Châm cứu chữa viêm khớp: Công dụng và cách thực hiện hiệu quả
Châm cứu chữa viêm khớp có thể giúp giảm các triệu chứng mà không cần dùng thuốc. Phương pháp này tác động vào các huyệt đạo được xác định trước đó bằng kim, từ đó đả thông kinh mạch, thư giản và giảm đau hiệu quả.
Vì sao nên châm cứu chữa viêm khớp?
Châm cứu là một trong những liệu pháp thuộc nhóm y học cổ truyền có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm khớp hiệu quả. Phân tích, chúng ta có thể dễ dàng hiểu, châm là dùng vật ngọn (kim châm) kích thích, đâm vào huyệt đạo. Cứu là dùng nhiệt để tác động lên huyệt đạo.
Mục đích của châm cứu là thông kinh hoạt lạc, giảm đau, khử tà phù chính, từ đó giúp cải thiện sức đề kháng của người bệnh.
Người bị viêm khớp được chỉ định châm cứu vì cách làm này vừa mang lại tác dụng tại chỗ, vừa giúp cải thiện sức khỏe toàn thân. Cụ thể như sau:
- Tác dụng tại chỗ: Giảm đau, ngăn ngừa viêm nhiễm và giãn cơ, hỗ trợ tăng cường tuần hoàn lưu thông máu trong cơ thể.
- Tác dụng toàn thân: Nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, điều hòa khí huyết, tăng sinh tế bào lympho giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Châm cứu là cách chữa viêm khớp an toàn, hiệu quả, dùng lâu không gây tác dụng phụ tới gan, thận và túi mật. Nhất là những người bị ảnh hưởng, chấn thương xương khớp, châm cứu giúp cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể, giảm đau, từ đó ngăn ngừa viêm nhiễm xâm nhập.
Hướng dẫn cách châm cứu chữa viêm khớp
Nguyên tắc chữa viêm khớp bằng châm cứu là: Châm tại các huyệt cục bộ và huyệt xa theo sơ đồ tuần hoàn kinh mạch của người bệnh. Mức độ châm từ nông tới sâu, mạnh tới nhẹ. Thứ tự huyệt đạo cần tuần tự, theo đúng quy trình châm để tránh bị tắc nghẽn mạch máu, gây ứ trệ khí huyết.
Châm cứu theo huyệt vị
- Chi trên: Châm huyệt Hợp cốc, Kiên trung, Ngoại quan, Khúc trì, Bát tà (kỳ huyệt).
- Chi dưới: Châm huyệt Huyền chung, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Độc ty.
- Đau khớp hàm dưới: Châm huyệt Hạ quan, Thính hội, Hợp cốc.
- Đau cột sống: Châm huyệt Kỷ huyệt, Á môn, Ân môn.
Thời gian châm cứu phụ thuộc vào mức độ bệnh lý, vị trí cơn đau và thể trạng của người bệnh:
- Viêm khớp cấp tính: 2 ngày/lần, 15 – 20 phút/lần.
- Viêm khớp mãn tính: 1 lần/ngày, ít nhất 30 phút/lần.
ĐỌC THÊM: Viêm Đau Khớp Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Mau Khỏi Cho Người Bệnh?
Những lưu ý khi thực hiện
Châm cứu là liệu pháp chữa bệnh an toàn, lành tính. Dựa vào từng nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi và thể trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định trường hợp nào nên và không nên tiến hành châm cứu:
- Đối tượng nên châm cứu
Bị đau 1 hay nhiều khớp, các khớp có dấu hiệu sưng tấy, nóng khớp.
Cơ, khớp xương bị co cứng, tê mỏi, khó khăn khi cử động.
- Đối tượng không nên châm cứu
Người bị loãng xương, chấn thương, bong sụn chêm.
Vùng da bị viêm có vết thương hở, tích tụ mở hoặc bị nhiễm trùng.
Người đang hôn mê, ngộ độc hoặc mắc bệnh viêm tắc tĩnh mạch, tiểu đường.
Chữa viêm khớp bằng châm cứu có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh hiệu quả. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, châm cứu có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Thế nhưng, khi thực hiện sai cách, cách chữa này có thể là con dao 2 lưỡi khiến người bệnh “lợi bất cập hại”.
Châm cứu chữa viêm khớp đòi hỏi người thầy thuốc phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nhất định, người bệnh tuyệt đối không thể châm cứu 1 cách tùy tiện và tại các cơ sở kém chất lượng, tránh biến chứng nguy hiểm.
HỮU ÍCH
- 3 Loại Thuốc Trị Viêm Khớp Phổ Biến, Chỉ Định Theo Từng Cấp Độ Bệnh
- Giải Pháp Điều Trị Thoái Hoá Khớp Gối Bằng Châm Cứu
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!