Mách Bạn 15 Cách Chữa Thận Hư Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Hội chứng thận hư Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Chữa thận hư bằng thuốc Nam là phương pháp được phát triển dựa theo y học dân gian, tận dụng các loại cây thuốc, thảo dược tự nhiên. Cách chữa này đem lại hiệu quả tương đối và đặc biệt an toàn, lành tính với sức khỏe. 

Chữa thận hư bằng thuốc Nam
Thảo dược thuốc Nam chữa thận hư là các loại thực vật mọc hoang trong tự nhiên hoặc ươm trồng tại nhà

Chữa bệnh thận hư bằng thuốc Nam có thực sự hiệu quả không?

Hội chứng thận hư xảy ra do xuất hiện các tổn thương ở cầu thận hoặc màng lọc đáy thận. Bệnh đặc trưng với các hiện tượng như phù người, tăng protein trong nước tiểu và giảm protein/ albumin trong máu.

 Còn theo YHCT, chứng thận hư xảy ra do sự hư yếu và suy giảm chức năng thận. Bệnh được biểu hiện thông qua các triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, tiểu ít, tiểu nhiều về đêm hoặc bí tiểu, sợ lạnh, ù tai, hoa mắt, chóng mặt… 

Thận vốn tàng tinh, chủ cốt thủy nên khi thận hư, suy yếu chắc chắn sẽ gây ra hàng loạt các triệu chứng về sức khỏe sinh lý, tình dục. Tùy đối tượng mắc bệnh là nam hay nữ mà các triệu chứng xảy ra sẽ khác nhau như:

  • Đối với nam giới dễ mắc các chứng bệnh về rối loạn tình dục như di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm… 
  • Đối với nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt, thay đổi tâm tính, tóc bạc, dễ rụng, bạch đới, ra nhiều khí hư, rụng tóc… 
Chữa thận hư bằng thuốc Nam
Chữa thận hư bằng thuốc Nam được đánh giá là phương pháp trị bệnh hiệu quả, lành tính

Các loại thảo dược thuốc Nam thường chứa hàm lượng dược chất đủ để cải thiện các triệu chứng cả về thể chất lẫn tinh thần. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu… và hỗ trợ phục hồi chức năng thận, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Bên cạnh đó, các loại thảo dược vốn xuất phát từ tự nhiên, không chứa các tạp chất gây, có thể sử dụng trong thời gian dài mà hiếm khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, sử dụng thảo dược góp phần hỗ trợ phần nào quá trình điều trị bệnh, giúp bệnh nhân hạn chế việc phải sử dụng thuốc Tây quá nhiều. Ngoài ra, khi dùng thảo dược chữa thận hư thường có chi phí rẻ, tiết kiệm tiền bạc hơn hẳn. 

Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì cách chữa thận hư bằng thuốc Nam cũng tồn tại nhiều mặt hạn chế như: 

  • Chỉ giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không có khả năng chữa dứt điểm bệnh; 
  • Sử dụng quá liều hoặc kết hợp thảo dược sai cách có thể gây hại cho sức khỏe; 
  • Sự phát triển của xã hội hiện đại hiện nay khiến việc tìm mua các loại nguyên liệu thảo dược khó khăn hơn so với ngày xưa; 

TOP 15 loại thuốc Nam chữa hội chứng thận hư tốt nhất 

Y học dân gian Việt Nam là lĩnh vực vô cùng phát triển, cùng với đó là sự xuất hiện rất nhiều loại thảo dược thuốc Nam có khả năng chữa thận hư hiệu quả và được áp dụng cho đến ngày nay. Có thể kể đến một số loại phổ biến dưới đây: 

1. Cây kim tiền thảo

Kim tiền thảo là cây thuốc Nam quen thuộc, được dùng phổ biến trong điều trị các chứng thận hư, thận yếu, sỏi thận, suy thận… Theo Đông y, cây kim tiền thảo có tính bình, vị ngọt nhẹ và hơi mặn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm, lợi tiểu, giảm triệu chứng phù toàn thân… 

Còn trong Y học hiện đại, cây kim tiền thảo chứa hoạt chất soyasaponin. Chất này có khả năng tác động tích cực đến thận, góp phần hỗ trợ chữa lành các tổn thương và phục hồi chức năng thận hiệu quả. 

Chữa thận hư bằng thuốc Nam
Cây kim tiền thảo là vị thuốc Nam tự nhiên lành tính chuyên dùng để chữa các bệnh lý về thận

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị khoảng 30g lá kim tiền thảo, rửa sạch qua nhiều lần nước và ngâm trong nước muối loãng 15 phút trước khi sử dụng. 
  • Cho hết vào ấm đun, sắc cùng với 5 chén nước, chỉnh nhỏ lửa và sắc liên tục trong vòng 1 tiếng. 
  • Tắt bếp khi nước cạn còn 2 chén, chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 
  • Khuyến khích kiên trì áp dụng trong vòng 20 ngày để đạt hiệu quả rõ rệt. Chống chỉ định áp dụng cách này cho phụ nữ mang thai. 

2. Cây hoàng kỳ 

Cây hoàng kỳ là một trong những vị thuốc Nam quý hiếm, vừa tốt cho sức khỏe vừa có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Các nghiên cứu chuyên sâu cho thấy, chiết xuất từ cây hoàng kỳ có chứa acid amin, vitamin P, saccaroza, acid folic, cùng nhiều khoáng chất khác như phospho, selenium, magnesium, canxi, sắt, kẽm, amylase… 

Còn theo Y học cổ truyền, hoàng kỳ là vị thuốc có tác dụng bổ huyết, dưỡng khí, bổ tỳ vị. Khi dùng có thể giúp cải thiện các triệu chứng thận hư, giảm đạm niệu, tăng khả năng lọc của cầu thận, ức chế các cytokine gây ra phản ứng viêm.

Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa gây tổn thương các tế bào mô thận. Nhờ đó giúp bảo vệ thận khỏi các tổn thương và góp phần phục hồi chức năng tạng thận. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 40g hoàng kỳ, có thể kết hợp với một ít đương quy. 
  • Cho hết vào ấm đun, sắc với 4-5 chén nước trên lửa nhỏ. 
  • Nước sắc cạn xuống còn 1 nửa thì tắt bếp. 
  • Chắt phần nước thuốc thu được ra chén, uống hết khi còn ấm nóng để đạt hiệu quả tốt nhất. 

3. Rau ngổ

Rau ngổ hay còn gọi là rau ôm là loại rau quen thuộc trong các món ăn hàng ngày. Loại rau này có mùi thơm vô cùng đặc trưng và được sử dụng để làm bài thuốc chữa các bệnh lý về thận, trong đó có hội chứng thận hư.

Theo Đông y, rau ngổ có tính mát, có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, thông trung hoạt tiện… Ngoài ra, các thành phần dược chất có trong rau ngổ được đánh giá có tác dụng kích thích làm giãn nở các mạch máu ở thận và phục hồi chức năng lọc thải ở cầu thận. 

Chữa thận hư bằng thuốc Nam
Rau ngổ giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe và hỗ trợ cải thiện chứng thận hư hiệu quả

Cách thực hiện

  • Dùng 30g rau ngổ, rửa sạch và ngâm vào thau nước muối loãng 15 phút, vớt ra để cho ráo nước. 
  • Cho từng nắm rau ngổ nhỏ vào cối giã nát, trộn bã rau ngổ với 150ml nước. 
  • Phần nước cốt thu được, bạn có thể uống trực tiếp hoặc cho vào nồi đun sôi lên trước khi uống để đạt hiệu quả tốt nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

4. Cây cỏ mực 

Trong dân gian, cây cỏ mực còn được gọi là cây cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, thảo dược này có tính hàn, vị ngọt, chua thanh nhẹ và không độc. Có tác dụng bồi dưỡng thận âm, cầm máu… 

Để trị hội chứng thận hư, dân gian có bài thuốc dùng cây cỏ mực kết hợp với đậu đen rất hiệu nghiệm. Giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ huyết, lợi thủ, bổ bổ thận tráng dương và bồi dưỡng chức năng gan thận. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị khoảng 30g cây cỏ mực, 40g hạt đậu đen rang thơm;
  • Cỏ mực rửa sạch, để ráo nước và cắt nhỏ, sao khô vàng;
  • Cho cỏ mực và đỗ đen vào ấm, đun sôi cùng 2 lít nước trong vòng 15 phút; 
  • Chắt nước ra ly, tiếp tục đổ nước vào ấm đun thêm 2 – 3 lần nữa; 
  • Trộn các phần nước sắc này lại với nhau và uống hết hàng ngày;
  • Người mắc chứng thận hư kiên trì sử dụng trong vòng 2 – 3 tháng sẽ cảm nhận được kết quả tối ưu; 

5. Cây thục địa 

Cây thục địa là một trong những vị thuốc Nam tự nhiên và quý hiếm. Theo các tài liệu YHCT, thục địa không độc, lành tính và có vị đắng đặc trưng, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa thận hư, thận yếu, đau lưng, yếu tay chân, bồi dưỡng khí huyết, tăng tuần hoàn máu…

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các vị thuốc thảo dược sau: thục địa 16g, thỏ ty tử, lộc giác giao, hoài sơn, cao quy bản và câu kỷ tử mỗi vị 12g, 6g sơn thù và 4g ngưu tất. 
  • Rửa sạch các dược liệu này, cho vào ấm đun, sắc cùng với 2 lít nước, đun sôi trên lửa nhỏ. 
  • Khi nước thuốc cạn xuống còn khoảng 500ml thì tắt bếp, chia phần nước cốt thành nhiều phần, uống hết trong ngày. 
  • Kiên trì áp dụng bài thuốc này trong thời gian dài để đạt hiệu quả tối ưu.  

6. Cây phèn đen

Cây phèn đen hay còn được gọi là cây mực. Theo YHCT, loại dược liệu này có tính lạnh, vị chát và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, giảm viêm, lợi tiểu…

Chính vì những tác dụng nêu trên mà bài thuốc Nam sử dụng cây phèn đen chữa thận hư được sử dụng rất phổ biến, đem lại hiệu quả rõ rệt sau thời gian ngắn sử dụng. 

Chữa thận hư bằng thuốc Nam
Cây phèn đen là một trong những loại thảo dược thuốc Nam chữa chứng thận hư lành tính

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị lá của cây phèn đen, cây muối, cây nổ và cây quýt gai mỗi thứ 20g. 
  • Rửa sạch và cho vào ấm đun sắc cùng với 1.5 lít nước. 
  • Kiểm tra nước thuốc khi cạn xuống còn khoảng 600ml nước thì tắt bếp. 
  • Chắt lấy nước thuốc, bỏ bã, để nguội và uống hết trong ngày.

7. Cây mã đề

Trong YHCT, cây mã đề là vị thuốc Nam xuất hiện phổ biến trong các bài thuốc liên quan đến tạng thận, niệu. Nó có vị ngọt, tính hàn, giúp loại bỏ yếu tố phong nhiệt, thanh nhiệt, giải độc cơ thể và giải phóng tắc nghẽn mạch máu, ổn định chức năng thận. 

Ngoài ra, các nghiên cứu hiện đại về cây mã đề có chứa các thành phần như carotin, aucubin, rinantin, aucubozit, các loại vitamin C, K… cần thiết cho sức khỏe con người. Những chất này được đánh giá có tác dụng hỗ trợ đào thải độc tố, cải thiện phục hồi chức năng thận. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 10g cây mã đề và 2g cam thảo, rửa sạch hết các nguyên liệu, để ráo. 
  • Cho dược liệu vào ấm đun, sắc cùng 600ml nước, đậy nắp lại và chỉnh nhỏ lửa, sắc khoảng 20 phút. 
  • Chắt lấy phần nước thuốc ra chén, chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 
  • Áp dụng cách chữa này hàng ngày để đạt hiệu quả rõ rệt. 

8. Cây cỏ xước

Chữa chứng thận hư bằng cây cỏ xước là bài thuốc Nam dân gian hiệu nghiệm mà bạn không nên bỏ qua. Loại cây này dễ dàng tìm thấy ngay trong vườn nhà hoặc các bãi đất trống. Cỏ xước có vị hơi đắng, vị chua và tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc, đào thải độc tố khỏi máu. 

Còn nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong cỏ xước chứa dược tính cần thiết giúp giảm độc tố, giải độc, lợi tiểu, hoạt huyết bổ thận, cải thiện chỉ số protein niệu… Bài thuốc Nam sử dụng cây cỏ xước sẽ hiệu quả hơn nếu kết hợp với huyền sâm, mộc thông… 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 20g rễ cỏ xước, kết hợp cùng rễ cỏ tranh, huyết dụ, mộc thông, lá móng tay và huyền sâm mỗi thứ 15g. 
  • Rửa sạch các vị thuốc, cho vào ấm đun sắc cùng 1 lít nước. 
  • Sắc thuốc trên lửa nhỏ, khi nước thuốc cạn xuống còn khoảng 300ml, chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 

9. Râu ngô 

Râu ngô là vị thuốc Nam quen thuộc theo y học dân gian, chuyên được sử dụng để điều trị các bệnh lý về thận như hội chứng thận hư, thận yếu, sỏi thận…

Râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, dưỡng huyết và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thận hư như phù người, giảm viêm, tiểu tiện bình thường trở lại… 

Chữa thận hư bằng thuốc Nam
Uống nước râu ngô chữa thận hư là mẹo dân gian hiệu quả, dễ thực hiện

Cách 1: Sắc nước râu ngô 

Cách thực hiện

  • Dùng 1 nắm râu ngô tươi, được lấy từ những quả bắp non, mềm. Vì loại này có chứa hàm lượng dược chất cao.
  • Rửa sạch râu ngô, cho vào ấm đun sắc cùng với 1 lít nước trong vòng 20 phút. 
  • Tắt bếp và để ngâm thêm 5 phút, chắt lấy phần nước, bỏ bã. 
  • Đổ nước râu ngô vào bình thủy tinh, uống dần hết trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Cách 2: Bài thuốc kết hợp râu ngô với các loại thảo dược khác

  • Chuẩn bị râu ngô, rau má, cây mã đề, hạt ý dĩ và sài đất mỗi thứ một nắm nhỏ với liều lượng bằng nhau. 
  • Sau khi rửa sạch, cho vào ấm đun sắc với 600ml nước, sắc trên lửa nhỏ trong vòng 20 phút.
  • Nước thuốc trong ấm cạn xuống còn 1 nửa thì tắt bếp, chắt lấy nước thuốc ra chén uống hàng ngày. 
  • Sau 1 tháng kiên trì áp dụng bài thuốc này, bệnh tình triệu chứng thận hư dần được cải thiện. 

10. Cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu là vị thảo dược lành tính và rẻ tiền, nhưng lại đem đến hiệu quả chữa bệnh thận hư, thận yếu, thận nóng rất cao. Theo kinh nghiệm dân gian, loại dược liệu này có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc, hạ áp, lợi tiểu, mát gan, lương huyết…

Khi dùng cỏ mần trầu có thể giúp cải thiện các triệu chứng như bí tiểu, đái buốt, đái đỏ, nóng trong người nhưng không ra mồ hôi… 

Cách thực hiện

  • Dùng 500g cỏ mần trầu tươi hoặc khô đều được.
  • Rửa sạch, ngâm với nước muối 15 phút cho sạch rồi vớt ra để ráo. 
  • Giã nát cỏ mần trầu, cho vào ly nước đun sôi để nguội.
  • Lọc hỗn hợp này qua rây để chắt lấy nước cốt, thêm 1 ít đường để tạo vị ngọt dễ uống. 
  • Chia làm 2 phần uống 2 lần sáng, chiều. 

11. Cây muối

Trong YHCT, cây muối còn được gọi là Diêm phu mộc và được sử dụng như một vị thuốc Nam quý chữa bệnh thận hư hiệu quả. Thân và rễ của cây muối là bộ phận thường được sử dụng để điều trị chứng thận hư và giảm nhanh triệu chứng nhờ khả năng làm mát cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giảm phù thũng, tiểu ra máu… 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị cây muối, cây mực, cây nổ và cây quýt gai mỗi vị 20g. 
  • Cho hết các vị thuốc trên vào ấm đun, sắc cùng với 800ml nước, đậy kín nắp và sắc trên lửa nhỏ. 
  • Khi nước thuốc trong ấm cạn xuống còn khoảng 300ml thì tắt bếp. 
  • Chắt lấy nước thuốc ra chén, chia làm 3 phần uống khi còn ấm nóng. 
  • Kiên trì dùng mỗi ngày 1 thang thuốc để đạt hiệu quả rõ rệt. 

12. Cây quýt gai

Cây quýt gai hay còn được gọi là cây quýt rừng, cây tầm xoọng, được mệnh danh là một trong những loại thuốc Nam chữa thận hư hiệu quả. Trong YHCT, bài thuốc chữa thận hư bằng cây quýt gai có tác dụng cải thiện triệu chứng, củng cố duy trì và phục hồi, tăng cường chức năng thận, nhờ khả năng mát gan, thanh nhiệt giải độc hiệu quả. 

Chữa thận hư bằng thuốc Nam
Mẹo chữa thận hư bằng cây quýt gai là bài thuốc Nam dân gian hiệu quả được nhiều người áp dụng

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 20g rễ cây quýt gai, cùng với lá cam thảo và rễ cây dâu mỗi thứ 10g. 
  • Rửa sạch dược liệu qua nhiều lần nước, cho vào ấm đun sắc với 800ml nước. 
  • Sắc kỹ khoảng 20 phút, chắt nước thuốc ra chén, chia làm 3 phần uống hết trong ngày.  

13. Cây thuốc nổ

Cây thuốc nổ trong dân gian còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như cây nổ, cây sâm tanh tách. Theo YHCT, đây là 1 trong 5 vị thuốc quý được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa các bệnh lý về thận nói chung và chứng thận hư nói riêng. 

Loại cây này được sử dụng toàn bộ phần rễ, lá, thân để làm thuốc chữa bệnh. Được ghi nhận với các tác dụng như: giảm viêm, cải thiện triệu chứng ớn lạnh, sốt, cảm nóng, hạ áp, ổn định khí huyết, bồi dưỡng cơ thể.

Đặc biệt cây thuốc nổ có khả năng hỗ trợ phục hồi chức năng thận, đẩy lùi các triệu chứng bệnh thận hư, suy thận, phù thận, thận ứ nước… 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ các loại thảo dược sau: cây nổ, cây muối, cây mực, cây quýt gai mỗi thứ 20g. 
  • Rửa sạch, cắt nhỏ và phơi khô, cho vào ấm đun sắc cùng 1.2 lít nước, đun sắc trên lửa nhỏ trong vòng 20 phút. 
  • Nước thuốc cạn thuốc còn khoảng 200ml thì tắt bếp, chắt nước thuốc ra chén, chia làm 3 phần uống hàng ngày. 
  • Kiên trì áp dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. 

14. Đu đủ xanh 

Một trong những bài thuốc Nam chữa thận hư hiệu nghiệm được áp dụng phổ biến trong dân gian đó là đu đủ xanh. Theo Đông y, đu đủ xanh có vị ngọt thanh, tính mát, thường dùng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, nhuận tràng…

Ngoài ra, trong đu đủ chứa hàm lượng cao các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin A, K, E, khoáng chất như canxi, sắt, mangan, phospho… 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh, không quá già cũng không quá non cùng một ít muối ăn.
  • Gọt vỏ đu đủ, cắt phần đầu xuống phía dưới khoảng 4cm để làm nắp đậy khi chế biến. 
  • Dùng muỗng nạo bỏ phần ruột, hạt bên trong đu đủ, cho muối hạt vào và đóng nắp lại. 
  • Mang quả đu đủ đi hấp cách thủy trong vòng 30 phút để đu đủ chín mềm. 
  • Chia đu đủ làm 2 phần trong ngày ăn khi còn ấm nóng trong ngày. 
  • Sử dụng bài thuốc này liên tục 2 – 3 lần/ tuần cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm hoàn toàn. 

15. Rau diếp cá

Cuối cùng trong danh sách các loại thuốc Nam chữa thận hư hiệu quả chính là rau diếp cá. Đây không chỉ là loại rau ăn quen thuộc hàng ngày mà còn được sử dụng như một loại thuốc Nam có tác cải thiện các triệu chứng thận hư.

Với vị chua thanh đặc trưng, tính hàn, rau diếp cá có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc gan, thận, giảm viêm… hiệu quả.

Chữa thận hư bằng thuốc Nam
Chữa thận hư bằng thuốc Nam bằng rau diếp cá hiệu quả, lành tính

Cách thực hiện

  • Dùng 150g rau diếp cá, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong vòng 15 phút rồi vớt ra để ráo. 
  • Cho rau diếp cá vào ấm đun, sắc cùng 2 lít nước, đậy nắp và chỉnh lửa vừa, đun sôi khoảng 10 – 15 phút. 
  • Chắt phần nước diếp cá ra ly, uống dần và hết trong ngày. 

Những điều cần lưu ý khi chữa hội chứng thận hư bằng thuốc Nam 

Không phải tự nhiên mà các loại thuốc Nam tự nhiên được sử dụng rộng rãi. Chúng thực sự là những bài thuốc có tác dụng tốt và lành tính. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả như mong đợi và tránh các rủi ro ngoài ý muốn, hãy lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Phương pháp chữa này chỉ phù hợp với những trường hợp mắc bệnh giai đoạn nhẹ, vừa mới khởi phát và không liên quan đến những nguyên nhân di truyền, bẩm sinh, các bệnh lý nhiễm khuẩn… 
  • Tác dụng của các bài thuốc Nam dân gian tuy hiệu nghiệm nhưng phát huy khá chậm, cần thực hiện trong thời gian dài, thường là từ 1 tháng trở lên mới cảm nhận được sự cải thiện.
  • Khuyến khích nên thử áp dụng thay đổi nhiều bài thuốc Nam để tìm ra bài thuốc phù hợp nhất.
  • Tùy theo cơ địa của từng người mà mức độ hiệu quả của bài thuốc sẽ khác nhau, không phải cứ áp dụng là sẽ có hiệu quả như nhau. 
  • Trong quá trình sử dụng các loại thảo dược tự nhiên chữa thận hư, ngoài tuân thủ cách dùng, liều dùng, người bệnh cần đảm bảo chú ý theo dõi phản ứng của cơ thể, kịp thời phát hiện rủi ro, tác dụng phụ và xử lý kịp thời. 
  • Ngưng sử dụng và thay thế bằng biện pháp khác phù hợp hơn nếu thực hiện trong thời gian dài nhưng không hiệu quả.
  • Đồng thời, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động khoa học và thăm khám thường xuyên để kiểm tra, theo dõi tiến triển bệnh, được bác sĩ chỉ định biện pháp điều trị khác phù hợp hơn với mức độ bệnh. 

Trên đây là gợi ý một số bài thuốc Nam chữa thận hư hiệu quả và dễ dàng áp dụng tại nhà. Tuy cách chữa này hiệu nghiệm nhưng tốt nhất người bệnh vẫn nên thăm khám và trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cách chữa phù hợp nhất. 

Có thể bạn quan tâm 

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger