Viêm họng trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa bố mẹ CẦN BIẾT

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm họng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm họng ở trẻ em thường do nhiễm trùng liên cầu khuẩn và virus, chủ yếu xảy ra trong thời điểm giao mùa. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc hoặc biện pháp chăm sóc tại nhà.

Viêm họng trẻ em là bệnh gì?

Do có hệ miễn dịch còn non yếu, dễ bị nhiễm trùng nên viêm họng thường xảy ra ở trẻ em. Bệnh thường được gây ra bởi nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn. Trong đó hầu hết các trường hợp liên quan đến virus.

Viêm họng trẻ em là bệnh lý ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của trẻ
Viêm họng trẻ em ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ

Ở những trường hợp khác, trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn nhóm A (nhiễm trùng họng do vi khuẩn liên cầu gây ra). Trường hợp này sẽ có triệu chứng rất  nghiêm trọng, tiến triển nhanh, cần điều trị bằng kháng sinh.. Hầu hết các trường hợp chỉ bị viêm,  viêm họng hạt, viêm họng có mủ.

Biểu hiện trẻ bị viêm họng ra sao?

Trong hầu hết các trường hợp, viêm họng do virus gây ra và thường đi kèm với các triệu chứng như:

  • Đau họng
  • Khó nuốt
  • Sốt
  • Sưng amidan
  • Ho
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Trẻ khóc nhiều do ngứa rát cổ họng
  • Chảy nhiều nước bọt hơn bình thường
  • Quan sát thấy vùng họng đỏ tấy
  • Chán ăn
  • Khó khăn khi ăn, phát âm
  • Đôi khi phát ban ở bụng, tay, chân, mông,…

Nếu viêm họng do vi khuẩn, như vi khuẩn Streptococcus (thường gọi là viêm họng strep), triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn và cần điều trị bằng kháng sinh.

viêm họng ở trẻ biểu hiện
Cha mẹ cần phát hiện sớm biểu hiện trẻ bị viêm họng để điều trị kịp thời

Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ em

Viêm họng ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Nhiễm virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm họng ở trẻ em. Các loại virus như rhinovirus, adenovirus, cúm, và virus corona (bao gồm cả virus gây ra COVID-19) có thể gây viêm họng. Nhiễm trùng virus thường kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi, và đôi khi là sốt.
  • Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn Streptococcus (thường gọi là strep throat) là một nguyên nhân phổ biến khác. Nhiễm trùng do vi khuẩn thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như đau họng dữ dội, sốt cao, và sưng amidan mà không kèm theo ho hoặc sổ mũi.
  • Dị ứng: Dị ứng với phấn hoa, bụi, lông động vật, hoặc một số loại thức ăn cũng có thể gây viêm họng.
  • Khô họng: Khô họng do thở qua miệng, đặc biệt trong lúc ngủ, có thể làm kích thích cổ họng và gây viêm họng ở trẻ em.
  • Ô nhiễm không khí: Khói thuốc lá, khí thải ô nhiễm, và hóa chất trong không khí cũng có thể gây kích thích và viêm họng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Trong một số trường hợp, GERD – tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản khiến cổ họng bị kích thích và gây viêm họng.

Để xác định chính xác nguyên nhân và tìm phương pháp điều trị phù hợp, việc thăm khám bác sĩ là rất quan trọng, đặc biệt khi triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng.

Bé bị viêm họng có nguy hiểm không?

Bệnh viêm họng ở trẻ em có thể khỏi sau 3 – 7 ngày chăm sóc và điều trị tích cực, và bệnh không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhưng nếu không được điều trị, viêm họng kéo dài và các biến chứng dưới đây có thể xảy ra:

  • Áp xe thành họng
  • Viêm amidan
  • Viêm tai giữa
  • Viêm xoang
  • Viêm phổi
  • Làm suy yếu tim, thận, khớp, ảnh hưởng cực nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Do đó, cha mẹ cần chú ý quan tâm, theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe. Nếu phát hiện những vấn đề bất thường, cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất, trị dứt điểm viêm họng từ sớm.

Phương pháp trị bệnh viêm họng trẻ em

Viêm họng ở trẻ em thường được điều trị bằng biện pháp chăm sóc tại nhà, có thể dùng thêm siro trị ho và các loại điều trị triệu chứng khác. Những trẻ bị nhiễm trùng họng do vi khuẩn sẽ được dùng kháng sinh.

Dưới đây là những phương pháp điều trị thông thường:

1. Điều trị viêm họng do virus

  • Nghỉ ngơi: Đảm bảo trẻ có đủ thời gian nghỉ ngơi để hệ miễn dịch có thể chống lại virus.
  • Dung dịch muối: Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp làm dịu cổ họng đau và giảm viêm.
  • Dùng thuốc giảm đau: Dùng Paracetamol có thể giúp giảm đau và sốt. Lưu ý không sử dụng aspirin cho trẻ em do nguy cơ gây ra hội chứng Reye.

2. Điều trị viêm họng do vi khuẩn

Nếu viêm họng do vi khuẩn strep, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phù hợp. Cần đảm bảo trẻ được dùng thuốc đúng liều, đúng cách theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; hoàn thành toàn bộ liệu trình kháng sinh để tránh kháng thuốc hoặc tái nhiễm.

Dùng kháng sinh chữa viêm họng cho trẻ có thể gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt là khi tự ý dùng thuốc điều trị.

Sử dụng thuốc Tây Y là phương pháp chữa viêm họng trẻ em phổ biến
Dùng kháng sinh để điều trị viêm họng do vi khuẩn

3. Chăm sóc tại nhà

Để giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng, phụ huynh có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Uống nhiều nước: Cách này giúp giữ ẩm cổ họng, giảm đau rát và trẻ hydrat hóa tốt.
  • Ăn thực phẩm mềm và mát: Thực phẩm như sữa chua, kem, và cháo có thể dễ nuốt hơn.
  • Tránh kích thích cổ họng: Tránh thức ăn cay, nóng hoặc axit có thể làm kích thích thêm cổ họng.
  • Dùng tỏi nướng trị viêm họng trẻ em: Chất allicin trong tỏi có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt virus. Qua đó tăng cường sức đề kháng tuyệt vời. Dùng 1 củ tỏi, bóc vỏ, rửa sạch, sau đó cho vào lò nướng chừng 5 – 10 phút. Đến khi tỏi cháy đen, bạn bóc bỏ phần tỏi cháy bên ngoài, lấy cốt bên trong đem nghiền nát, lấy nước cốt rồi cho bé uống 2 lần mỗi ngày.
  • Trà gừng: Gừng có công dụng tiêu viêm, long đờm, giảm ho và đau rát vòm họng hiệu quả. Chỉ cần chuẩn bị 1 củ gừng nhỏ, gọt bỏ và rửa sạch sẽ. Sau đó băm nhỏ hoặc thái lát, chế nước sôi vào và chờ 10 phút. Uống khi trà còn ấm.
  • Hấp quất mật ong: Quất và mật ong đều có chứa chất kháng khuẩn. Hơn nữa, vitamin C trong quả quất làm dịu và thanh mát cổ họng, tăng sức đề kháng. Khi cần, dùng khoảng 10 quả quất, đem rửa sạch vỏ, cắt làm đôi, gạt bỏ hạt sạch sẽ. Sau đó cho quất vào bát mật ong, đem hấp trong nồi cơm khoảng 15 phút. Chắt lấy nước và cho trẻ uống 2 thìa nhỏ mỗi lần, ngày 2-3 lần cho đến khi bé khỏi viêm họng hoàn toàn.
Sử dụng trà quất mật ong có thể giúp tình trạng viêm họng ở trẻ thuyên giảm nhanh chóng
Sử dụng quất mật ong có thể giúp tình trạng viêm họng ở trẻ thuyên giảm nhanh chóng

Dùng Đông y trị viêm họng trẻ em an toàn, hiệu quả

Đông y sử dụng những vị thuốc quý và lành tính để chữa viêm họng cho trẻ. Tuy mang đến hiệu quả chậm hơn so với tây y nhưng việc dùng thuốc đông y có thể loại bỏ cả căn nguyên và triệu chứng.

  • Bài thuốc thứ nhất

Chuẩn bị: bạc hà 6g, kinh giới 12g, cát cánh 4g, kim ngân 20g, liên kiều 12g, cam thảo 4g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, cương tàm 12g.

Sắc với 1 lít nước. Khi nước thuốc cạn còn 1 bát thì chia thành 2 lần uống.

  • Bài thuốc thứ hai

Chuẩn bị: Mang tiêu 20g, liên kiều 10g, đại hoàng 20g, cam thảo 20g, chi tử 10g. hoàng cầm 10g, bạc hà 10g.

Sao giòn mang tiêu, liên kiều, đại hoàng, cam thảo, chi tử, hoàng cầm lên, nghiền thành bột. Đun 10g bạc hà cùng 1 lít nước sôi, để nguội. Sau đó, hòa phần bột đã chuẩn bị được ở trên vào nước bạc hà, uống 4 lần/ngày.

Đông Y là phương pháp trị dứt điểm viêm họng trẻ em vừa an toàn, vừa hiệu quả
Đông Y là phương pháp trị dứt điểm viêm họng trẻ em vừa an toàn, vừa hiệu quả
  • Bài thuốc thứ ba

Chuẩn bị: kinh giới 10g, ngưu bàng tử 12g, phòng phong 10g, cam thảo 6g, liên kiều 12g, kim ngân hoa 12g, hoàng cầm 12g, xích thược 12g, tang bạch bì 12g, triết bối mẫu 10g, cát cánh 10g, huyền sâm 12g, thiên hoa phấn 12g.

Sắc thuốc với 1 lít nước. Sau khoảng 30 phút, khi nước thuốc đã cô cạn còn ⅓ thì tắt bếp. Chia nước thuốc làm 2 phần, uống vào buổi sáng và tối.

Phương pháp phòng tránh viêm họng trẻ em

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây viêm họng. Chính vì thế, cha mẹ cần có các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa bệnh cho trẻ. Cụ thể:

  • Vệ sinh tai, mũi, họng hàng ngày cho bé bằng nước muối hoặc dung dịch làm sạch chuyên dụng.
  • Đừng quên đeo khẩu trang cho bé khi đi đường.
  • Vào những ngày thời tiết lạnh hoặc nhiều gió, cần che chắn kỹ lưỡng và cho trẻ mặc quần áo ấm
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Tránh cho trẻ ăn, uống thực phẩm quá lạnh, đồ cay nóng, nước uống đá, có gas,…
  • Cho bé đi khám bệnh định kỳ. Điều này giúp sớm phát hiện các bệnh liên quan đến tai, mũi, họng hoặc các bệnh khác có nguy cơ gây viêm họng.

Bệnh viêm họng trẻ em là bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé  nếu không được điều trị. Do vậy, bạn cần đưa trẻ đến chuyên khoa thăm khám nếu có bất thường.

ĐỪNG BỎ LỠ

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger