Hôi miệng do trào ngược dạ dày và giải pháp khắc phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Trào ngược dạ dày thực quản Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Chứng hôi miệng do trào ngược dạ dày có thể kéo dài nếu bệnh không được kiểm soát tốt. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác về răng miệng.

Triệu chứng hôi miệng do trào ngược dạ dày

Hôi miệng là một triệu chứng phổ biến ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Khi axit và các mẩu thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết từ trong dạ dày di chuyển ngược lên thực quản và họng, hơi thở sẽ mang mùi khó chịu. Axit dịch vị không chỉ gây kích ứng niêm mạc thực quản mà còn ảnh hưởng đến khoang miệng, dẫn đến tình trạng hôi miệng. 

hôi miệng do trào ngược dạ dày
Hôi miệng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày do axit gây tổn thương cho niêm mạc miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển

Ngoài triệu chứng hôi miệng, bệnh nhân còn có thể gặp nhiều dấu hiệu bất thường khác do ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày như:

  • Ợ nóng, người bệnh cảm thấy nóng rát từ dạ dày lan lên ngực và cổ họng.
  • Ợ hơi hay ợ chua, nhất là sau các bữa ăn no hoặc bệnh nhân nằm ngay sau khi ăn.
  • Khó nuốt, có cảm giác nghẹn ở họng do trào ngược axit kéo dài gây ra viêm và làm hẹp thực quản.
  • Đau tức hoặc khó chịu ở vùng thượng vị.
  • Ho mãn tính và khàn giọng do niêm mạc họng cùng thực quản bị kích thích khi tiếp xúc với axit trong dạ dày.
  • Buồn nôn và nôn sau khi ăn.
  • Đắng miệng…

Tìm hiểu thêmTrào ngược dạ dày nghẹn cổ họng và các giải pháp điều trị

Trào ngược dạ dày bị hôi miệng nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chính gây ra hôi miệng do trào ngược dạ dày bao gồm:

  • Axit và các chất từ dạ dày: Axit dịch vị từ dạ dày trào ngược lên trên có thể mang theo vi khuẩn. Chúng gây kích thích, tổn thương niêm mạc họng, khoang miệng và làm phát sinh mùi hôi khó chịu.
  • Khô miệng: Trào ngược axit có thể dẫn đến khô miệng. Đây chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây mùi phát triển và tạo ra mùi hôi khó chịu.
  • Viêm họng hoặc viêm thực quản: Các vấn đề này xảy ra khá phổ biến khi bị trào ngược axit và có thể khiến hơi thở có mùi hôi. Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn gây mùi có thể tấn công lên khoang miệng và dẫn đến hôi miệng.

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ hôi miệng khi bị trào ngược dạ dày:

  • Chế độ ăn nhiều chất béo, đồ ngọt hoặc thường xuyên ăn các thực phẩm có mùi mạnh ( hành, tỏi, sầu riêng…)
  • Lạm dụng các thức uống chứa cồn
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
  • Làm sạch họng không đúng cách khi bị trào ngược dạ dày.
  • Hút thuốc lá
  • Uống ít nước, thiếu nước.

Xem thêm: Viêm Họng Trào Ngược: Cách Nhận Biết Và Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Cách khắc phục hôi miệng do trào ngược dạ dày

Các trường hợp mắc trào ngược dạ dày bị hôi miệng nên tìm cách khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày, đồng thời giảm thiểu nguy cơ phát sinh các biến chứng khác như viêm nướu, sâu răng, hẹp thực quản, viêm loét thực quản,…

Để cải thiện tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày, bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, chăm sóc răng miệng đúng cách và kiểm soát triệu chứng trào ngược bằng cách sử dụng các biện pháp y tế phù hợp. 

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

Những thói quen trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có những ảnh hưởng nhất định đến tình trạng trào ngược dạ dày và hôi miệng. Để bệnh nhanh chóng được khắc phục, bạn cần chú ý:

trào ngược dạ dày bị hôi miệng
Thay đổi chế độ ăn có thể giúp cải thiện tình trạng hôi miệng và các triệu chứng khác do trào ngược dạ dày gây ra
  • Hạn chế thức ăn kích thích dạ dày: Tránh dùng thực phẩm cay, chua, đồ chiên xào, caffeine và các loại nước có gas vì chúng dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày và làm tăng tiết axit. Điều này có thể khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm cả tình trạng hôi miệng.
  • Kiêng dùng các thực phẩm nặng mùi: Trường hợp trào ngược dạ dày bị hôi miệng, bạn cũng nên kiêng ăn những thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, các loại mắm, đồ tanh, sầu riêng, gia vị cay nồng.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Duy trì thói quen ăn uống khoa học: Người bệnh nên ăn nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no, không ăn gần giờ ngủ và hạn chế nằm ngay sau khi ăn.
  • Uống nhiều nước: Chất lỏng sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn giữ ẩm và làm sạch khoang miệng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây mùi.

Xem chi tiết: Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Chuyên gia tư vấn

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày, đồng thời hạn chế phát sinh các biến chứng khác về răng miệng. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho người bệnh:

  • Chải răng đúng cách: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng bàn chải có lông mềm để tránh gây tổn thương nướu. Chú ý đánh chải kỹ các bề mặt răng để loại bỏ hết các mẩu thức ăn dư thừa, ngăn chặn vi khuẩn gây mùi phát triển.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng: Loại bỏ mảng bám giữa các kẽ răng bằng chỉ nha khoa kết hợp sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn để ngăn chặn vi khuẩn gây mùi.
  • Cạo lưỡi: Đây là bước quan trọng giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên lưỡi, nơi có thể gây ra hôi miệng. Tần suất cạo lưỡi phù hợp là 2 lần/ngày. Bạn nên dùng dụng cụ vệ sinh lưỡi chuyên dụng để tránh bị tổn thương.

Mẹo giảm hôi miệng do trào ngược dạ dày từ dân gian

Một số mẹo dân gian có thể giúp cải thiện tình trạng hôi miệng và hỗ trợ điều trào ngược dạ dày. Bao gồm:

  • Dùng trà xanh: Uống nước trà xanh có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm giảm hôi miệng và cải thiện chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng loại nước này để súc miệng và làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày.
  • Nhai gừng tươi: Gừng có tác dụng kháng viêm, giúp trung hòa axid dạ dày và giảm thiểu mùi hôi miệng. Bạn có thể nhai 2 – 3 lát gừng tươi mỗi ngày để ngăn ngừa trào ngược dạ dày và giúp hơi thở thơm mát hơn.
  • Sử dụng lá húng quế: Nhai lá húng quế giúp làm thơm miệng và giảm bớt cảm giác khó chịu trong dạ dày.
  • Súc miệng với nước muối: Duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 2 – 3 lần có thể giúp ngăn ngừa và cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày.
cách giảm hôi miệng do trào ngược dạ dày
Súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần mỗi ngày giúp ngăn ngừa và làm giảm triệu chứng hôi miệng cho những người bị trào ngược dạ dày

Lưu ngay: 7 cách trị trào ngược dạ dày tại nhà hay từ dân gian

Dùng thuốc trị trào ngược dạ dày bị hôi miệng

Tình trạng hôi miệng chỉ được cải thiện sau khi các triệu chứng trào ngược dạ dày được kiểm soát. Do vậy, bạn cần kết hợp sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh hiệu quả hơn.

  • Thuốc ức chế tiết axid: Các thuốc như Omeprazole, Pantoprazole giúp giảm sản xuất axit trong dạ dày, ngăn ngừa trào ngược và tình trạng hôi miệng kèm theo.
  • Thuốc kháng acid: Thuốc kháng axit có thể trung hòa axit trong dạ dày và giảm trào ngược, từ đó cải thiện triệu chứng hôi miệng.
  • Thuốc kháng histamin H2: Nhóm thuốc này được chỉ định cho các trường hợp bị trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ đến trùng bình.

Hôi miệng do trào ngược dạ dày là tình trạng phổ biến nhưng có thể được kiểm soát hiệu quả qua việc thay đổi lối sống, vệ sinh răng miệng đúng cách và sử dụng các biện pháp tự nhiên hoặc dùng thuốc. Nếu tình trạng này kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger