Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Xong Vẫn Đau Và Cách Khắc Phục
Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau thường là do vết thương đang trong quá trình hồi phục, không thể hết đau ngay. Tuy nhiên vẫn có số ít trường hợp phẫu thuật thất bại gây ra những cơn đau nhức dữ dội, thậm chí nhiễm trùng làm tái phát bệnh hoặc gây biến chứng tổn thương dây thần kinh, viêm khớp.
Đặc điểm của những cơn đau sau mổ thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp phổ biến, xảy ra chủ yếu ở các đốt sống thắt lưng và cổ. Mỗi vị trí thoát vị sẽ gây các triệu chứng, biểu hiện bệnh khác nhau, nhưng thường gặp nhất vẫn là đau nhức, tê bì, cứng cơ, giảm khả năng vận động…
Nếu mức độ bệnh nhẹ, người bệnh chỉ cần uống thuốc, kết hợp vật lý trị liệu, ăn uống, tập thể dục điều độ sẽ khỏi rất nhanh. Ngược lại, trường hợp thoát vị nghiêm trọng do chấn thương, tai nạn hoặc sau quá trình điều trị nội khoa thất bại sẽ được cân nhắc mổ thoát vị đĩa đệm.
Hiện nay, có 2 phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm gồm mổ hở và mổ nội soi. Trong đó, mổ nội soi được đánh giá cao hơn vì ít xâm lấn, ít chảy máu, nhanh lành, tuy nhiên cũng vì vậy mà chi phí đắt hơn rất nhiều so với mổ truyền thống.
Dù đem lại hiệu quả chữa khỏi cao, từ 90 – 95% nhưng vẫn có tỷ lệ bệnh tái phát trở lại khoảng 5 – 10%. Có nhiều rủi ro trong và sau khi phẫu thuật người bệnh phải đối mặt như chảy máu, các cơn đau nhức, nhiễm trùng vết mổ hoặc làm tổn thương dây thần kinh, rò rỉ dịch não tủy vì màng cứng bị rách… Trong đó, đau nhức là tình trạng hầu như ai cũng có thể gặp phải.
Bạn nên biết: Vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì?
Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau thực chất là đau dây thần kinh mãn tính, thường xuất hiện trong vòng 3 tháng kể từ khi mổ xong. Tùy từng trường hợp cụ thể, thể trạng sức khỏe, phương pháp mổ, tay nghề mổ của bác sĩ mà cường độ cơn đau sẽ khác nhau. Bạn cần chú ý theo dõi đặc điểm của cơn đau và thông báo cho bác sĩ để được xử lý, giảm đau kịp thời, đúng cách.
Một số cơn đau sau khi thoát vị mổ thoát vị đĩa đệm được mô tả như sau:
- Đau nhức tại vị trí vết mổ, sau đó lan rộng khắp cơ thể;
- Có cảm giác đau nhói từng cơn như bị điện giật;
- Kèm theo cảm giác nóng rát tại vị trí mổ;
- Đau khi cử động, đi bộ hoặc cảm giác như có một vật thể lạ xuất hiện trong vết mổ;
- Cơn đau sau mổ thoát vị đĩa đệm cũng có thể xuất phát từ da, cơ hoặc xung quanh vị trí mổ;
- …
Nguyên nhân mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau
Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh đau nhức sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Có thể kể đến như:
1. Do vết thương chưa hồi phục
Việc bị đau nhức trong hầu hết các trường hợp sau mổ thoát vị đĩa đệm là tình trạng khá bình thường. Vì phẫu thuật là thủ thuật can thiệp trực tiếp vào da thịt, nên việc đau nhức hậu phẫu là điều khó tránh khỏi, nhất là khi hết thuốc tê.
Cơn đau này thường kéo dài trong vòng 2 – 3 tuần sẽ biến mất hoặc 1 – 2 tháng sẽ giảm bớt sự phù nề và giảm đau.
2. Do kích thích thần kinh
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường được áp dụng với các trường hợp dây thần kinh bị chèn ép quá mức do khối nhân nhầy tích tụ nhiều. Mục đích của phẫu thuật là giải phóng chèn ép, từ đó giảm cơn đau do thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, có không ít trường hợp sau khi mổ xong vẫn bị đau do các dây thần kinh bị tác động kích thích.
Trường hợp này thường thuyên giảm nhanh chóng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp phẫu thuật gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn, gây đau nhức mãn tính kéo dài. Trường hợp này cần can thiệp điều trị kịp thời để tránh các rủi ro nguy hiểm.
3. Mổ thoát vị đĩa đệm thất bại
Đau nhức kéo dài sau mổ thoát vị đĩa đệm là một trong những dấu hiệu của một ca phẫu thuật thất bại. Đây là rủi ro không may hay xảy ra ở khoảng 4% trường hợp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Cơn đau này kéo dài, sau khi thuyên giảm lại khởi phát trở lại do bản chất của cơn đau do thoát vị đĩa đệm chưa được giải quyết triệt để.
Bản chất của thoát vị đĩa đệm là các khối cơ bắp ở xung quanh đĩa đệm bị chèn ép trong thời gian dài, tạo áp lực lên đĩa đệm gây cản trở vận động. Nhất là khi sự chèn ép xảy ra ở toàn bộ vùng lưng dưới, tất cả các cơ, xương, khớp và dây thần kinh đồng thời bị áp lực sẽ gây đau.
Các chuyên gia cho rằng mổ thoát vị đĩa đệm thất bại thường xuất phát từ việc dù đĩa đệm được xử lý, tác động giúp phục hồi trở lại vị trí ban đầu, nhưng không lấy lại được sự chuyển động phù hợp, thiếu linh hoạt vẫn có thể gây đau nhức sau khi mổ.
Ngoài ra, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thất bại cũng có thể kéo theo nhiều hệ lụy khác như tăng nguy cơ phát sinh các bệnh lý tự miễn, tiểu đường, bệnh thần kinh…
Trong trường hợp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thất bại, gây đau nhức và nhiều hệ lụy phát sinh khác, bác sĩ thường tư vấn áp dụng phác đồ với các phương pháp điều trị bảo tồn, hạn chế tối đa xâm lấn là tốt nhất.
4. Cột sống mất chức năng sinh lý
Sau mổ, tuy đĩa đệm tại các đốt sống được xử lý lấy lại vị trí và chức năng bình thường. Nhưng về bản chất, cấu trúc cột sống đã có sự suy yếu nhất định, khi gặp các tác động vật lý mạnh có thể gây tái phát đau nhức, chuột rút thắt lưng, co thắt cột sống… Tuy nhiên, một số trường hợp cũng có thể là do các tổn thương đĩa đệm khác như xẹp đĩa đệm, có mô sẹo…
5. Tái phát thoát vị đĩa đệm
Như đã nói có khoảng 5 – 10% tỷ lệ tái phát thoát vị đĩa đệm sau khi mổ, có thể tái phát ngay tại vị trí cũ hoặc ở các đốt sống lân cận. Trong trường hợp này, việc người bệnh bị đau dù đã mổ xong cũng là điều dễ hiểu.
Nếu nghi ngờ tái phát bệnh trở lại, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám chẩn đoán và tư vấn điều trị theo phác đồ khác phù hợp.
6. Ảnh hưởng bởi các yếu tố rủi ro khác
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm vẫn đau cũng có thể xảy ra do chịu ảnh hưởng từ các yếu tố rủi ro sau:
- Tuổi tác: Người lớn tuổi có sức khỏe xương khớp yếu kém, sau phẫu thuật thường lâu phục hồi, dễ bị biến chứng và thường bị đau nhức nhiều, đau lâu, dai dẳng hơn so với người trẻ tuổi. Và đây cũng là độ tuổi có nguy cơ phẫu thuật thất bại cao nhất.
- Khuân vác vật nặng sau phẫu thuật: Sau phẫu thuật, cần một khoảng thời gian rất dài để có thể phục hồi khả năng vận động như bình thường. Và việc mang vác vật nặng quá sức trong thời gian này gây kích phát cơn đau tại đốt sống bị tổn thương.
- Hoạt động sai tư thế: Các tư thế đi, đứng, ngồi, nằm hàng ngày sau phẫu thuật cũng cần phải hết sức chú trọng. Nếu sai tư thế chuẩn có thể gây cản trở quá trình hồi phục, phát sinh cơn đau hậu phẫu.
Phương pháp xử lý cơn đau sau mổ thoát vị đĩa đệm hiệu quả, an toàn
Người bệnh mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau và cảm nhận được sự bất thường hậu phẫu tốt nhất nên chủ động đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra vết mổ cũng như tốc độ phục hồi đĩa đệm đốt sống.
Sau kiểm tra, nếu nhận định cơn đau xuất phát từ việc nhiễm trùng, chấn thương hoặc cảnh báo phẫu thuật thất bại, bác sĩ sẽ tư vấn cách xử lý y tế phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Thông thường, người bệnh sẽ được ưu tiên áp dụng các giải pháp điều trị không xâm lấn để cải thiện và hạn chế việc phải mổ nhiều lần ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn thực hiện một số biện pháp giảm đau đơn giản mà hiệu quả, đảm bảo bớt đau nhanh và an toàn cho sức khỏe.
1. Chườm nóng/ chườm lạnh
Đây là 2 liệu pháp nhiệt được chuyên gia xương khớp khuyến khích thực hiện trước khi quyết định sử dụng thuốc giảm đau. Cách này có tác dụng tạm thời, giảm nhanh các cơn đau cấp tính, đột ngột.
- Khi cơn đau đĩa đệm cột sống ập đến, nhất là trong vài ngày đầu sau phẫu thuật, hãy thực hiện chườm lạnh bằng đá trong vòng 10 – 15 phút, từ 2 – 3 lần/ ngày. Nhiệt lạnh sẽ giúp ức chế khả năng cảm thụ cơn đau và chống sưng viêm hiệu quả.
- Sau đó vài ngày, hãy tiến hành chườm nóng để giảm đau. Nhiệt nóng tác động tích cực đến tuần hoàn máu, tăng cường lưu thông máu lên não, vừa thư giãn các cơ bắp bị co thắt vừa giúp giảm đau nhanh chóng.
Cách thực hiện
- Nằm úp sấp người trên giường, để hở vùng cột sống bị thoát vị đĩa đệm.
- Dùng khăn nóng hoặc túi chườm chuyên dụng đặt lên vị trí đĩa đệm bị tổn thương.
- Để yên trong khoảng 15 phút hoặc chườm đến khi cơn đau thuyên giảm hoàn toàn.
XEM THÊM: Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Giúp Phục Hồi Nhanh
2. Dùng thuốc giảm đau
Đối với những cơn đau mãn tính, kéo dài dai dẳng trên 2 tuần không tự thuyên giảm sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định. Đối với những người bị đau nhức sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau sau:
- Thuốc giảm đau chứa hoạt chất Paracetamol;
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid như Meloxicam, ibuprofen, Diclofenac, Naproxen…;
- Thuốc giãn cơ hỗ trợ giảm đau dành cho những người có kèm theo triệu chứng co cứng cơ cạnh cột sống. Điển hình như Myomal, Mydocalm…;
- Thuốc Corticoid dạng uống giảm đau nhanh;
Tuy nhiên, các loại thuốc này chủ yếu giúp giảm đau nhanh nên cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Nên thường chỉ được sử dụng điều trị ngắn ngày, tuy nhiên cơn đau vẫn có thể tái phát trở lại khi thuốc hết tác dụng. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay thay đổi liều dùng để tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi mổ.
3. Kết hợp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng là một trong những giải pháp hỗ trợ giảm đau hậu phẫu thoát vị đĩa đệm hiệu quả được chuyên gia khuyến khích thực hiện. Phương pháp này bao gồm các tác động vật lý tự nhiên trực tiếp lên vùng cột sống đã được phẫu thuật nhằm mục đích tăng tuần hoàn máu, giãn cơ, giảm đau nhức, tê bì hiệu quả. Đồng thời, mang máu, dưỡng chất đến cột sống, tăng tính dẻo dai và sức mạnh.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp vật lý trị liệu hỗ trợ cải thiện giảm đau sau mổ thoát vị đĩa đệm như:
- Đeo đai kéo giãn cột sống hoặc dùng máy;
- Tập các bài tập vận động trị liệu kết hợp sử dụng các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ;
- Sóng ngắn, sóng siêu âm, tia laser;
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, mức độ đau sau mổ thoát vị đĩa đệm nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ xây dựng lộ trình vật lý trị liệu theo đúng mức độ đau cũng như khả năng thực hiện, điều kiện tài chính… của người bệnh.
4. Tạo thói quen sống lành mạnh
Một lối sống lành mạnh thường bao gồm những thói quen tích cực và được thực hiện hàng ngày. Đây chính là chìa khóa mấu chốt giúp bạn cải thiện sức khỏe, nhất là vào thời điểm vừa mổ thoát vị đĩa đệm xong, sức khỏe còn yếu và vẫn còn đau nhức vết mổ.
Bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Duy trì tư thế hoạt động đúng chuẩn, từ đi đứng cho đến nằm, ngồi đều phải thẳng cổ, lưng, thư giãn tự nhiên không gồng hay co cứng người. Có như vậy cột sống mới được giữ thẳng, giảm thấp nhất nguy cơ tái phát đau nhức sau khi mổ.
- Không ngồi quá lâu một chỗ, tránh khuân vác vật nặng khi vết mổ thoát vị đĩa đệm chưa hoàn toàn hồi phục.
- Thiết lập thời gian biểu sinh hoạt phù hợp với tình trạng dưỡng bệnh hiện tại. Đảm bảo giờ nào việc nấy, ngủ đủ giấc, ngủ ngon và sâu giấc, không thức khuya làm việc quá sức.
HỮU ÍCH: Tư Thế Ngồi Và Nằm Ngủ Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Biết
5. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Song song với một lối sống sinh hoạt khoa học, người vừa mổ thoát vị đĩa đệm rất cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để sớm phục hồi bệnh và giảm thiểu mức độ đau nhức. Nguyên tắc dinh dưỡng cụ thể bạn cần biết là:
- Ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể;
- Ăn đủ bữa, mỗi bữa ăn vừa đủ no và tránh vận động mạnh sau khi ăn;
- Ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, chất xơ, đạm, omega-3… từ rau xanh, củ quả, trái cây tươi, thịt, cá, ngũ cốc, đậu hạt, sữa, trứng…
- Với người trưởng thành nên uống đủ 2 lít nước/ ngày hoặc nhiều hơn (nếu nhu cầu uống nước cao), kết hợp với các loại nước ép trái cây, rau củ…
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm không dinh dưỡng như thức ăn nhanh, chế biến sẵn, chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, các loại thịt đỏ chứa nguồn đạm cao, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe…
6. Duy trì tinh thần lạc quan
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những người mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau tỷ lệ thuận với yếu tố tâm lý. Đồng nghĩa với việc tâm lý càng thoải mái khả năng chống chọi với cơn đau càng cao. Có nhiều thói quen tích cực giúp tinh thần của bạn trở nên lạc quan, vui vẻ hơn như:
- Thực hiện kỹ thuật hít thở sâu;
- Tập yoga, thiền định;
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí như nghe nhạc, đọc sách, đi du lịch, picnic với người thân, bạn bè;
- …
7. Tích cực vận động
Nhiều người nghĩ rằng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm không nên cử động để tránh ảnh hưởng đến vết mổ. Tuy nhiên, bạn chỉ không nên vận động mạnh, sai cách mà thôi.
Việc vận động nhẹ nhàng, tích cực là giải pháp hỗ trợ giảm đau, tăng cường sức khỏe thể chất và thoải mái tinh thần. Đồng thời duy trì cân nặng, đẩy lùi bệnh dứt điểm, phòng ngừa tái phát dài lâu.
Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể dành vài ngày để nghỉ ngơi. Nhưng khi vết mổ đã ổn, cơn đau có thể chưa dứt nhưng vẫn nên dành khoảng thời gian ngắn trong ngày để tập luyện thể dục. Ưu tiên những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản như yoga, thiền định, đi bộ… hoặc thực hiện các bài tập thư giãn cơ khớp, cột sống vùng cổ, lưng…
Lưu ý nếu chưa biết cách tập sao cho phù hợp, hãy tìm đến các chuyên gia hoặc huấn luyện viên thể chất để được hướng dẫn quy trình tập luyện phù hợp.
Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Do đó, hãy xây dựng một kế hoạch chăm sóc sức khỏe hậu phẫu phù hợp để cải thiện cơn đau, phòng ngừa thấp nhất các rủi ro khó lường nguy hiểm. Thực hiện mọi việc dựa theo khuyến cáo và theo sát bởi bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả tốt nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Sau Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Bao Lâu Quan Hệ Được? Chuyên Gia Giải Đáp
- Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Chóng Khỏi?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!