Trẻ Đi Tiểu Nhiều Có Suy Thận? Bác Sĩ Giải Đáp Cho Bạn
Nhiều phụ huynh lo lắng và thắc mắc trẻ đi tiểu nhiều có suy thận không. Trên thực tế, đi tiểu nhiều là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh suy thận. Tuy nhiên cần xác định rõ nguyên nhân để có những phương pháp điều trị tốt nhất.
Trẻ đi tiểu nhiều có suy thận không?
Suy thận ở trẻ em là sự suy giảm chức năng của một hoặc hai quả thận. Điều này xảy ra khi thận bị tổn thương cấp tính (ngắn hạn) hoặc tổn thương mãn tính (vĩnh viễn) do nhiều nguyên nhân.
Khi chức năng thận suy giảm, chất cặn bã và lượng nước dư thừa không được đào thải ra ngoài. Chúng có xu hướng tích tụ trong cơ thể dẫn đến phù nề, tăng huyết áp, thiếu máu, thậm chí tử vong.
Có nhiều triệu chứng giúp nhận biết suy thận ở trẻ em. Trong đó đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít là một trong những biểu hiện thường gặp.
Vậy trẻ đi tiểu nhiều có suy thận không? Theo các chuyên gia, trẻ đi tiểu nhiều có thể là một biểu hiện sinh lý bình thường hoặc là dấu hiệu cảnh báo bệnh suy thận.
Khi bị tổn thương, chức năng lọc chất thải và nước của thận không được đảm bảo, người bệnh đi tiểu nhiều trong đêm. Tuy nhiên lượng nước tiểu thường ít hơn bình thường.
Đi tiểu nhiều do suy thận thường kèm theo các biểu hiện khác. Đối với suy thận cấp, những biểu hiện có thể đột ngột, nghiêm trọng, tiến triển nhanh trong vài giờ hoặc vài ngày. Cụ thể:
- Lượng nước tiểu giảm
- Đi tiểu nhiều lần trong đêm
- Phù nề, sưng chân, mắt cá chân và bàn chân
- Cảm thấy yếu ớt và mệt mỏi
- Khó thở
- Buồn nôn hoặc nôn
- Nhịp tim không đều
- Đau ở ngực
- Hoang mang
- Co giật và ngất xỉu
Đối với suy thận mạn, triệu chứng thường không xảy ra trong giai đoạn 1 và 2. Trong bệnh suy thận độ 3, 4 và 5, tình trạng đi tiểu nhiều lần thường xuất hiện đồng thời với những biểu hiện khác, bao gồm:
- Tăng hoặc giảm lượng nước tiểu
- Đi tiểu nhiều lần hơn vào ban đêm
- Nước tiểu có bọt, xét nghiệm thấy nước tiểu chứa nhiều protein
- Nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng
- Phù nề cơ thể
- Thiếu máu, da dẻ xanh xao
- Mệt mỏi thường xuyên
- Chán ăn
- Nôn
- Huyết áp cao
- Khó tập trung
- Sút cân
- Trẻ còi cọc
- Khó thở
Không phải tất cả trường hợp đi tiểu nhiều lần điều do suy thận. Để chắc chắn trẻ đi tiểu nhiều có phải do tổn thương thận hay không, phụ huynh cần theo dõi, xác định những triệu chứng khác ở trẻ. Ngoài ra phụ huynh có thể đưa trẻ đến bệnh viện để được thực hiện những xét nghiệm cần thiết.
Nguyên nhân khiến trẻ đi tiểu nhiều
Ngoài bệnh suy thận, trẻ đi tiểu nhiều có thể là một biểu hiện sinh lý bình thường hoặc do một tình trạng sức khỏe khác. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Uống nhiều nước
- Thời tiết lạnh
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Rối loạn chức năng chế ước của bàng quang. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm 80% trường hợp. Khi bị rối loạn, cơ chế đóng mở của đường tiết niệu sẽ gặp bất thường hoặc hoạt động không trơn tru. Điều này khiến trẻ đi tiểu nhiều lần.
Điều trị suy thận đi tiểu nhiều ở trẻ
Để cải thiện tình trạng và giảm tần suất đi tiểu, bệnh suy thận ở trẻ em cần được điều trị tích cực. Đối với những trường hợp suy thận mạn, tổn thương thận không được chữa khỏi, thận không thể phục hồi.
Tuy nhiên các phương pháp điều trị có thể duy trì hoạt động và chức năng của thận. Đồng thời ngăn những tổn thương thêm. Những phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh suy thận ở trẻ em:
1. Thuốc
Những loại thuốc cụ thể sẽ được dùng để điều trị nguyên nhân gây suy thận ở trẻ và giảm triệu chứng. Chẳng hạn như:
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc kháng viêm
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc chống thiếu máu
2. Lọc máu
Lọc máu (chạy thận) thường được chỉ định trong điều trị cấp cứu cho bệnh nhân bị suy thận cấp, suy thận mạn giai đoạn 4 và giai đoạn 5 (còn được gọi là suy thận giai đoạn cuối).
Phương pháp này giúp loại bỏ chất cặn bã trong máu bằng thiết bị hoặc màng bụng của chính bệnh nhân. Từ đó giúp làm sạch máu, cải thiện đời sống cho người bệnh.
Có hai kỹ thuật lọc máu gồm:
- Chạy thận nhân tạo
- Lọc ngoài màng bụng
3. Ghép thận
Một quả thận mới được cấy ghép vào bên phải hoặc trái của vùng bụng dưới. Sau cấy ghép, thận mới có thể thay thế thận hỏng thực hiện các nhiệm vụ (chẳng hạn như lọc máu). Thận cấy ghép có thể được lấy từ người hiến tạng còn sống hoặc đã chết.
4. Lối sống và biện pháp chăm sóc tại nhà
Để duy trì sức khỏe cho thận và ngăn tổn thương, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nên ăn nhạt (ít muối), cắt giảm kali và phốt pho, tiêu thụ những loại thực phẩm tươi và lành mạnh.
- Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Ngủ đủ giấc.
- Nghỉ ngơi hợp lý.
- Tránh chất kích thích, thuốc lá và rượu bia.
- Duy trì vận động, tập thể dục thể thao mỗi ngày.
Những thông tin trong bài giúp giải đáp “Trẻ đi tiểu nhiều có suy thận không?”. Nhìn chung, trẻ đi tiểu nhiều lần có thể do suy thận hoặc một tình trạng khác. Vì vậy phụ huynh cần thường xuyên theo dõi sức khỏe và biểu hiện của trẻ. Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi đi tiểu nhiều lần kèm theo những biểu hiện khác hoặc xảy ra trong thời gian dài.
Tham khảo thêm:
- Chia Sẻ 10 Cách Điều Trị Suy Thận Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả
- Chế Độ Ăn Cho Người Suy Thận Độ 1 Giúp Kiểm Soát Bệnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!