây viêm, mức độ viêm. Nếu viêm khớp háng do viêm nhiễm thì số lượng bạch cầu cao, dịch có vi khuẩn. Nếu bệnh do tự miễn thì dịch chứa nhiều kháng thể với tế bào bạch cầu. Nếu viêm khớp háng do chấn thương thì dịch có màu đỏ.
  • Xét nghiệm máu: Bệnh nhân thực hiện xét nghiệm này để xác định nguyên nhân gây bệnh có phải do nhiễm trùng, rối loạn tự miễn hay không, hoặc những kháng thể nào gây tổn thương không.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT để xác định mức độ tổn thương ở khớp háng.

Cách điều trị viêm khớp háng

Sau khi biết được mức độ, nguyên nhân gây bệnh, mọi người có thể lựa chọn điều trị bằng một trong những biện pháp dưới đây.

Chữa viêm khớp háng bằng bài thuốc dân gian

Trong dân gian thường truyền tai nhau những bài thuốc từ thảo dược tự nhiên quen thuộc, có tác dụng điều trị viêm khớp háng và giảm đau hiệu quả. Một số bài thuốc được nhiều người áp dụng như:

  • Chữa viêm khớp bằng ngải cứu: Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi, rửa sạch và cho lẫn 1 ít muối hạt. Đổ nước nóng lên để ngải cứu mềm ra, sau đó đắp trực tiếp vào khớp.
  • Bài thuốc từ lá lốt: Rửa sạch 1 nắm lá lốt, ngâm với nước muối loãng 10 phút, vớt ra và để ráo nước. Cho lá vào ấm cùng nước đun sôi kỹ. Lọc lấy phần nước để uống trong ngày. Uống 2 lần/ngày sau bữa ăn.
  • Sử dụng gừng: Rửa sạch 1 củ gừng tươi, thái lát mỏng. Cho gừng vào nồi cùng nước đun sôi kỹ, cho thêm 1 ít muối hạt vào. Để nước nguội bớt, dùng nước gừng muối để ngâm chân mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Lá lốt có tác dụng giảm đau nhức xương khớp hiệu quả
Lá lốt có tác dụng giảm đau nhức xương khớp hiệu quả

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian khác như: Uống nước cà tím tươi, ăn đu đủ và mễ nhân, bài thuốc từ rễ cây trinh nữ, bài thuốc từ bột quế và mật ong…

Ưu điểm của phương pháp dân gian an toàn, lành tính, dễ thực hiện, chi phí rẻ. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ áp dụng cho bệnh viêm khớp háng giai đoạn nhẹ, triệu chứng chưa trầm trọng, không sử dụng được cho trường hợp bệnh nặng. Mặt khác, các bài thuốc dân gian hiệu quả thấp, không thể trị bệnh dứt điểm.

Cách chữa viêm khớp háng bằng biện pháp hỗ trợ

Bệnh nhân có thể giảm đau nhức do viêm khớp háng bằng một số biện pháp hỗ trợ sau:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Dùng túi ấm hoặc túi lạnh chườm lên vùng khớp háng khoảng 15 phút có thể giúp giảm đau, giảm sưng và tê cứng.
  • Giảm cân: Thừa cân sẽ tạo áp lực lên khớp, khiến tình trạng tổn thương thêm nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân nên giảm cân bằng chế độ ăn và tập luyện phù hợp, sẽ giúp khớp háng đỡ đau nhức hơn.
  • Thay đổi thói quen: Bệnh viêm khớp háng có thể trầm trọng hơn nếu bệnh nhân duy trì thói quen xấu như ngồi xổm, lao động nặng, tập thể dục quá độ, đá chân đột ngột… Do đó, bệnh nhân cần hạn chế những hoạt động này.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Bệnh nhân có thể sử dụng nạng để làm giảm áp lực lên khớp háng, từ đó giúp bớt đau nhức khó chịu.

