Mách Nhỏ 5 Cách Dùng Cây Cỏ Mực Chữa Suy Thận Cực Hay
Cách dùng cây cỏ mực chữa suy thận là một phương pháp chữa bệnh theo dân gian. Phương pháp này sử dụng cỏ mực sắc uống hoặc kết hợp các thảo dược khác để giảm triệu chứng của bệnh. Từ đó cải thiện sức khỏe và chức năng thận.
Cách dùng cây cỏ mực chữa suy thận được không?
Cỏ mực (cỏ nhọ nồi) là một cây thuốc nam, có tên khoa học Eclipta prostrate. Theo Y học cổ truyền, loại thảo dược này có vị ngọt, chua, quy vào hai kinh gồm can và thận.
Cây cỏ mực có tác dụng bổ thận âm và chỉ huyết lị; thường được dùng trong điều trị suy thận, can thận âm kém, lỵ, đi ngoài ra máu, đái ra máu và làm đen râu tóc. Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng làm mát máu, thanh nhiệt và tiêu độc cho cơ thể.
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, cây cỏ mực chứa ancaloit. Chất này có khả năng thanh lọc và giải độc trong cơ thể. Bên cạnh đó hàm lượng ethanol trong thảo được có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng trong thận.
Về thành phần dinh dưỡng, cây cỏ mực chứa nhiều chất sắt, magie, vitamin D, vitamin E, canxi và một lượng nhỏ protein. Người bị suy thận khi dùng thảo dược có thể đạt được những lợi ích sau:
- Góp phần chống thiếu máu – biến chứng thường gặp ở bệnh nhân suy thận
- Cải thiện sức khỏe xương
- Giảm mệt mỏi
- Cải thiện đề kháng và sức khỏe tổng thể
- Hỗ trợ kiểm soát bệnh thận mạn
- Điều trị bệnh thận IgA (viêm cầu thận)
- Bảo vệ thận và ngăn những tổn thương thêm nghiêm trọng
- Cải thiện những thông số sinh hóa như chất béo trung tính và protein nước tiểu
Cây cỏ mực mang đến nhiều lợi ích trong điều trị suy thận. Tuy nhiên loại thảo dược này không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh. Cỏ mực chỉ có thể giảm bớt các triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển.
Hướng dẫn cách dùng cây cỏ mực chữa suy thận
Có nhiều cách dùng cây cỏ mực chữa suy thận. Dưới đây là những cách phổ biến nhất:
1. Uống nước sắc cây cỏ mực
Uống nước sắc là cách điều trị suy thận đơn giản nhất từ cây cỏ mực. Nước sắc cỏ mực chứa đầy đủ những thành dinh dưỡng và hoạt chất cần thiết cho quá trình phục hồi cơ thể, cải thiện thận tổn thương. Khi dùng có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh suy thận.
Ở dạng thuốc sắc, những thành phần trong thảo dược được hấp thu và phát huy tác dụng nhanh hơn. Chính vì thế mà cách chữa này thường được ưu tiên lựa chọn.
Nguyên liệu:
- 1 nắm cây cỏ mực
- 3 bát nước
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cỏ mực
- Sắc thuốc trong 20 phút với lửa nhỏ
- Lọc lấy nước, chia thành 2 – 3 lần uống/ ngày. Nên uống thuốc ấm để đạt hiệu quả tốt hơn.
2. Kết hợp cỏ mực với cây muối, cây nổ và quýt gai
Cỏ mực thường được dùng kết hợp với những vị thuốc khác để tăng hiệu quả chữa bệnh. Cụ thể như cây muối, cây nổ và quýt gai. Trong đó cây muối có tác dụng cầm máu, chống nhiễm khuẩn; thường được dùng trong điều trị thận hư, thận yếu, ngộ độc, tiêu chảy, nôn ra máu…
Cây nổ sở hữu tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi niệu; toàn cây có tác dụng điều trị tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra loại thảo được này còn có tác dụng điều trị huyết áp cao, bệnh suy thận, bệnh gan, tiểu đường và nhiễm trùng đường tiểu.
Quýt gai có tính mát hơi ấm, vị đắng và mùi thơm. Loại thảo được này có tác dụng khư phong giải thử, lý khí chỉ thống, hóa đàm chỉ khái; thường được dùng trong điều trị bệnh lý xương khớp, đau dạ dày.
Với những tác dụng nêu trên, việc kết hợp cỏ mực với cây muối, cây nổ và quýt gai sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân suy thận.
Nguyên liệu:
- Cỏ mực (phơi khô)
- Cây muối (phơi khô)
- Cây nổ (phơi khô)
- Quýt gai (phơi khô)
- Mỗi loại 20 gram
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và sắc thuốc trong 1,5 lít nước lọc
- Đun nhỏ lửa đến khi nước thuốc còn 600ml
- Lọc lấy nước thuốc, chia thành 3 lần uống trong ngày
- Mỗi ngày dùng 1 thang.
3. Cách dùng cây cỏ mực và đậu đen chữa suy thận
Cây cỏ mực thường được dùng kết hợp với đậu đen để chữa suy thận. Tương tự như cỏ mực, đậu đen cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị suy thận và giảm bớt các triệu chứng.
Theo Y học cổ truyền, đậu đen giúp bổ thận thủy, thông mật và thông tiểu tiện. Khi dùng có thể tăng đào thải độc tố qua nước tiểu và ngăn tổn thương thận tiến triển. Ngoài ra nó còn có tác dụng thanh nhiệt và giải độc. Việc sử dụng mỗi ngày có thể giúp ngăn tích tụ độc tố, giảm áp lực cho thận.
