Viêm Mũi Dị Ứng Bội Nhiễm Nguy Hiểm Không? Cách Chữa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm mũi dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là tình trạng viêm mũi do phản ứng dị ứng với tác nhân, có kèm theo bội nhiễm vi khuẩn. Bệnh nhân có thể cần phải dùng kháng sinh để điều trị.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là giai đoạn biến chuyển nặng hơn của viêm mũi dị ứng. Bệnh xảy ra khi viêm mũi dị ứng kéo dài mà không được điều trị đúng cách, dẫn tới bội nhiễm vi khuẩn. Từ đó gây nhiễm trùng niêm mạc.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là giai đoạn biến chuyển nặng hơn của viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm xảy ra khi viêm mũi dị ứng kéo dài và có nhiễm trùng do vi khuẩn

Mặc dù có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng thường thấy nhất ở người có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai. Bệnh cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng bội nhiễm thường gặp

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có những triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng thông thường nhưng ở mức độ nặng hơn, khá giống với bệnh viêm xoang dị ứng bội nhiễm.

  • Hắt hơi nhiều
  • Sổ mũi, nước mũi đặc, có màu vàng hoặc xanh và có mùi hôi khó chịu.
  • Nghẹt mũi
  • Ngứa mũi
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt liên tục
  • Phù mí mắt hay có quầng thâm quanh mắt.
  • Ngứa họng hoặc trong vòm họng
  • Khàn tiếng do tình trạng phù nề dây thanh quản
  • Sốt, đau đầu, viêm tai giữa
Ngứa họng là biểu hiện thường thấy của viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Ngứa họng là biểu hiện thường thấy của viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?

Nguyên nhân chính của  bệnh là sự xâm nhập và gây viêm của vi khuẩn, đôi khi là virus dẫn đến viêm sưng niêm mạc mũi. 

Nguyên nhân và yếu tố khác:

  • Cơ địa dị ứng, thường gặp ở người bị hen suyễn, viêm da dị ứng…
  • Yếu tố di truyền. Nguy cơ cao hơn nếu được sinh ra bởi bố hoặc/ và mẹ bị viêm mũi dị ứng
  • Sống trong môi trường nhiều bụi bẩn, rác thải, hóa chất độc hại và ô nhiễm
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột, thời tiết giao mùa
  • Cấu trúc mũi bất thường như dị tật vách ngăn, vẹo vách ngăn…
  • Tiếp xúc dị nguyên trong môi trường gồm phấn hoa, hóa chất, bông, vải, sợi, lông động vật, khói thuốc lá, khói bếp, khói đốt, khói nhà máy, hay khói xe cộ

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nguy hiểm không?

Đầu tiên, bệnh gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Khi không được điều trị, viêm mũi dị ứng bội nhiễm có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Viêm nhiễm lan rộng
  • Rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng tới não bộ
  • Hen suyễn
  • Ảnh hưởng đến tai và họng
  • Giảm sức đề kháng, khiến sức khỏe ngày càng đi xuống, tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp. 

Chữa trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm hiệu quả

Đối với bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm, bệnh nhân thường được yêu cầu dùng thuốc tây, đặc biệt là kháng sinh. Những trường hợp nhẹ hơn hoặc cần hỗ trợ điều trị có thể áp dụng phương pháp khác.

Dùng thuốc Tây

Các loại thuốc Tây Y điều trị bệnh hiệu quả
Bệnh nhân được yêu cầu dùng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng và tình trạng bội nhiễm

Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị gồm:

  • Kháng sinh (Amoxicillin, Erythromycin, Azithromycin, Cefixim… ): Có tác dụng chống lại vi khuẩn, trị viêm nhiễm.
  • Thuốc kháng Histamin (Loratadin, Desloratadine, Cetirizine… ): Giúp ngăn chặn phản ứng dị ứng và giảm nhẹ triệu chứng do viêm mũi dị ứng bội nhiễm gây ra.
  • Thuốc co mạch, chống phù nề (Xylometazolin, Naphazolin…): Có ích trong việc giảm lưu lượng tuần hoàn máu, giúp việc giảm sưng niêm mạc mũi hiệu quả hơn.
  • Thuốc giảm ho – long đờm (Terpin – codein, Dextromethorphan…): Giúp giảm tình trạng ho dai dẳng, hỗ trợ đưa đờm ra khỏi cơ thể.
  • Thuốc chống viêm (Prednisolon, Methylprednisolon): Hạn chế tình trạng viêm nhiễm nặng hơn ở niêm mạc mũi.
  • Thuốc giãn phế quản (salbutamol theophylin): ngăn chặn các cơn co thắt phế quản gây hại cho người bệnh.
  • Thuốc an thần: Hỗ trợ người bệnh ổn định lại giấc ngủ, ngủ sâu và ngon hơn để có năng lượng tràn đầy cho ngày hôm sau.

Việc dùng thuốc cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được ngưng thuốc hay lạm dụng thuốc.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng được xếp vào loại “tỵ trất”. Căn nguyên của bệnh là do thận, phổi và tị bị rối loạn chức năng mức độ nặng, khiếncơ thể mất cân bằng, dẫn tới bị nhiễm độc. Cùng với tà khí tấn công khiến cho thể trạng suy yếu và sinh bệnh. Các tạng phủ này càng yếu thì bệnh càng phát tác nhanh và nặng, gây bội nhiễm.

Chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm bằng Đông y
Chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm bằng Đông y gồm các bài thuốc giảm nhanh triệu chứng

Theo tiêu chí trị từ tận gốc, các thầy thuốc Đông y kết hợp các loại thảo mộc giúp bổ phế, thận, tỳ, nhằm loại bỏ hàn và khí độc ra khỏi cơ thể. Bạn có thể tham khảo một vài bài thuốc Đông Y dưới đây:

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: 12g Tân di, yến diện; 6g mỗi vị gồm khổ ngạch, cam thảo, cửu lý trúc căn, bạc hà; 12g mỗi vị gồm hoàng cầm và yến thực tằm.
  • Cách làm: Đem tất cả nguyên liệu nấu cùng 5 bát nước, để lửa nhỏ đến khi cạn còn 3 bát nước thì tắt bếp.
  • Liều dùng: Chia làm 3 phần, uống sau mỗi bữa ăn 1 giờ đồng hồ.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu:  30g Thủy phù liên, 20g kim ngân khô và 10g thương nhĩ.
  • Cách làm: Sắc thuốc với 300ml nước, đun lửa nhỏ đến khi cạn còn một nửa thì dừng lại.
  • Liều dùng: Chia làm hai bữa, uống vào sáng và tối sau bữa ăn.

Bài thuốc 3:

  • Nguyên liệu:  90g hành, 60g tân di, 12g thương nhĩ, 6g bạch lý trúc căn.
  • Cách làm: Lấy tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch, phơi khô rồi nghiền thành bột. Cho thêm bột băng phiến, thạch cao và phù thủy cam thạch trộn lẫn với hỗn hợp trên rồi hòa với nước vệ sinh mũi hàng ngày.
  • Liều dùng: Dùng bông gòn thấm vào hỗn hợp trên để vệ sinh mũi trước khi đi ngủ.

Mẹo dân gian tại nhà

Người bệnh hoàn toàn có thể chủ động kết hợp thêm các phương pháp chữa trị tại nhà để hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh trong thời gian ngắn. 

  • Dùng tỏi: Xay hoặc ép tỏi lấy nước cốt, sau đó trộn với một ít dầu vừng theo tỷ lệ 1:1. Dùng tăm bông hoặc bông gòn thấm dung dịch đưa vào mũi để vệ sinh và kháng khuẩn mũi rất tốt. Có thể thay thế dầu vừng bằng mật ong hoặc nước ép tỏi không cũng được.
  • Xông hơi mũi: Người bệnh có thể nấu hỗn hợp một số thảo dược như lá trầu không, gừng, bạc hà cũng đem đến một liệu pháp xông hơi thông mũi cực tốt. Các triệu chứng khó thở, ngạt mũi, khó thở sẽ nhanh chóng được cải thiện.
  • Dùng nước muối sinh lý: Hãy thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý. Cách này giúp sát khuẩn, làm thông thoáng đường thở hiệu quả.
Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý
Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý để giảm viêm nhiễm và các triệu chứng

Cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm

  • Vệ sinh răng miệng và cơ thể sạch sẽ hàng ngày. Nên súc họng, rửa mũi bằng nước muối ấm thường xuyên.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm thiểu tình trạng tắc nghẹt mũi.
  • Cần xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học. Nên tăng cường bổ sung các loại vitamin từ rau, củ, quả; nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và các vật dụng xung quanh như chăn ga gối đệm, rèm, màn… để hạn chế sự ứ đọng vi khuẩn, nấm mốc.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, đến những nơi đông người hoặc nơi có không khí ô nhiễm.
  • Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng đã biết.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Người bệnh nên chủ động khám và điều trị nếu những triệu chứng xảy ra.

THAM KHẢO THÊM:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger