Viêm họng mãn tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa tận gốc
Viêm họng mãn tính xảy ra khi nhiễm trùng họng cấp không được điều trị tốt. Điều này khiến bệnh kéo dài, khó chữa và dễ tái phát.
Viêm họng mãn tính là gì?
Viêm họng mãn tính là tình trạng nhiễm trùng họng kéo dài. Trong hầu hết trường hợp, nhiễm trùng họng thuyên giảm và biến mất sau 1 tuần, có thể nhanh hơn khi điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên một số người có nhiễm trùng kéo dài dẫn đến viêm mãn tính.
Khác với viêm họng cấp, viêm họng mãn thường có biểu hiện nhẹ hơn nhưng kéo dài, khó chấm dứt hoàn toàn và dễ tái phát. Bệnh lý này có 4 dạng phổ biến gồm:
- Viêm họng xung huyết: Đây là giai đoạn đầu khi viêm họng cấp mới chuyển sang thể mãn tính. Lúc này, họng sẽ sưng, đỏ sậm, nóng rát.
- Viêm họng xuất tiết: Khi tình trạng mãn tính kéo dài quá lâu, vòm họng sẽ xuất hiện nhiều dịch nhầy ở thành họng.
- Viêm họng hạt: Khi họng bị viêm nhiễm quá lâu, các lympho hoạt động quá mức. Hiện tượng này dẫn đến xuất hiện những chấm nhỏ màu trắng trong hầu họng. Chúng gây ra đau đớn, vướng víu trong cổ họng người bệnh.
- Viêm họng teo: Tình trạng này thường gặp ở người già, khi viêm họng kéo dài mà không được điều trị. Vòm họng sẽ dần teo lại, nhạt màu dần và thường xuyên trong tình trạng khô rát.
Triệu chứng bệnh viêm họng mãn tính
Việc theo dõi tình trạng sức khỏe có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện dấu hiệu bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị thích hợp. Ngay khi phát hiện mình có những triệu chứng sau, rất có thể tình trạng viêm họng của bạn đã tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Cụ thể:
- Họng đau rát, cổ họng khó chịu, sưng tấy quá 7 ngày mà chưa chấm dứt.
- Cảm thấy đau đớn khi nói hoặc nuốt thức ăn, gây cản trở đến việc sinh hoạt, ăn uống
- Giọng nói trầm, khàn, thậm chí có thể mất tiếng, không nói được.
- Cổ họng bị nghẹn, cảm giác vướng víu, khó chịu.
- Ngứa họng và ho
- Viêm họng có đờm với đờm xanh hoặc vàng
- Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm như: Sốt, mệt mỏi, chán ăn, miệng đắng, cơ thể suy nhược, ù tai, nhức đầu,…
Nguyên nhân khiến viêm họng kéo dài mãn tính
Có 5 nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng mãn tính như sau:
- Viêm nhiễm vòm họng kéo dài
Viêm họng cấp tính quá 10 ngày sẽ trở thành mãn tính. Lúc này các triệu chứng gồm đau, sưng đỏ, khô rát kéo dài, vòm họng bị tổn thương nghiêm trọng và rất khó lành.
- Hút thuốc
Hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động có thể gây kích thích dẫn đến viêm họng.
- Dị ứng
Dị ứng với lông thú, thực phẩm, phấn hoa,… cũng có thể gây ra viêm họng kéo dài. Nguyên nhân là do dị ứng làm tăng tiết dịch nhầy, tạo điều kiện cho sự sinh sôi của vi khuẩn. Mặt khác, việc ho nhiều cũng có thể làm tổn thương vòm họng
- Tác động từ môi trường, thời tiết
Viêm họng phổ biến hơn ở những người sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại hoặc thời tiết khô, lạnh kéo dài.
- Một số nguyên nhân khác
- Có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em hoặc người nhiễm HIV.
- Một số bệnh lý như viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang, viêm tai giữa,…
Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm họng mãn tính thường không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng nó có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và gây ra sự khó chịu kéo dài. Cụ thể bệnh gây ra cảm giác đau rát, khó chịu ở họng trong thời gian dài, ảnh hưởng đến khả năng nói, nuốt và thậm chí là giấc ngủ.
Ngoài ra những triệu chứng liên tục như ho, đau họng, và khàn tiếng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong giao tiếp và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
Mặc dù hiếm gặp, nhưng viêm họng mãn tính không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, hoặc các vấn đề về thanh quản.
Điều trị bệnh viêm họng mãn tính
Viêm họng mãn tính có thể được điều trị và kiểm soát để giảm triệu chứng. Dưới đây là những phương pháp thường áp dụng:
Áp dụng các mẹo dân gian tại nhà
- Sử dụng lá húng chanh
Theo dân gian, lá húng chanh có công dụng sát khuẩn, tiêu đờm, phong hàn và giải độc hiệu quả. Chỉ cần rửa sạch lá húng chanh, cho vào bát con hấp cùng một chút đường phèn trong 30 phút. Chắt lấy nước, sau đó ngậm nước này 2 – 4 lần/ngày. Vòm họng sẽ dần thông thoáng, dễ chịu hơn.
- Dùng mật ong chữa viêm họng mãn tính
Mật ong có thể giúp thanh nhiệt, sát khuẩn. Đồng thời giúp giảm cảm giác nóng rát, sưng đỏ ở cổ họng hiệu quả. Chỉ cần pha 1 thìa cafe mật ong với 300ml nước ấm. Sau đó, ngậm dung dịch ở cổ họng chừng 30 giây và nuốt.
- Sử dụng lá tía tô
Lá tía tô giúp giảm ho, tiêu đờm, trị đau nhức vòm họng hiệu quả. Vì vậy sử dụng lá tía tô cũng là một phương pháp điều trị viêm họng mãn tính không thể bỏ qua.
Bạn chỉ cần rửa sạch lá tía tô, băm nhỏ cùng 1 củ hành khô. Sau đó, cho tất cả vào một chiếc bát, đem hấp cách thủy. Sau 15 phút, dùng dung dịch thu được để ngậm trong vòm họng 2-3 lần mỗi ngày, tình trạng họng sưng đau sẽ giảm đáng kể.
Dùng thuốc
Đối với bệnh nhân viêm họng ở thể mãn tính, các bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh, chống viêm để diệt vi khuẩn và giảm các triệu chứng. Một số loại thuốc thường được khuyên dùng bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Penicillin, Clavulanic, Amoxicillin, Cephalexin, Clarithromycin,…
- Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid, nhóm thuốc kháng viêm NSAID,…
- Thuốc điều trị triệu chứng: Thuốc hạ sốt, trị ho, tiêu đờm, dung dịch nhỏ họng,… cũng có thể được sử dụng để chấm dứt triệu chứng đi kèm.
Ứng dụng phương pháp Đông y
Theo Đông Y, viêm họng là bệnh lý thuộc chứng hầu tý. Bệnh khởi phát do phong hàn và đàm nhiệt tích tụ kéo dài, khiến phế âm, thận suy, tỳ vị hư nhược.
Để giải quyết triệt để, cần sử dụng các thảo dược tự nhiên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ hàn, long đờm. Đồng thời bồi bổ can thận, tạng phủ, loại bỏ gốc bệnh và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Một số bài thuốc Đông Y hiệu nghiệm:
- Bài thuốc 1: Sử dụng các thành phần: 10g thạch hộc, 16g huyền sâm, 8g bạch cương, 16g sinh địa, 6g xạ can, 2g cam thảo nam 12g mạch môn,12g kê huyết đằng, 12g tang bạch bì. Sắc thuốc trên mỗi ngày 1 thang, uống làm 2 lần cho đến khi khỏi bệnh.
- Bài thuốc 2: Sử dụng các thành phần: 4g cam thảo, 16g sa sâm, 4g cát cánh, 6g thiên hoa phấn, 12g tang bạch bì, 12g hoàng cầm. Sắc thang thuốc trên hàng ngày, chia làm 2 lần uống sáng, tối, trước bữa ăn nửa tiếng.
- Bài thuốc 3: Sử dụng các thành phần: 10g Kinh giới, 5g bạc hà, 3g cam thảo, 10g liên kiều, 18g kim ngân, 3g cát cánh, 10g huyền sâm, 11g sinh địa, 11g cương tàm, 10g huyền sâm, 11g ngưu bàng tử, 10g huyền sâm. Sắc mỗi ngày 1 thang chia 2 lần, uống sáng, tối.
Bệnh viêm họng mãn tính thường không nguy hiểm nhưng khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Cách tốt nhất là tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để sớm khắc phục.
THAM KHẢO THÊM:
- Viêm Họng Trẻ Em Chữa Như Thế Nào An Toàn Nhất?
- Viêm Họng Liên Cầu Khuẩn Nhóm A – Dấu Hiệu, Cách chữa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!