Điều trị bệnh viêm khớp háng bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhức và ngăn sự lan rộng của vi khuẩn, được nhiều bệnh nhân sử dụng để điều trị bệnh. Vậy viêm khớp háng uống thuốc gì? Một số nhóm thuốc thường được bác sĩ kê đơn gồm:

  • Thuốc giảm đau: Được sử dụng hầu hết trong các trường hợp viêm khớp. Thuốc giúp giảm đau, chống lại cảm giác khó chịu tạm thời. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê nhóm thuốc giảm đau phù hợp như: Paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm không Steroid, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc giảm đau gây nghiện, nhóm thuốc Salicylates…
  • Thuốc kháng sinh: Gentamycin, Ceftazidime, Vancomycin… Dùng trong trường hợp viêm khớp do nhiễm khuẩn. Loại thuốc này có khả năng ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Azathioprine, Methotrexate… Sử dụng trong trường hợp bệnh viêm khớp háng do nguyên nhân rối loạn tự miễn, viêm khớp dạng thấp…
  • Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Glucosamine, Chondroitin… Sử dụng trong trường hợp bệnh do thoái hóa. Loại thuốc này có khả năng phục hồi tổn thương mô sụn, cải thiện độ dẻo dai cho xương khớp.
  • Thuốc Corticoid: Được dùng trong trường hợp viêm khớp háng nặng, khi đã dùng thuốc giảm đau, chống viêm không đạt hiệu quả. Loại thuốc này dạng uống, tiêm, có công dụng kháng viêm mạnh. Tuy nhiên thuốc chỉ dùng trong thời gian ngắn vì dễ gây tác dụng phụ.

Thuốc Tây y cho hiệu quả nhanh, giảm đau và giảm viêm tốt. Tuy nhiên do thuốc dễ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận nên bệnh nhân cần thận trọng, chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, thuốc tân dược không thể giúp chữa dứt điểm, bệnh có khả năng tái phát cao.

Vật lý trị liệu

Phương pháp này áp dụng cho bệnh viêm khớp háng do thoái hóa, chấn thương, rối loạn tự miễn… Vật lý trị liệu thường kết hợp với thuốc uống để tăng hiệu quả. Mục đích của biện pháp này là giảm đau nhức, chống viêm và phục hồi vận động cho khớp háng.

Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, co giãn cơ và phục hồi vận động cho người bệnh
Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, co giãn cơ và phục hồi vận động cho người bệnh

Những kỹ thuật vật lý trị liệu thông dụng như: Điện trị liệu, nhiệt trị liệu, siêu âm trị liệu, kích thích dây thần kinh qua da, chiếu tia hồng ngoại, massage trị liệu, cấy chỉ…

Ngoài những biện pháp trên, bệnh nhân có thể được hướng dẫn tập các bài tập trị liệu để cải thiện vận động và giảm đau khớp.

Phẫu thuật

Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân viêm khớp háng sẽ được khuyên can thiệp bằng phẫu thuật. Cách chữa này chỉ áp dụng cho bệnh nặng, có nguy cơ gặp biến chứng, tổn thương mô sụn nghiêm trọng. Bên cạnh đó, phẫu thuật còn được thực hiện khi khớp bị biến dạng, nứt do chấn thương, ổ khớp vỡ…

Các phương pháp phẫu thuật viêm khớp háng như: Chỉnh cấu trúc ổ khớp, thay khớp nhân tại, nội soi khớp, mài sụn khớp, phẫu thuật mở khớp loại bỏ phần nhiễm khuẩn…

Việc mổ khớp giúp phục hồi nhanh khả năng vận động nhưng dễ xảy ra biến chứng, sau khi phẫu thuật cần kiêng kỵ rất nhiều vì bệnh vẫn có thể tái phát, chi phí mổ cao. Do đó bệnh nhân cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn phương pháp này.

Chữa bệnh viêm khớp háng bằng Đông y

Ngày nay có rất nhiều bệnh nhân tìm đến Đông y để điều trị viêm khớp háng thay vì lựa chọn những phương pháp khác. Bởi thuốc Tây y dễ gây tác dụng phụ, bài thuốc dân gian thì hiệu quả thấp, trong khi đó y học cổ truyền vừa an toàn cho sức khỏe, vừa mang đến công dụng cao.

Thuốc Đông y có thành phần từ nhiều thảo dược, gia giảm theo tỷ lệ nhất định. Cơ chế tác động của thuốc, trị bệnh từ gốc, loại bỏ căn nguyên, cân bằng lại âm dương, phục hồi chức năng ngũ tạng và tăng cường sức đề kháng.

Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm khớp háng phổ biến như:

  • Bài thuốc 1: Hy thiêm, ngải cứu, thổ phục linh, nhọ nhồi, ngưu tất, thương nhĩ tử.
  • Bài thuốc 2: Đương quy, thục địa, độc hoạt, quế tăm, phục linh, phòng phong, bách bộ, tần giao, chích thảo… và một số thảo dược khác.
  • Bài thuốc 3: Ngưu tất, cà gai, bồ công anh, quế, trinh nữ, thạch xương bồ… và một số dược liệu khác.

Bị bệnh viêm khớp háng kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Để triệu chứng đau nhức thuyên giảm, bệnh viêm khớp mau khỏi, ngoài lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, mọi người cần xây dựng thực đơn khoa học. Bệnh nhân nên ăn và kiêng những thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm nên ăn:

  • Thực phẩm giàu Omega 3: Cá hồi, cá trích, hạt óc chó, hạt macca, cá thu…
  • Thực phẩm chứa nhiều Beta Carotene: Khoai lang, măng tây, củ cải, đu đủ…
  • Thực phẩm giàu canxi: Sữa, chế phẩm từ sữa, tôm, cua…
  • Rau xanh, nhất là rau xanh đậm như cải xoăn, bông cải xanh, rau bina…
  • Thực phẩm giàu vitamin D, vitamin C, vitamin K…
  • Các loại gia vị: Gừng, tỏi…

Thực phẩm nên kiêng:

  • Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt trâu…
  • Đồ ngọt (bánh ngọt, siro, mứt…), đồ ăn chứa nhiều muối (cải muối chua, cá khô…)
  • Thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, đồ ăn cay nóng.
  • Đồ uống có ga, cà phê, bia, rượu…
  • Kiêng sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá.
Bệnh nhân viêm khớp cần kiêng các loại thịt đỏ để tránh bệnh tăng nặng
Người bị viêm khớp cần kiêng các loại thịt đỏ để tránh bệnh tăng nặng

Cách phòng tránh bệnh viêm khớp háng

Để không bị bệnh viêm khớp háng hành hạ, cách tốt nhất là mọi người nên phòng tránh căn bệnh này, không tạo cơ hội cho bệnh phát triển. Chuyên gia xương khớp khuyên bạn nên thực hiện những điều sau đây:

  • Không làm việc quá sức, không mang vác vật nặng, tránh các hoạt động làm tăng áp lực lên khớp háng.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, cân đối thời gian làm việc để tránh căng thẳng, mệt mỏi hoặc lo âu quá mức.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, không để béo phì.
  • Không đứng hoặc ngồi quá lâu, nên vận động thường xuyên để tránh tổn thương cho khớp.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên, nên tập các bộ môn như bơi lội, yoga, đi bộ nhẹ nhàng… để khớp háng luôn dẻo dai và linh hoạt.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh, đủ chất nuôi dưỡng khớp.
  • Thận trọng khi lao động, luyện tập thể thao, tham gia giao thông để hạn chế nguy cơ bị tai nạn.
  • Có lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, uống bia, rượu hoặc sử dụng chất kích thích.
  • Để phòng ngừa viêm khớp háng do nhiễm khuẩn, khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa, mọi người cần thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và các vấn đề xương khớp bất thường.

Với những thông tin trên đây, hy vọng mọi người đã nắm rõ kiến thức về bệnh viêm khớp háng. Đồng thời nắm được các biện pháp điều trị và phòng ngừa, tránh các biến chứng nguy hiểm.

XEM THÊM

Tin liên quan

Bình luận (30)

  1. Hoa Bằng Lắng says: Trả lời

    Xem thấy biến chứng bệnh này mà sợ thật? Không biết có phòng tránh được không?

  2. Mommy says: Trả lời

    Có ai bị đau khớp kháng sau sinh không? em bị đau quá mà đi viện bác sĩ kê cho 1 đống thuốc kháng sinh. Uống vào lại sợ ảnh hưởng đến sữanên , em đang tính điều trị đông y xem thế nào, chắc thuốc này cũng lành nhỉ?

    1. Linh Nhi says:

      Ngẫm lại làm phụ nữ cũng khổ, mang nặng đẻ đau rồi đẻ xong còn bị hết bệnh này đến bệnh kia , chẳng hết khổ được .

    2. Bống 3T says:

      Em trước sinh xong cũng điều trị đau khớp ở đây luôn đó chị. Chữa tốt mà không ảnh hưởng gì cả đâu. Em cả uống cả cho con bú mà bé vẫn khỏe mạnh bình thường mà. Em tìm hiểu thấy thuốc ở đây 100 % thảo dược , không chất phụ gia, còn đạt chuẩn GACP-WHO nữa, ai cũng sử dụng được

    3. Đỗ Minh Đường says:

      Chào bạn Mommy, Nhà thuốc đã nhận được thông tin của bạn. Quá trình sinh nở cơ thể phụ nữ có rất nhiều thay đổi từ nội tiết tố sinh lý bên trong đến hình thể bên ngoài,những điều này đều có thể là nguyên nhân gây nên viêm đau ở các khớp trên toàn thân, điển hình là viêm đau khớp háng. Khi điều trị bằng thuốc đông y, sẽ không có thành phàn của thuốc kháng sinh cũng như chất bảo quản, dược liệu là cây thuốc trong tự nhiên nên không ảnh hưởng đến chất sữa bạn nhé. Tuy nhiên , trong quá trình điều trình điều trị , bạn cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất. Nhà Thuốc xin gửi bạn địa chỉ của nhà thuốc bạn nhé :
      1. Số 37A, ngõ 97, Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội
      SDT: 024 6253 6649 / 0963 302 349 / 0984 650 816
      2. Số 100, đường Nguyễn Văn Thương (đường D1 cũ), Phường 25, Quận Bình Thạnh, tp HCM
      SDT: 028 3899 1677 / 0938 449 768 / 0932 088 186
      Rất hân hạnh được đón tiếp bạn!

  3. Phương Thùy NT says: Trả lời

    Không biết nhà thuốc Đỗ Minh Đường này có gửi thuốc về tận nhà không vậy ạ? Bố em bị viêm khớp dạng thấp điều trị ở nhà có được không ta? Chứ giờ gia đình bận rộn quá , không sắp xếp thời gian đi được.

    1. Long Trần Kim says:

      Nếu sắp xếp được thì vẫn nên đến rồi khám điều trị là tốt nhất em ạ. Bệnh xương khớp này vẫn nên điều trị kèm xoa bóp bấm huyệt nữa là tác dụng tốt nhất.

    2. Ngân Tiền Phong Bank says:

      Nhà thuốc có gửi thuốc về nhà tận nơi đó chị uiiii. Em đặt mua cho mẹ về sử dụng ở nhà mà, dùng mới 1 liệu trình mà thấy chân đỡ đau nhiều lắm, em đang đặt liệu trình thứ 2 cho mẹ dùng đây. Mà lúc em tìm hiểu thấy nhiều người điều trị bệnh này ở đây lắm

    3. Nguyễn Thị Thêm says:

      Em ơi, làm sao mà đặt thuốc onl được vây? Thuốc gửi về có lâu không?

    4. Đỗ Minh Đường says:

      Chào bạn, nhà thuốc đã nhận được thông tin của bạn. Hiện nay, Nhà Thuốc có hỗ trợ gửi thuốc tận nhà về cho những bệnh nhân không có điều kiện đến trực tiếp tại nhà thuốc bạn nhé! Để đặt thuốc, bạn vui lòng liên hệ nhà thuốc qua hotline : 024 6253 6649 / 0963 302 349 để gặp bác sĩ tư vấn, sau đó bác sĩ sẽ kê thuốc theo tình trạng bệnh của bạn và gửi thuốc về theo địa chỉ bạn đã đưa bạn nhé! Thời gian nhận thuốc sẽ phụ thuộc vào thời gian vận chuyển hàng của bưu điện, thường sẽ mất từ 3-5 ngày tùy độ gần xa bạn nhé! Nếu còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ nhà thuốc để được giải đáp kịp thời! Rất hân hạnh được đón tiếp bạn.

  4. Hưng dân IT says: Trả lời

    Em là nam, 25 tuổi nhưng nặng gần 90kg, mới đây em thấy đau nhức khớp háng phải, đi khám thì phát hiện bị viêm, giờ điều trị như thế nào là hợp lí được vậy?

    1. Thần Điêu Đại Hiệp says:

      Ui. Béo phì cũng là 1 trong các nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp háng này đó cu em, chưa biết điều trị cái gì nhưng em phải nên kết hợp giảm cân đi nữa, giảm áp lực cho chân cũng đỡ hơn rồi.

    2. Trang Bờmm says:

      Bệnh này cũng khó chữa phết, giờ phải tìm hiểu xem chỗ nào chữa tốt thì mình đến chữa thôi, chứ chữa linh tinh tốn tiền ra thôi.

  5. Nhạc Âu Mỹ says: Trả lời

    Đã ai điều trị thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường này chuwa? thấy nghệ sĩ Văn báu cũng điều trị xương khớp ở đây, chắc thuốc tốt nên cũng đắt nhỉ

    1. Văn Tú Japan says:

      Nghệ sĩ Văn Báu mà cũng điều trị ở đây luôn á? thế thì nhà thuốc nayf có vẻ chất lượng quá nhể. Chắc cũng đưa mẹ đến điều trị xem thế nào thôi, bị viêm khớp đầu gối mà điều trị 1-2 năm nay mãi chưa khỏi.

    2. Nguyễn Minh Tần says:

      Không phải mỗi nghệ sĩ Văn Báu mà nghệ sĩ Xuân hinh cũng điều trị đây nữa á. Nhà thuốc này địa chỉ uy tín mà. Bố em cũng điều trị viêm khớp ở đây, sau 3 tháng điều trị đã khỏi luôn rồi đấy ạ. Mà giá thì như bố em tầm 2 triệu 1 tháng đó ạ, cũng không đắt quá.

    3. Đỗ Minh Đường says:

      Chào bạn Nhạc Âu Mỹ, cảm ơn bạn đã quan tâm thông tin của nhà thuốc. Hiện tại bài thuốc chữa xương khớp của nhà thuốc có 4 bài thuốc nhỏ, trong quá trình khám bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào các tình trạng của bệnh nhân gặp phải để kết hợp các bài thuốc lại với nhau, vậy nên mỗi bệnh nhân sẽ có mỗi liệu trình, cũng như liều lượng thuốc khác nhau dẫn đến chi phí điều trị sẽ khác nhau bạn nhé! đặc biệt, giá tiền của từng loại thuốc đều đã được niêm yết tại nhà thuốc. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ với nhà thuốc hoặc đến trực tiếp tại cơ sở của nhà thuốc để được giải đáp bạn nhé! Cảm ơn bạn!

  6. Nguyễn Dũng Ct says: Trả lời

    Viêm khớp háng thì điều trị khỏi được không vây? sau tai nạn cuộc sống của tôi thay đổi hẳn, giờ đến cả việc tự đi đứng 1 mình cũng khó khăn,điều trị bao nhiêu nơi nhưng không cải thiện được bao nhiêu, thấy vợ khổ cực mà bất lực chawngr biết nên làm gì.

    1. Đỗ Minh Đường says:

      Chào bạn Nguyễn Dũng Ct, Nhà thuốc đã nhận được thông tin của bạn. Như mọi người vẫn rõ, viêm đau khớp háng không chỉ gây ra những cơn đau cấp tính cho người bệnh mà còn dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng về sức khỏe, đời sống. Chính vì thế khi phát hiện ra bệnh thì người bệnh nên điều trị sớm. Nhà thuốc cũng vinh dự khi đã chữa trị thành công bệnh viêm khớp cho nhiều bệnh nhân khác nhau. Tuy nhiên để có thể tư vấn cụ thể cho bạn trong điều trị, bác sĩ cần nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp bạn nhé! Bạn vui lòng liên hệ Nhà thuốc qua hotline hoặc đến trực tiếp tại Nhà thuốc để được bác sĩ tư vấn cụ thể bạn nhé! Cảm ơn bạn !

    2. Khánh Jannn says:

      Anh điều trị nhà thuốc này đi anh ơi. em cũng do chấn thương mà kéo theo viêm khớp háng đây. Cũng nghe nhiều người chỉ nên đến đây điều trị , sau thời gian điều trị vật lí trị liệu và uống thuốc giờ em có thể đi lại như bình thường rồi, giờ làm gì chỉ cần tránh hoạt động quá mạnh 1 thời gian là được.

    3. Dươn Dươn says:

      Nhà thuốc này có cả vật lí trị liệu luôn á? thế thì tốt quá, không biết chi phí cái này có cao không?

    4. Khánh Jannn says:

      Mình thì cả xoa bóp bấm huyệt cả châm cứu thì 180k 1 buổi tầm 1 tiếng. liên tục từ 10-15 buổi . điều trị xương khớp mà kết hợp thuốc với vật lí trị hiệu thì hiệu quả nhanh hơn nhiều .

  7. Hương Sen Babe says: Trả lời

    Đã ai điều trị cái này bằng lá lốt như trong bài có nhắc chưa ta? không biết có hiệu quả không, thấy lá lốt cũng rẻ, lại dễ làm.

    1. Thanh!!! says:

      Thấy bị cái đau viêm nhức này lấy ngải cứu làm nóng chườm lên cũng đỡ nhiều đó ạ. em thấy giảm đau rõ luôn, chị thử xem xem.

    2. Cường Zero 0 says:

      Mấy cái mẹo này không ăn thua đâu, may ra chỉ đỡ đau 1 chút lúc đấy thôi, chứ nói để mà khỏi thì không được đâu. Anh thử hết cách hết mẹo rồi mới chuyển sang tìm hiểu thuốc đây. Các em nếu muốn điều trị khỏi thì tìm hiểu thuốc dần đi là vừa.

  8. Nguyễn Lan Nhiên says: Trả lời

    Mình cũng bị viêm khớp háng gần 3 tháng nay, hầu như chỉ uống kháng sinh+ giảm đau để bớt đau nhứt. Đang tính đi phẫu thuật thì thấy phẫu thuật xong cũng nguy cơ tái phát cũng rất cao, chán không buồn nghĩ. Không biết nhà thuốc này điều trị có tốt không? Mình chưa điều trị xương khớp bằng đông y bao giờ.

    1. Kiều Hương says:

      Phẫu thuật chỉ áp dụng trong trường hợp mà nặng quá, hầu như không thể vận động nữa ấy, chứ mình chưa đến mức độ đó thì cũng không cần thiết lắm. mà chưa kể còn tái phát nữa thì cũng thôi, vừa đau đớn lại vừa tốn tiền.

    2. Mẹ Bông says:

      Điều trị xương khớp thì điều trị đông y là nhất luôn đó em ơi. giờ đa số điều trị xương khớp người ta đều điều trị đông y thôi. chứ thuốc tây cũng nhiều tác dụng phụ lắm.

    3. Linh Linh says:

      Nhà thuốc này em cũng đang tham khảo , thấy có nhiều người điều trị theo phác đồ ở đây mà khỏi lắm đây

    4. Đỗ Minh Đường says:

      Chào bạn Nguyễn Lan Nhiên, Nhà thuốc đã nhận được thông tin của bạn, Nhà thuốc đã và đang điều trị cho những bệnh nhân bị viêm khớp háng đạt hiệu quả tốt mà không cần đến phẫu thuật. Tuy nhiên để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ với nhà thuốc qua hotline hoặc đến các cơ sở của Nhà thuốc để được thăm khám và tư vấn chính xác bạn nhé! Rất hân hạnh được đón tiếp bạn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger