Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Thận Âm Hư Và Thận Dương Hư

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Hội chứng thận hư Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Sự cân bằng âm dương là yếu tố quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện chức năng bài tiết, thanh lọc cơ thể, tăng cường sinh lý, sinh lực. Do vậy, bạn cần phân biệt thận âm hư và thận dương hư để sớm nhận biết và có điều trị phù hợp nhằm khôi phục sự cân bằng này.

Cách Phân biệt thận âm hư và thận dương hư
Phân biệt thận âm hư và thận dương hư rõ ràng giúp hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tối ưu

Cách phân biệt thận âm hư và thận dương hư 

Thận là cơ quan quan trọng, tham gia vào nhiều quá trình hoạt động trong cơ thể. Chức năng chính của thận là lọc máu và đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, chỉ giữ lại protein và các khoáng chất, chất điện giải cần thiết có lợi cho sức khỏe.

Theo Y học cổ truyền, thận là 1 trong 5 tạng cơ bản của con người gồm Tâm – Can – Tỳ – Phế – Thận. Cơ quan này có nhiệm vụ kiểm soát và điều hòa các rối loạn trong cơ thể, nhờ sự tương quan liên kết chặt chẽ giữa các tạng phủ. 

Thận hư xảy ra khi thận bị tổn thương và suy yếu. Bệnh làm tăng protein trong nước tiểu, giảm protein và albumin trong máu. Người mắc chứng bệnh này thường phù toàn thân hoặc phù tay, chân, mặt, mí mắt… Kèm theo các rối loạn khác như rối loạn đông máu/ lipid máu, giảm miễn dịch, tăng nhiễm trùng… 

Hội chứng thận hư được phân chia làm 2 dạng là thận âm hư và thận dương hư. Để phân biệt 2 dạng này, bạn cần nắm rõ bản chất của chúng dựa vào các thông tin sau: 

Phân biệt thận âm và thận dương
Cả nam và nữ giới đều có thận âm lẫn thận dương, đảm nhiệm các chức vụ khác nhau nhằm duy trì sức khỏe ổn định

# Phân biệt thận âm và thận dương qua chức năng

Trước tiên, bạn có thể phân biệt thận âm và thận dương thông qua chức năng của chúng:

  • Thận âm: Thận âm chủ về vật chất, duy trì dinh dưỡng để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Riêng đối với nam giới, thận âm còn quyết định đến khả năng cương cứng của dương vật. 
  • Thận dương: Thận dương chủ về sự hưng phấn, cảm xúc và tinh thần, giúp con người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và linh hoạt hơn. Đồng thời, làm tăng ham muốn tình dục cho cả nam và nữ giới. 

# Về triệu chứng

Các triệu chứng thận âm hư và thận dương hư ở cả nam lẫn nữ giới có thể khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Thận âm hư
    • Đối với nam giới: đau mỏi lưng gối, mất sức, mệt mỏi, bốc hỏa bứt rứt khó chịu trong cơ thể, ra mồ hôi trộm, rối loạn cương dương, di tinh, mộng tinh, tinh trùng loãng…; 
    • Đối với nữ giới: tê bì, đau nhức lưng, mệt mỏi, tức ngực, khó thở, thở yếu, ăn uống kém, hay rùng mình, ớn lạnh, sợ lạnh, giảm tinh thần, sắc mặt sạm tối, rụng tóc, gò má đỏ, khô họng, phân khô, lưỡi đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt…; 
  • Thận dương hư 
    • Đối với nam giới: Có các triệu chứng như suy giảm ham muốn tình dục, rêu lưỡi trắng nhợt, sắc mặt tối đen, mắc chứng tinh lạnh, tảo tinh, hoạt tinh, dương suy, đau mỏi đầu gối, lưng, eo, lạnh tay chân…; 
    • Đối với nữ giới: Gây ra các triệu chứng riêng biệt như rối loạn kinh nguyệt, ít kinh tắc kinh tử cung lạnh, khó có thai, giảm ham muốn, tiểu nhiều về đêm, tiểu ít, mãn kinh sớm dù chưa đến 50 tuổi…

# Phân biệt qua nguyên nhân gây bệnh 

Một số điểm khác biệt về nguyên nhân cũng có thể giúp bạn phân biệt thận âm hư và thận dương hư:

Thận âm hư

Thường xảy ra ở người cao tuổi, lão hóa sớm, quan hệ tình dục quá mức, ảnh hưởng từ tác dụng phụ của các loại thuốc đặc trị bệnh hoặc những người có bệnh lý nền, bệnh mãn tính… Ngoài ra, chứng thận âm hư trong Đông y được lý giải xảy ra do các yếu tố sau: 

  • Tiên thiên bất túc: Do thận tổn thương trong thời gian dài nhưng không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp;
  • Thiếu hụt âm dịch ở thận: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra mất cân bằng âm dương. Nếu không được cải thiện kịp thời có thể khiến thận tổn thương và gây thận âm hư;
  • Phù dương: Tức dương khí giảm, tăng hư dương, từ đó khởi phát các triệu chứng tổn thương thận âm. 
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài ra, những yếu tố về di truyền, ảnh hưởng từ các biến chứng của bệnh thận hoặc một số bệnh lý ác tính như đa u tủy xương, bạch cầu lympho… cũng có thể gây ra thận âm hư. 

Xem chi tiết: Thận Âm Hư Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Trị

Phân biệt thận âm hư và thận dương hư qua nguyên nhân
Chứng thận hư nói chung thường xảy ra ở người lớn tuổi có bệnh lý nền hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý mãn tính

Thận dương hư

Thận dương hư cũng được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, ở cả nam và nữ. Có thể kể đến như sau: 

  • Tuổi tác cao khiến cơ thể lão hóa, chức năng thận ngày càng suy yếu và có nguy cơ cao bị thận dương hư. 
  • Quan hệ tình dục bừa bãi, không sử dụng biện pháp an toàn và tùy tiện
  • Do ảnh hưởng từ các bệnh lý về thận, sinh dục, tiết niệu, xương khớp (như viêm đau khớp, đau dây thần kinh tọa, thoái hóa cột sống thắt lưng…) có nguy cơ cao gây ra chứng thận dương hư. 

Làm gì để cải thiện thận âm hư và thận dương hư? 

Phân biệt thận âm hư và thận dương hư là bước vô cùng quan trọng để thầy thuốc đưa ra được phương hướng xử lý và kiểm soát bệnh phù hợp. Nguyên tắc điều trị cả 2 chứng bệnh này là tập trung khắc phục triệu chứng và loại bỏ căn nguyên tiềm ẩn.

Các phương pháp chữa thận âm hư và thận dương hư đang được áp dụng bao gồm:

1. Chữa bằng các bài thuốc Đông y 

Tùy theo từng thể bệnh (thận âm hư hay thận dương hư) mà Đông y sử dụng các bài thuốc khác nhau. Cụ thể như:

Bài thuốc Đông y chữa thận âm hư

Bài thuốc số 1: Trị thận âm hư gây đau lưng

Bài thuốc này được sử dụng nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng thận âm hư như đau lưng, tê mỏi gối, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ các vị thuốc gồm: hoài sơn, lộc giác giao, cao quy bản, thỏ ty tử và cẩu kỷ tử mỗi loại 12g, ngưu tất và sơn thù mỗi loại 4g cùng 16g thục địa. 
  • Sắc mỗi ngày 1 thang thuốc cùng 1.5 lít nước, chắt lấy nước uống hàng ngày. 
  • Người bị thận âm hư uống 3 lần/ ngày và kiên trì áp dụng cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm. 
bài thuốc đông y điều trị thận âm hư và thận dương hư
Tùy theo từng chứng bệnh thận âm hư khác nhau sẽ được chỉ định sử dụng bài thuốc Đông y phù hợp

Bài thuốc số 2: Trị thận âm hư gây chứng hư lao 

Bài thuốc này có tác dụng cải thiện các triệu chứng như đau mỏi, tê bì cơ bắp, giảm mệt mỏi, cảm giác suy nhược, ổn định tính khí do ảnh hưởng từ hiện tượng tinh huyết hao kiệt. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các vị thuốc gồm: Thục địa và quy bản mỗi thứ 240g, tri mẫu, hoàng bá và tủy lợn mỗi thứ 160g.
  • Trộn chung với nhau rồi tán nhuyễn mịn, trộn cùng với mật ong, nhào thành bột mịn. 
  • Vo thành từng viên mỗi thứ 5g, uống 3 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 2 viên để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Người mắc chứng thận âm hư nên kiên trì uống liên tục trong 3 tháng cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm hoàn toàn. 

Bài thuốc số 3: Trị thận âm hư gây tắc kinh ở nữ giới 

Dành cho chị em phụ nữ bị thận âm hư gây rối loạn kinh nguyệt, ít kinh hoặc tắc kinh. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các vị thuốc gồm: Đương quy và sơn thù mỗi thứ 8g, phục linh, hoài sơn, cẩu kỷ tử, đỗ trọng và thỏ ty tử mỗi thứ 12g cùng 26g thục địa. 
  • Cho hết dược liệu vào ấm đun, sắc cùng với 1.5 lít nước. 
  • Kiểm tra nước thuốc cạn xuống còn khoảng 1 chén nước thì tắt bếp, chắt nước sắc ra và chia làm 3 phần, uống hết trong ngày. 

ĐỌC THÊM: Thận Âm Hư Uống Thuốc Gì? 3 Loại Hiệu Quả Nhất

Bài thuốc Đông y chữa thận dương hư

Chứng thận dương hư ở cả nam và nữ giới thường được chỉ định áp dụng 2 bài thuốc sau:

Phân biệt thận âm và thận dương
Thận khí hoàn và Tứ thần hoàn là 2 bài thuốc Đông y chữa thận dương hư hiệu quả

Bài thuốc số 1: Thận khí hoàn

  • Chuẩn bị các vị thuốc sau: phục linh, sơn thù, trạch tả, đơn bì và sơn dược mỗi thứ 8g, 16g thục địa và 2g nhục quế. 
  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia nước thuốc làm 3 phần uống hết trong ngày. 

Bài thuốc số 2: Tứ thần hoàn

  • Chuẩn bị các dược liệu gồm: bổ cốt chỉ, ngô thù du, nhục đậu khấu và ngũ vị tử với liều lượng phù hợp. 
  • Sắc thuốc với lượng nước vừa đủ, lưu ý đậy kín nắp và chỉnh nhỏ lửa. 
  • Chắt 1/2 nước thuốc thu được ra chén, chia làm 3 phần nhỏ để uống sau các bữa ăn chính. 

2. Các thủ thuật cải thiện triệu chứng 

Xoa bóp, massage và châm cứu là những thủ thuật hỗ trợ cải thiện triệu chứng thận âm hư và thận dương hư được áp dụng phổ biến. Kết hợp song song với dùng bài thuốc sẽ đem lại kết quả rõ rệt.

  • Massage, xoa bóp: Là những động tác day, xoa, ấn, bóp nhẹ nhàng lên vùng da đau nhức hoặc các huyệt đạo có mối liên hệ mật thiết với thận. Nhờ đó giúp cải thiện các triệu chứng như đau mỏi lưng gối, tê bì tay chân, giảm căng thẳng thần kinh…
  • Châm cứu: Kỹ thuật này thường được áp dụng để chữa chứng thận dương hư là chính. Châm cứu là kỹ thuật châm kim trực tiếp lên cơ thể, tại vị trí các huyệt vị thích hợp như: huyệt Thận du, Kinh môn, Thái khê, Âm cốc, Khí hải, Quan nguyên, Mệnh môn… 
châm cứu chữa thận âm hư và thận dương hư
Châm cứu thường được chỉ định cho những trường hợp thận dương hư

Lưu ý: Tuy đem lại hiệu quả và khá an toàn, nhưng điều trị chứng thận hư bằng kỹ thuật này cần được thực hiện ở những cơ sở YHCT uy tín, có lương y bác sĩ chuyên môn cao để tránh rủi ro khó lường.

3. Tận dụng các loại thảo dược bổ thận tráng dương

Bổ thận tráng dương bằng thảo dược tự nhiên là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Cách này đặc biệt phù hợp với nam giới mắc chứng thận hư gây suy giảm chức năng sinh lý.

Cụ thể, các loại thảo dược lành tính và có tác dụng bổ thận tráng dương, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thận âm hư hoặc thận dương hư. Đồng thời giúp:

  • Kích thích tăng cường sản sinh hormone testosterone; 
  • Nâng cao tần suất quan hệ và đời sống tình dục; 
  • Hỗ trợ cải thiện các vấn đề sinh lý như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, yếu sinh lý, liệt dương, di tinh, mộng tinh, giảm ham muốn, tinh trùng yếu…; 
thảo dược chữa thận âm hư và thận dương hư
Ba kích, nấm ngọc cẩu, dâm dương hoắc… là các loại thảo dược có tác dụng bổ thận, hỗ trợ điều trị thận hư

Một số loại thảo dược có tác dụng bổ thận tráng dương, chữa thận hư tốt như:

  • Ba kích tím
  • Nấm ngọc cẩu
  • Nhục thung dung
  • Sâm cau
  • Đông trùng hạ thảo
  • Dâm dương hoắc 
  • Cây cỏ xước 
  • Bạch tật lê
  • Cẩu tích
  • Rễ cau
  • … 

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc thảo dược cho người bị thận âm hư hoặc thận dương hư mức độ nhẹ. Bệnh nhân cần kiên trì và tuân thủ liều dùng phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh các rủi ro ngoài ý muốn. 

4. Kết hợp phương pháp chăm sóc khoa học 

Một chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động khoa học tác động tích cực đến chức năng thận, góp phần đẩy nhanh quá trình cải thiện chứng thận âm hư, thận dương hư hiệu quả hơn. Cụ thể những điều cần thực hiện như sau: 

phân biệt thận âm thận dương
Chăm sóc tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ để góp phần đẩy lùi bệnh tật và phòng ngừa tái phát

Về chế độ ăn uống

Người bệnh thận âm hư và thận dương hư nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tính mát, giúp sinh tân dưỡng âm có lợi cho thận và các cơ quan khác. 

  • Ăn thịt vịt từ 2 – 3 lần/ tuần. Thực phẩm này có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt 5 tạng trong cơ thể. 
  • Cật lợn
  • Các loại động vật như sò điệp, hàu, ghẹ, tôm, cua, lươn biển…
  • Bổ sung các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi như bắp cải, ớt chuông đỏ, rau chân vịt, rau cần tây, súp lơ xanh, giá đỗ, hành tây, tỏi, chuối, bơ, việt quất… 
  • Ăn uống đủ bữa, chế biến đa dạng các món ăn, kết hợp đa dạng các loại thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng. 
  • Ăn uống thanh đạm, chế biến món ăn ít gia vị, giảm lượng muối, đường khi chế biến thức ăn. 
  • Tránh ăn những món chiên xào nhiều dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm đồ hộp chứa chất bảo quản…

ĐỌC NGAY: Thận Âm Hư Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Thì Tốt Cho Sức Khoẻ?

Về chế độ sinh hoạt

Song song với ăn uống, người mắc chứng thận hư nói chung cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho khoa học để sớm đẩy lùi bệnh. 

  • Quan hệ tình dục phù hợp, dùng biện pháp an toàn và nhẹ nhàng. 
  • Vận động thể thao, rèn luyện thể chất khoa học để nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể. 
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý một cách nghiêm túc, ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya và không làm việc quá sức. 
  • Duy trì tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng mệt mỏi để phòng ngừa bệnh tái phát. 

Việc phân biệt thận âm hư và thận dương hư chủ yếu dựa trên định nghĩa, chức năng, nguyên nhân và triệu chứng từng thể bệnh. Thông qua đó, bạn đọc sẽ có những nhận thức đúng đắn về cả hai chứng bệnh này và có hướng điều trị đúng đắn ngay khi xuất hiện các dấu hiệu ban đầu.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger