Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì để chóng khỏi?
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề cần được quan tâm. Bởi một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng cần thiết có thể giúp phục hồi thể trạng, hỗ trợ giảm đau, kháng viêm và đẩy nhanh quá trình chữa lành.
Nguyên tắc ăn uống sau mổ thoát vị đĩa đệm
Mổ thoát vị đĩa đệm thương được chỉ định cho những trường hợp nặng, điều trị bảo tồn không hiệu quả. Chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm có mảnh rời. Phương pháp này giúp sửa chữa tổn thương, ổn định cột sống, giảm đau và phục hồi vận động.
Tuy nhiên để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, người bệnh cần tập vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần chú ý sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp nhất.
Nguyên tắc ăn uống sau mổ thoát vị đĩa đệm:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ những nhóm thực phẩm lành mạnh. Ngoài ra nên tăng cường bổ sung chất xơ, protein nạc và uống nhiều nước.
- Ăn những bữa nhỏ: Chia nhỏ khẩu phần ăn, không ăn quá no. Bụng căng tức sau một bữa ăn lớn có thể làm tăng áp lực lên cột sống bị thương, khó chịu ở dạ dày và buồn nôn.
- Tăng cường bổ sung chất xơ: Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu chất xơ giúp bạn đại tiện dễ dàng, chống táo bón (một tình trạng thường gặp ở bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm).
- Ăn uống thực phẩm lỏng: Sau phẫu thuật vài ngày, bệnh nhân có thể buồn nôn liên tục. Đây là một tình trạng bình thường, xảy ra do tác dụng phụ của thuốc giảm đau và thuốc gây mê. Để cải thiện, hãy uống nhiều nước, ưu tiên thực phẩm lỏng như nước hầm xương, cháo, súp… để giảm cảm giác buồn nôn và hạn chế nôn sau phẫu thuật.
ĐỌC NGAY: Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Các nghiên cứu cho thấy, một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng có thể giúp phục hồi nhanh, hỗ trợ giảm đau và kháng viêm trên vết thương. Ngoài ra ăn uống lành mạnh còn giúp ngăn ngừa một số biến chứng sau mổ.
Vậy sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm:
1. Thực phẩm giàu protein
Protein (đạm) là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm. Thành phần dinh dưỡng này giúp cung cấp năng lượng, phục hồi sức khỏe và cơ thể. Từ đó giảm bớt cảm giác mệt mỏi.
Hơn nữa, protein tham gia vào quá trình tăng trưởng và duy trì các mô. Điều này.giúp thúc đẩy quá trình chữa lành, cơ thể của bạn luôn trong trạng thái thay đổi.
Protein tạo ra các enzyme giúp hỗ trợ phản ứng sinh hóa trong và ngoài tế bào; hỗ trợ giao tiếp giữa những tế bào, cơ quan và các mô (dẫn truyền tín hiệu). Đồng thời tăng cường sức khỏe miễn dịch và điều chỉnh quá trình cân bằng chất lỏng của cơ thể.
Sau mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên bổ sung protein từ những loại thực phẩm sau:
- Những sản phẩm sữa ít chất béo
- Thịt nạc
- Thịt gia cầm
- Trứng
- Đậu phụ…
Các thực phẩm giàu protein có xu hướng chứa nhiều kẽm, canxi và vitamin D. Trong đó, vitamin D và canxi rất tốt cho quá trình phục hồi xương; kẽm giúp tăng khả năng chống nhiễm trùng.
2. Nhóm thực phẩm nhiều calo
Nhu cầu phục hồi và quá trình trao đổi chất tăng lên sau mổ thoát vị đĩa đệm. Do đó cơ thể cần thêm bổ sung thêm calo (khoảng gấp đôi) để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan và đáp ứng nhu cầu phục hồi.
Để bổ sung hàm lượng calo cần thiết, người bệnh nên ăn những loại thực phẩm lành mạnh như trái cây, ngũ cốc, các loại đậu, sữa tách béo. Không chỉ chứa nhiều calo, những loại thực phẩm này (đặc biệt là trái cây và rau xanh) còn giàu vitamin A và C cần thiết cho quá trình chữa lành và phục hồi vết thương.
3. Thực phẩm giàu canxi và vitamin D
Sau mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Canxi là một khoáng chất thiết yếu, tham gia vào quá trình xây dựng xương. Khi bổ sung với hàm lượng cần thiết, khoáng chất giúp các mô xương được phục hồi và phát triển. Từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành sau mổ thoát vị đĩa đệm.
Canxi có nhiều trong những loại thực phẩm sau:
- Cá mòi
- Sữa và sữa chua
- Các loại hạt
- Rau lá xanh
- Các loại đậu
- Trứng…
Bên cạnh canxi, bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cần bổ sung hàm lượng vitamin D cần thiết. Loại vitamin này có khả năng thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, tăng tốc độ phục hồi xương cột sống. Ngoài ra vitamin D còn có tác dụng cải thiện hệ thống miễn dịch cho bệnh nhân.
Những loại thực phẩm giàu vitamin D gồm:
- Tôm
- Cá hồi
- Dầu gan cá tuyết
- Hàu
- Lòng đỏ trứng
- Nấm
- Cá trích
- Cá hồi…
4. Thực phẩm giàu chất xơ
Táo bón là một vấn đề thường gặp sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Điều này thường do thuốc và những vấn đề liên quan đến cảm giác. Để cải thiện, hãy tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại hoa quả (chuối, quả bơ, táo, quả lê, mâm xôi…), khoai lang, cà rốt, củ cải đường, ngũ cốc nguyên hạt…
Chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và tăng khối lượng của phân. Từ đó giúp phòng ngừa và điều trị táo bón. Ngoài ra thành phần dinh dưỡng này còn giúp điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi.
5. Thức ăn lỏng, nhiều nước
Người bệnh cần đảm bảo uống nhiều nước suốt cả ngày. Đồng thời ưu tiên những loại thực phẩm lỏng như cháo, súp, nước hầm xương… để hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng, cần thiết cho quá trình chữa bệnh tổng thể.
Cùng với chất xơ, việc ăn uống nhiều nước giúp bạn đại tiện dễ dàng, giảm nguy cơ táo bón sau mổ thoát vị đĩa đệm. Tránh rặn nhiều khi đi đại tiện. Bởi điều này làm tăng áp lực lên cột sống chưa phục hồi và tăng mức độ đau.
6.Thực phẩm giàu vitamin A và C
Nhóm thực phẩm giàu vitamin A và C có thể giúp giải đáp sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì. Cả vitamin A và vitamin C đều hữu ích cho quá trình kháng viêm và chống lại nhiễm trùng. Từ đó giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và giảm sưng đau sau mổ.
Ngoài ra vitamin C còn có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, chống mệt mỏi, nâng cao sức đề kháng và sức khỏe tổng thể. Trong khi đó, vitamin A có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa (đặc tính chống oxy hóa tương tự như vitamin C), tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy quá trình phục hồi thể trạng.
Vitamin A có nhiều trong hững loại rau củ và trái cây màu đỏ và cam như cà chua, cà rốt, ớt chuông, xoài, đu đủ… Ngoài ra loại vitamin này cũng được tìm thấy trong rau bina, bông cải xanh, gan, đậu mắt đen, cá trích…
Vitamin C có nhiều trong những loại trái cây có múi (cam, quýt, bưởi), ớt chuông, bông cải xanh, cà chua, bắp cải… Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh có thể sử dụng viên sủi bổ sung vitamin C để đáp ứng nhu cầu.
7. Tăng cường protein Shakes
Sau mổ thoát vị đĩa đệm, ăn nhiều protein Shakes để bổ sung calo và protein lành mạnh với hàm lượng cần thiết. Từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng tốc độ phục hồi sau mổ.
Khác với những loại protein thông thường, protein Shakes có giá trị dinh dưỡng cao hơn và ít béo hơn. Thường xuyên tiêu thụ giúp bổ sung đầy đủ các chất cho quá trình phục hồi nhưng vẫn kiểm soát được cân nặng.
Công thức giúp làm những sản phầm có chứa protein Shakes: Pha sữa tươi, sữa chua, sữa đậu nành với trái cây hoặc những loại bột protein. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có một công thức phù hợp hơn.
8. Thực phẩm giàu vitamin B
Ăn nhiều cá hồi, rau lá xanh, trứng, sữa, gan, hàu, cây họ đậu, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt… để bổ sung hàm lượng vitamin B cần thiết. Thành phần dinh dưỡng này có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể, giúp giảm đau thần kinh và tăng cảm giác thoái mái sau phẫu thuật.
Ngoài ra các vitamin nhóm B còn mang đến nhiều lợi ích sau:
- Vitamin B1: Cải thiện khả năng tuần hoàn máu, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi mô bị thương.
- Vitamin B2: Chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo vết thương. Điều này giúp vết mổ lành lại nhanh chóng, giảm sưng đau và ngăn viêm.
- Vitamin B9 và B12: Tham gia tạo máu, giảm nguy cơ thiếu máu sau mổ. Ngoài ra vitamin B12 còn có tác dụng cải thiện chức năng thần kinh, chuyển hóa tế bào và sản xuất ADN.
9. Trái cây và rau tươi
Trái cây và rau tươi cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm, rất tốt cho sức khỏe tổng thể.
Cụ thể như các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, B, C, E, K, canxi, kali, magie… cần thiết cho quá trình phục hồi, tăng cường sức khỏe và cải thiện hệ thống miễn dịch.
Hơn nữa vitamin A, C, E còn tham gia vào quá trình chống viêm, giảm sưng đau và chữa lành vết thương. Trong khi đó, magie và canxi giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe, ổn định và làm mạnh cột sống sau mổ.
Ngoài ra thường xuyên ăn, uống nước ép trái cây và rau củ quả giúp bổ sung đủ lượng nước, chất chống oxy hóa và chất xơ cần thiết cho cơ thể, giảm bớt những triệu chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm, thúc đẩy phục hồi.
10. Thực phẩm giàu omega-3
Những bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm được khuyên bổ sung axit béo omega-3 từ cá hồi, cá trích, trứng cá muối, dầu gan cá tuyết, hạnh nhân cùng nhiều loại thực phẩm khác. Đây là một loại axit béo lành mạnh và có đặc tính kháng viêm.
Khi được bổ sung, omega-3 giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, kháng viêm, giảm sưng và đau sau mổ cột sống. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, những người thường xuyên bổ sung omega-3 từ chế độ ăn uống sẽ có hệ xương khớp linh hoạt và dẻo dai, giảm nguy cơ chấn thương và viêm khớp.
Omega-3 cũng nên được bổ sung hàng ngày sau khi kết thúc quá trình phục hồi. Chất này rất tốt cho tim mạch và trí não, giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngăn ngừa bệnh đông máu.
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì?
Bên cạnh việc ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cũng cần kiêng thực phẩm và thức uống kém lành mạnh. Bởi một số loại thực phẩm có thể làm chậm quá trình lành thương, gây đau và nhiều biểu hiện nghiêm trọng khác.
1. Thực phẩm nhiều chất béo và dầu mỡ
Theo các chuyên gia, bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cần kiêng ăn những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và dầu mỡ. Chẳng hạn như khoai tây chiên, gà rán… có thể gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn và tăng nguy cơ táo bón, tăng áp lực lên cột sống khi đi vệ sinh.
Ngoài ra tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ và chất béo kém lành mạnh làm tăng phản ứng viêm trong trong cơ thể. Điều này không tốt cho quá trình liền thương, tăng đau và sưng viêm.
2. Thức ăn quá nhiều đường hoặc muối
Tránh thêm quá nhiều đường hoặc muối khi chế biến thức ăn. Bởi việc tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, giảm hấp thụ canxi, tăng mức độ đau và vết thương lâu lành.
Ngoài ra tiêu thụ nhiều muối không tốt cho hệ tim mạch và huyết áp. Trong khi tiêu thụ nhiều đường và ít vận động gây thừa cân béo phì. Khi điều này xảy ra, cột sống sẽ chịu nhiều áp lực và thoát vị đĩa đệm tái phát.
3. Thực phẩm chế biến sẵn
Tránh tiêu thụ những loại thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là sau mổ thoát vị đĩa đệm. Nhóm thực phẩm này thường chứa nhiều muối, dầu mỡ và chất bảo quản, ít dinh dưỡng và chất xơ. Thường xuyên tiêu thụ làm tăng nguy cơ táo bón, giảm tốc độ phục hồi sau phẫu thuật.
Các thực phẩm chế biến sẵn gồm:
- Mì ăn liền
- Thịt xông khói
- Bông ngô
- Ngũ cốc chế biến sẵn
- Những loại hạt có hương vị
- Bánh mì trắng
- Những loại trái cây và thịt đóng hộp…
4. Thực phẩm chứa nhiều fructose và purin
Trong quá trình phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần tránh tiêu thụ những loại thực phẩm chứa fructose và purin. Đây là những chất thúc đẩy phản ứng viêm trong cơ thể, gây đau nhiều và dai dẳng hơn.
Fructose và purin được tìm thấy trong những loại thực phẩm sau:
- Dưa muối chua
- Nội tạng động vật
- Đậu Hà Lan
- Đậu phộng…
ĐỌC NGAY: Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Xong Vẫn Đau: Hướng Dẫn Cách Khắc Phục
5. Thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng có thể làm gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể và tại vết mổ, gây đau đớn dữ đội hơn. Nhóm thực phẩm này còn tăng nguy cơ táo bón, cản trở quá trình hấp thu canxi cùng nhiều khoáng chất khác. Từ đó làm giảm tốc độ phục hồi cột sống sau mổ.
6. Không ăn nhiều thực phẩm giàu omega-6
Không nên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa omega-6. Bởi loại axit béo này có thể khiến cơ thể giữ nước, giảm quá trình lưu thông khí huyết. Khi lượng máu đến cột sống không đủ, các mô sẽ không được chữa lành đúng cách.
7. Đồ nếp
Những trường hợp sau mổ thoát vị đĩa đệm cần kiêng ăn đồ nếp như xôi, bánh chưng và bánh tét. Loại thực phẩm này có thể gây tụ mủ tại vết thương, kéo dài thời gian lành lại.
8. Đồ uống có cồn, caffein và chất kích thích
Kiêng dùng đồ uống có cồn (rượu, bia), caffein và chất kích thích. Chúng không chỉ làm tăng mức độ viêm đau mà còn tăng đào thải và giảm khả năng hấp thụ canxi, magie cùng nhiều khoáng chất khác. Từ đó gây yếu xương và ảnh hưởng đến quá trình lành lại của cột sống.
Ngoài ra thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia và cà phê còn làm tăng tốc độ lão hóa, tăng nguy cơ thoái hóa cột sống. Chúng cũng tương tác với thuốc giảm đau, vết mổ lâu lành và mạch máu co giãn không đúng cách.
Những nhóm thực phẩm nêu trên giúp giải đáp “Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì để chóng khỏi?”, nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống. Với những thông tin này, bệnh nhân có thể thiết lập chế độ ăn uống phù hợp. Từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành, giảm viêm và đau sau mổ.
HỮU ÍCH
- Danh Sách 10 Bác Sĩ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Giỏi Ở Hà Nội
- 12 Bài Tập Phục Hồi Chức Năng Sau Mổ Cột Sống Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!