Phồng đĩa đệm L4-L5: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Chữa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội
Phồng đĩa đệm L4-L5 là căn bệnh chiếm khoảng 60–70% tổng dân số Việt Nam, đây là số liệu gần nhất của ngành Xương khớp. Các chuyên gia nhận định, nếu không kịp thời nhận biết và điều trị, bệnh lý này có thể làm gia tăng áp lực lên các dây thần kinh, tạo những đợt co thắt, đau đớn, teo cơ, liệt.

Bệnh phồng đĩa đệm L4-L5 là gì?

Bệnh phồng đĩa đệm L4-L5 là một tình trạng liên quan đến cấu trúc xương sống ở vùng thắt lưng, nơi đĩa đệm giữa xương sống thứ tư (L4) và xương sống thứ năm (L5) bị tổn thương hoặc mất tính đàn hồi, phồng lên rõ rệt.

Vị trí đĩa đệm L4-L5 S1
Vị trí đĩa đệm L4-L5 S1

Đĩa đệm là những cấu trúc giống như miếng đệm, nằm giữa các đốt xương sống, giúp giảm lực tác động và cho phép cột sống linh hoạt. Khi đĩa đệm bị phồng lên hoặc thoát vị, nó có thể chèn ép lên dây thần kinh gần đó, dẫn đến đau, tê, yếu cơ…

Đối với phồng đĩa đệm L4-L5, các triệu chứng thường ảnh hưởng đến chân, bắp chân và có thể lan xuống bàn chân và ngón chân. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể bao gồm tuổi tác, chấn thương, vận động nặng hoặc tư thế xấu. Việc điều trị có thể bao gồm phương pháp không phẫu thuật như vật lý trị liệu, thuốc giảm đau và bài tập giãn cơ. Một số trường hợp có thể cần phẫu thuật để giảm áp lực lên dây thần kinh và giảm triệu chứng.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu nhận biết phồng đĩa đệm L4-L5 có thể bao gồm các triệu chứng sau:

  • Đau lưng dưới: Cơn đau lưng dưới có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, thường cảm thấy ở vùng thắt lưng và có thể lan ra các khu vực khác.
  • Đau chân và bắp chân: Vì phồng đĩa đệm L4-L5 có thể chèn ép lên các dây thần kinh điều khiển chân, bạn có thể cảm thấy đau, tê, hoặc yếu ở chân và bắp chân, đặc biệt là ở phía sau hoặc bên cạnh.
  • Tê và yếu: Cảm giác tê, kim châm, hoặc giảm cảm giác có thể xảy ra ở chân, bàn chân hoặc ngón chân. Bạn cũng có thể cảm thấy yếu hoặc khó khăn khi di chuyển một phần cơ thể.
  • Đau tăng lên khi hoạt động: Đau có thể tăng lên khi bạn ngồi, đứng, uốn cong cơ thể hoặc nâng vật nặng.
  • Giảm đau khi nghỉ ngơi: Nhiều người cảm thấy giảm đau khi nằm xuống hoặc thay đổi tư thế để giảm áp lực lên đĩa đệm bị tổn thương.
  • Khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang hoặc ruột: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, phồng đĩa đệm có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát bàng quang hoặc ruột. Đây là một tình trạng hiếm gặp và cần sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Nếu bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu của bệnh phồng đĩa đệm L4-L5, bạn nên thăm bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Điều trị sớm có thể giúp giảm thiểu triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Biến chứng của phồng đĩa đệm L4-L5

Thực chất, phồng đĩa đệm ở đốt sống thắt lưng thứ 4 và 5 là dạng thoát vị đĩa đệm L4 L5 thể nhẹ, mức độ tổn thương còn hạn chế và chưa xuất hiện biến chứng ảnh hưởng tới lao động, sinh hoạt. 

Thế nhưng nếu không kịp thời chữa trị đúng cách, phồng đãi đệm L4-L5 có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm dưới đây:

  • Vận động khó khăn dẫn tới teo cơ
  • Rối loạn vận động, cơ chân tay kém linh hoạt
  • Người bệnh bí tiểu tiện, đại tiện
  • Rối loạn dây thần kinh thực vật khiến bạn bị ù tai, mất thăng bằng
  • Cơ thể mệt mỏi, vã mồi hôi, huyết áp tăng giảm đột ngột
  • Tứ chi khó cử động, cúi, gập người cảm thấy đau đớn
  • Teo cơ, tàn phế.
Tình trạng phồng đĩa đệm gây thoát vị
Tình trạng phồng đĩa đệm gây thoát vị

Nguyên nhân gây bệnh phồng đĩa đệm L4-L5?

Phồng đĩa đệm L4-L5 có thể do nhiều nguyên nhân. Mỗi nguyên nhân gây bệnh tương ứng với một mức độ bệnh lý và cách chữa trị khác nhau. Dưới đây là 5 nguyên nhân phồng lồi đĩa đệm L4-L5 thường gặp nhất hiện nay:

  • Đĩa đệm, cột sống bị thoái hóa do vấn đề tuổi tác: Tuổi càng cao, hệ xương của cơ thể càng yếu và kém. Chỉ cần một va đập nhẹ, hệ xương, nhất là đĩa đệm của người bệnh cũng có thể bị rách, nứt khiến nhân nhầy thoát khỏi bao xơ. Cuối cùng đâm lấn vào hệ thống dây chằng, rễ thần kinh xung quanh.
  • Vận động sai tư thế: Thường xuyên lao động nặng nhọc, bê vác không đúng quy định, cúi gập người đột ngột và liên tục… dẫn tới chấn thương vùng đĩa đệm L4-L5.
  • Yếu tố di truyền: Nghiên cứu cho thấy, bố mẹ từng bị phồng đĩa đệm L4-L5 thì thế hệ sau, tức là con cháu cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn gấp 3 – 5 lần so với bình thường.
  • Do chấn thương: Các va đập mạnh dẫn tới chấn thương là nguyên nhân khiến đĩa đệm bị hư hại, phần bao xơ bị phồng lên tới một điểm nào đó khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, hình thành thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
  • Các bệnh lý về cơ xương khớp: Một số bệnh lý gia tăng bệnh phồng đĩa đệm L4-L5 là vẹo cột sống, gù, gai cột sống hoặc thoái hóa cột sống

Cách chữa phồng đĩa đệm L4-L5 đang được áp dụng

Điều trị phồng lồi đĩa đệm L4-L5 mục đích là kiểm soát và ngăn ngừa sự phồng lồi bao xơ, hạn chế tình trạng nhân nhầy bị thoát ra, từ đó khống chế cơn đau. Hiện nay có 2 cách chính là: Điều trị nội khoa (dùng thuốc, vật lý trị liệu) và điều trị ngoại khoa:

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là cách bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho người bệnh hoặc kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu nhằm ổn định triệu chứng và phòng ngừa tái phát:

Một số loại thuốc chữa phồng lồi đĩa đệm L4-L5 là:

  • Thuốc giảm đau (Acetaminophen, Paracetamol)
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen, Aspirin, Naproxen…
  • Thuốc giãn cơ hoặc thuốc giảm đau gây nhiệm (dùng đối với mức độ mãn tính).

Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Aspirin là một loại thuốc chống viêm
Aspirin là một loại thuốc chống viêm

Ngoài ra người bệnh còn có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc bổ thần kinh B1, B6, B12; thuốc giảm đau thần kinh và thuốc tiêm màng cứng hydrocortison nhằm điều trị bệnh một cách tốt nhất.

Vật lý trị liệu chữa phồng đĩa đệm L4-L5

Đây là cách chữa nhằm hỗ trợ phục hồi chức năng đĩa đệm. Vật lý trị liệu chữa phồng đĩa đệm L4-L5 có thể thực hiện đơn lẻ (thường là áp dụng sau khi phẫu thuật) hoặc kết hợp với việc dùng thuốc nhằm làm giãn cơ, cải thiện tốc độ tuần hoàn lưu thông máu và giảm đau hiệu quả.

Một số phương pháp vật lý trị liệu phổ biến hiện nay là: Massage trị liệu, liệu pháp nóng lạnh, chiếu hồng ngoại, xoa bóp, châm cứu…

Can thiệp ngoại khoa

Mục đích của cách làm này loại bỏ những yếu tố gây hại cho đĩa đệm, giải phóng áp lực của nhân nhầy đè nặng lên dây thần kinh. Người bệnh sẽ được phẫu thuật rạch 1 đường nhỏ, kết hợp với các thiết bị thu thập hình ảnh để giải nén thần kinh. Gồm cắt lớp màng mỏng hoặc lấy ra những mô mềm làm đè nén lên dây thần kinh.

Phẫu thuật chỉ làm giảm nhanh triệu chứng bệnh, không ngăn chặn triệt để nguy cơ tái phát bệnh. Người bệnh cần trao đổi thẳng thắn với bác sĩ về những rủi ro có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật, từ đó có biện pháp khắc phục tốt nhất.

Bài tập hỗ trợ điều trị phồng đĩa đệm L4-L5 S1

Song song với việc tuân thủ các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, để chữa trị phồng đĩa đệm L4-L5 S1 một cách hiệu quả, người bệnh có thể kết hợp luyện tập một số bài tập ngay tại nhà.

Bài tập chữa phồng đĩa đệm
Bài tập chữa phồng đĩa đệm

Những bài tập này là sự phối hợp giữa phần chân, mông, lưng giúp cột sống cùng các cơ được thư giãn, từ đó hỗ trợ đẩy lùi tình trạng đau nhức do phồng đĩa đệm.

ĐỌC NGAY: Gợi Ý 10 Bài Tập Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5 Hiệu Quả Rõ Rệt

Lời khuyên phòng bệnh phồng đĩa đệm L4-L5

Phồng lồi đĩa đệm L4-L5 bên cạnh điều trị thì việc áp dụng phòng ngừa tái phát là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số cách phòng bệnh “quý hơn vàng” người bệnh nên thực hiện để ngăn chặn quá trình hình thành bệnh phồng đĩa đệm L4-L5:

  • Không mang vác vật nặng liên tục trong thời gian dài, nhất là ở tư thế khom người.
  • Luôn thực hiện tư thế đúng
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
  • Làm việc, sinh hoạt ở tư thế đúng.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục và các bài tập vận động trị liệu.
  • Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là một vài thông tin chia sẻ về căn bệnh phồng đĩa đệm L4-L5. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, nếu nhận thấy vùng thắt lưng xuất hiện cơn đau bất thường, nhất là cử động cúi, gập, xoay người bị hạn chế, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa cơ xương khớp để chẩn đoán, tìm ra cách khắc phục chính xác và phù hợp nhất.

XEM THÊM:

ArrayArray

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger