Bị sỏi thận ăn măng được không? Thông tin hữu ích
Mặc dù khá ngon miệng nhưng trong măng lại chứa một lượng độc tố nhất định và không được khuyến cáo sử dụng cho nhiều trường hợp. Vậy người bị sỏi thận ăn măng được không?
Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích của măng với sức khỏe
Măng là một loại thực phẩm đang được sử dụng phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Thông dụng nhất là măng tre, măng nứa, măng giang, măng vầu, văng lay hay măng lồ ô… Chúng chủ yếu được khai thác từ tự nhiên và sử dụng ở dạng tươi, khô, ngâm chua trước khi chế biến thành món ăn.
Trong măng chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể như: Chất xơ, protein, chất béo, tinh bột, đồng, vitamin (B6, E, K), sắt, kali, phốt pho, thiamine, Riboflavin. Mặc dù vậy, thực phẩm này lại chứa lượng calo thấp nên chính là sự lựa chọn lý tưởng cho thực đơn của những người đang bị thừa cân, béo phì.
Các tác dụng của măng với sức khỏe:
- Hỗ trợ giảm cân
- Tăng cường sức khỏe đường ruột, phòng chống táo bón, kích thích tiêu hóa
- Giảm cholesterol trong máu, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể.
- Kháng viêm, diệt khuẩn, làm nhanh lành vết loét
- Ổn định đường huyết
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
- Tăng khả năng miễn dịch
- Ngừa ung thư
- Giúp xương chắc khỏe.
- Cải thiện các vấn đề về đường hô hấp.
XEM THÊM: Người bị sỏi thận có được ăn ổi không? Bác sĩ giải đáp
Bị sỏi thận ăn măng được không?
Mặc dù có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng người bị sỏi thận được khuyến cáo không nên ăn măng. Lý do bởi:
- Trong măng chứa một lượng lớn axit Oxalic. Chất này khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ kết hợp cùng với canxi và lắng đọng tại thận, tạo thành sỏi canxi oxalat. Việc ăn măng thường xuyên trong thời gian bị sỏi thận có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện viên sỏi mới hoặc khiến viên sỏi cũ gia tăng kích thước nhanh chóng hơn.
- Thành phần cyanide được tìm thấy trong măng là một chất có tính độc. Chất này không chỉ làm tăng gánh nặng cho thận mà còn gây nguy cơ ngộ độc cao, đặc biệt là khi bạn ăn nhiều măng tươi.
- Măng cũng nằm trong nhóm thực phẩm chứa nhiều purin. Chất này được cơ thể chuyển hóa thành axit uric. Dư thừa axit uric không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh gút mà còn làm tăng nguy cơ bị sỏi thận ở những người mắc căn bệnh này.
Đặc biệt, nếu bị sỏi thận kèm theo các vấn đề sức khỏe dưới đây, người bệnh nên kiêng măng tuyệt đối:
- Mang thai
- Suy thận hoặc mắc bệnh thận mãn tính
- Đau dạ dày
- Mắc bệnh gout.
TÌM HIỂU NGAY: Đang bị sỏi thận có uống được canxi không? Bác sĩ tư vấn
Các loại rau có thể dùng thay thế cho măng trong bữa ăn của người bị sỏi thận
Như đã thông tin ở trên, người bị sỏi thận không được ăn măng. Tốt nhất, người bệnh nên thay thế măng bằng các loại rau khác có lợi hơn để bổ sung dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, chẳng hạn như:
- Rau cải xanh: Chứa nhiều chất xơ và nước, giúp tăng cường quá trình đào thải nước tiểu và giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
- Rau diếp cá: Rau diếp cá có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, giúp đào thải độc tố và giảm lượng oxalate, một chất gây hình thành sỏi thận.
- Cần tây: Loại rau này có đặc tính lợi tiểu và giàu nước, giúp thải độc tố và ngăn ngừa tích tụ các khoáng chất hình thành sỏi.
- Bông cải xanh: Giàu chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm, bảo vệ thận.
- Bông atiso: Giúp lợi tiểu, thải độc, cải thiện chức năng thận.
- Rau má: Sử dụng rau má có tác dụng lợi tiểu, giúp thải độc tố và ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận. Nó cũng giúp giảm viêm và sưng tấy trong trường hợp sỏi gây tắc nghẽn.
- Mướp đắng (khổ qua): Mướp đắng có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, giúp cơ thể loại bỏ độc tố và ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.
- Rau chân vịt: Rau chân vịt giúp duy trì nồng độ chất khoáng trong nước tiểu ở mức an toàn, giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Như vậy, với thắc mắc “Bị sỏi thận ăn măng được không?” thì câu trả lời là KHÔNG. Người bệnh nên thay thế măng bằng các loại rau trên để hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn ngừa sỏi thận tái phát. Ngoài ra, việc uống đủ nước và hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu oxalate cũng rất quan trọng trong quá trình chữa trị bệnh sỏi thận.
THÔNG TIN HỮU ÍCH LIÊN QUAN
- Bị sỏi thận nên ăn gì, kiêng gì là tốt nhất, sỏi mau bị đào thải?
- Người bị sỏi thận có nên uống nhiều nước? Bác sĩ giải đáp
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!