Nguyên liệu:
- 40 gram cỏ mực
- 40 gram đậu đen
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cỏ mực và hạt đậu đen. Để ráo nước
- Cắt cỏ mực thành từng khúc ngắn, rang nóng đậu đen
- Sắc đậu đen và cỏ mực trong 500ml nước, để lửa nhỏ và đợi thuốc cạn còn một nửa
- Lọc lấy nước thuốc
- Tiếp tục cho nước lọc vào bã và sắc thêm 2 lần nữa
- Lọc lấy nước thuốc
- Trộn lẫn nước thuốc sắc ở lần 1, 2 và 3, chia thành 3 lần, uống vào buổi sáng, trưa và chiều sau khi ăn xong
- Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc. Kiên trì trong 30 ngày sẽ thấy rõ hiệu quả.
ĐỌC NGAY: Suy Thận Có Nên Uống Nước Đỗ Đen? Chuyên Gia Nói Gì?
4. Dùng cây cỏ mực và mã đề
Cách dùng cây cỏ mực và mã đề chữa suy thận có thể giúp giảm nhanh những triệu chứng của bệnh. Theo Đông y, vị thuốc mã đề có vị ngọt và tính hàn, quy vào 3 kinh gồm bàng quang, thận và can; tác dụng mát gan, lợi niệu ẩm thấp và sáng mắt.
Ngoài ra những hoạt chất trong vị thuốc mã đề có tác dụng điều trị cao huyết áp (thường gặp ở bệnh nhân suy thận), kháng sinh, điều trị viêm đường tiết niệu, đái rắt đái buốt.
Cách dùng cây cỏ mực và mã đề phù hợp với những bệnh nhân bị suy thận có huyết áp cao hoặc viêm nhiễm. Bài thuốc cần được áp dụng đúng cách để đạt hiệu quả tối đa.
Nguyên liệu:
- 40 gram cỏ mực
- 45 gram mã đề
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc, để ráo và cắt thành khúc nhỏ
- Cho thảo dược vào máy xay, thêm ít nước, xay nhuyễn
- Lọc lấy nước cốt
- Uống nước cốt cỏ mực và mã đề khi đói. Mỗi ngày 1 lần.
5. Cách dùng cây cỏ mực và đăng tâm thảo chữa suy thận
Nếu muốn cải thiện bệnh suy thận, người bệnh có thể sử dụng cây cỏ mực kết hợp với đăng tâm thảo. Tương tự như cỏ mực, đăng tâm thảo là một vị thuốc quý. Vị thuốc này có tính hàn, vị ngọt, quy vào 3 kinh gồm Tâm, Phế và Tiểu trương.
Đăng tâm thảo có tác dụng giải độc, bồi bổ khí huyết, điều trị tâm phiền mất ngủ, tiểu tiện khó khăn, an thần, thông tiểu tiện, chữa viêm cổ họng và ho. Đối với bệnh nhân suy thận, việc sử dụng đăng tâm thảo có thể giúp tăng đào thải độc tố qua nước tiểu.
Nguyên liệu:
- 20 gram cỏ mực
- 20 gram đăng tâm thảo
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cỏ mực và đăng tâm thảo, để ráo nước
- Sao vàng các vị thuốc
- Cho thuốc vào ấm và sắc với 500ml nước lọc. Đun với lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc cạn còn 1 bát
- Lọc lấy nước thuốc và uống hết trong ngày
- Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc. Kiên trì áp dụng để cải thiện bệnh tình.
Lưu ý khi dùng cây cỏ mực chữa suy thận
Khi áp dụng cách dùng cây cỏ mực chữa suy thận, người bệnh lưu ý một số vấn đề sau:
- Cây cỏ mực không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh suy thận. Loại thảo dược này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng.
- Những cách chữa bệnh bằng cây cỏ mực không phù hợp với những bệnh nhân bị suy thận nặng và cần lọc máu, như độ 4 và suy thận giai đoạn cuối.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây cỏ mực trong điều trị bệnh thận. Tuyệt đối không tự ý áp dụng, đặc biệt là trong quá trình sử dụng thuốc tây.
- Hiệu quả từ những bài thuốc dân gian thường có tác dụng chậm. Do đó người bệnh cần kiên trì và áp dụng đúng cách để đạt hiệu quả cao.
- Hiệu quả điều trị từ cây cỏ mực phụ thuộc vào yếu tố cơ địa.
- Không tự ý dùng kết hợp thuốc nam với thuốc tây chữa suy thận để tránh ngộ độc.
- Không dùng cỏ mực khi đang bị tiêu chảy. Ngoài ra không tự ý dùng cho phụ nữ mang thai và đang nuôi con bú.
- Cỏ mực là một cây thuốc nam lành tính, hầu như không gây tác dụng. Tuy nhiên người bệnh cần tránh lạm dụng. Ngoài ra cần thông báo ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
- Nên kết hợp dùng cây cỏ mực với những cách điều trị suy thận tại nhà. Chẳng hạn như duy trì vận động, ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá, uống đủ nước… Điều này giúp tăng hiệu quả chữa bệnh.
Trên đây là những cách dùng cây cỏ mực chữa suy thận. Biện pháp này giúp giảm các triệu chứng, điều chỉnh huyết áp và ngăn bệnh thận tiến triển. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì áp dụng để đạt hiệu quả.
Tham khảo thêm:
- Bị Suy Thận Nên Ăn Hoa Quả Gì? 10 Loại Tốt Nhất
- Trẻ Đi Tiểu Nhiều Có Suy Thận? Bác Sĩ Giải Đáp Cho Bạn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!