6 Cách Chữa Đau Lưng Bằng Ngải Cứu Hay Đến Khó Tin

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Chữa đau lưng bằng ngải cứu là bài thuốc dân gian công hiệu và được áp dụng phổ biến. Trong đó ngải cứu là một loại thảo dược có khả năng giảm đau và hỗ trợ chữa viêm sưng hiệu quả.

Chữa đau lưng bằng ngải cứu
Ngải cứu là loại dược liệu quý chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau…

Thực hư công dụng chữa đau lưng bằng ngải cứu 

Chữa đau lưng bằng ngải cứu là bài thuốc dân gian lưu truyền từ lâu đời và được áp dụng phổ biến cho đến ngày nay. Trước khi tham khảo các cách dùng hiệu quả, bạn cần nắm rõ về đặc tính cũng như công dụng chữa bệnh của loại dược liệu này. 

Đặc điểm sinh học của ngải cứu

Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tại Việt Nam, loại cây này còn được gọi bằng nhiều cái tên khác tùy theo từng vùng miền, địa phương như cây ngải diệp, cỏ linh ti, cây nhả ngải, cây quá sú hoặc cây thuốc cứu…

Thảo dược là cây thân thảo sống lâu năm, với chiều cao trung bình từ 0.4 – 1m. Ở nước ta, ngải cứu rất dễ sống. Cây mọc thẳng đứng, có nhiều cành con và được phủ một lớp lông nhung mịn xung quanh thân, cành, cuống.

Lá ngải cứu thường mọc so le, hai mặt lá đều có lông tơ mịn, mặt dưới màu trắng, mặt trên màu xanh thẫm, phiến lá hình xẻ lông chim. Hoa ngải cứu thường mọc thành từng cụm, mọc ở đầu cành và có màu lục nhạt. Quả ngải cứu là loại quả bế không có lông. 

Thời điểm thu hoạch ngải cứu tốt nhất là vào dịp Tết Đoan Ngọ. Đây là lúc ngải cứu chứa hàm lượng dược chất cao nhất đối với những cây ngải cứu trồng lâu năm. Lá sau khi thu hoạch sẽ được sơ chế làm sạch, phơi khô trong bóng râm để bảo quản sử dụng lâu dài. 

Đặc tính công dụng chữa bệnh

  • Theo y học cổ truyền: Ngải cứu được ghi nhận là loại dược liệu có tính ấm, vị đắng, mùi thơm dịu… Công dụng chính là điều hóa khí huyết, ôn kinh, tiêu trừ hàn thấp, điều kinh, cầm máu, an thai, và đặc biệt là chỉ thống (giảm đau),…
  • Theo y học hiện đại: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trong lá ngải cứu có chứa hàm lượng cao tinh dầu và hoạt chất quý như flavonoid, acid amin, cholin, adenin, cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin… có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau lưng. Đồng thời, các acid amin còn có khả năng điều trị các bệnh như viêm da, dị ứng ngoài da, nổi mề đay…
Chữa đau lưng bằng ngải cứu
Chữa đau lưng bằng ngải cứu là mẹo dân gian hiệu nghiệm được nhiều người áp dụng

Có thể thấy những người bị đau lưng hoàn toàn có thể sử dụng ngải cứu để chữa trị các bệnh lý gây ra hoặc ít nhất cũng có thể đẩy lùi, làm giảm mức độ đau lưng.

Ngoài đau lưng, bạn cũng có thể dùng ngải cứu để chữa nhiều xương khớp khác như đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống… 

XEM THÊM: Gợi Ý 10 Mẹo Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Ngải Cứu Hay Nên Thử

Gợi ý 6 cách dùng ngải cứu chữa đau lưng hiệu quả

Bạn có thể sử dụng ngải cứu bằng nhiều cách khác nhau để nhanh chóng đẩy lùi cơn đau lưng như: 

1. Uống nước ngải cứu + mật ong

Trong mật ong chứa hàm lượng cao các loại vitamin, khoáng chất, đặc biệt là chất chống oxy hóa có khả năng chống viêm, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể.

Đồng thời, mật ong kết hợp với ngải cứu còn có khả năng tăng cường chức năng đĩa đệm, bảo vệ hệ xương khớp khỏe mạnh, giảm đau lưng và phòng ngừa các triệu chứng liên quan. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 300gr ngải cứu và 3 – 4 muỗng mật ong;
  • Ngải cứu rửa sạch, cắt khúc rồi giã nát, thêm một ít nước để vắt lấy nước cốt; 
  • Cho mật ong vào khuấy đều, chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và tối. 
  • Dùng hỗn hợp nước cốt ngải cứu và mật ong liên tục trong vòng 2 tuần sẽ giúp cải thiện cơn đau lưng hiệu quả. 

2. Xoa bóp nước cốt ngải cứu + giấm gạo

Tương tự như ngải cứu, giấm gạo cũng có chứa một số hoạt chất có lợi với khả năng chống viêm, kích thích làm lành tổn thương nhanh chóng. Kết hợp ngải cứu với giấm gạo càng làm tăng hiệu quả chữa lành, tăng tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể và giảm đau lưng rõ rệt sau vài lần thực hiện. 

Chữa đau lưng bằng ngải cứu
Hỗn hợp ngải cứu giã nát trộn giấm xoa lên lưng giúp giảm nhanh cơn đau khó chịu

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 300gr ngải cứu và 200ml giấm gạo; 
  • Rửa sạch lá ngải cứu, để ráo rồi giã nát, đổ giấm gạo vào trộn đều; 
  • Cho hỗn hợp này vào nồi đun sôi lên cho đến khi cô đặc lại; 
  • Đổ hỗn hợp này vào tấm vải sạch, buộc chặt đầu lại rồi xoa dọc theo sống lưng, kết hợp massage nhẹ nhàng tại vùng lưng đau nhức; 
  • Thực hiện trong vòng 15 phút hoặc khi hỗn hợp nguội, có thể đổ ra đun nóng lên lại để xoa tiếp;
  • Cách này nên thực hiện trước khi đi ngủ và kiên trì áp dụng liên tục trong 15 ngày liên tiếp, trong vòng 3 –  5 tháng để đạt kết quả tốt nhất.

3. Chườm lưng bằng ngải cứu và muối hột

Ngải cứu sao nóng với muối hột có khả năng cải thiện lưu thông khí huyết, kích thích làm giãn các mạch máu ngoại vi, các chất trung gian chuyển hóa được đào thải nhanh hơn. Nhờ đó làm giãn cơ và giúp người bệnh hết đau lưng. 

Chữa đau lưng bằng ngải cứu
Ngải cứu sao nóng với muối để chườm đắp giúp giảm đau lưng hiệu quả

Cách thực hiện

  • Dùng một bó ngải cứu tươi, rửa sạch và để cho ráo nước; 
  • Cho 1kg muối hột và ngải cứu vào sao nóng trên lửa vừa cho đến khi lá khô lại và tỏa mùi thơm;
  • Đổ hỗn hợp này ra một tấm vải hoặc khăn, buộc chặt đầu lại rồi chườm lên vùng lưng đau nhức; 
  • Khuyến khích áp dụng từ 1 – 2 lần/ ngày để đạt kết quả khả quan. 

Lưu ý muối hạt có thể tái sử dụng nhiều lần nếu bảo quản đúng cách, sau mỗi lần chườm xong hãy loại bỏ ngải cứu, cho muối vào túi hoặc hũ đựng sạch. Ngoài ra, cần lưu ý điều chỉnh nhiệt độ vừa phải, phù hợp và an toàn cho làn da, tránh gây bỏng.

4. Chữa đau lưng bằng cứu ngải nhung

Ngải cứu được thu hoạch, phơi khô, sao trên lửa nhỏ và mang đi hạ thổ 12 tiếng. Sau đó giã nát và chà xát nhuyễn, rây thành bột, bột này còn được gọi là ngải nhung. 

Ngải nhung chính là phần xơ bột, chứa tinh dầu, bắt cháy và cháy lâu, không cặn. Một số trường hợp còn được bổ sung thêm một số loại dược liệu khác như bạc hà, quế, xạ hương… để tạo mùi thơm dễ chịu. Ngải nhung có thể dùng làm điếu ngải và mồi ngải tùy theo nhu cầu sử dụng. 

Điếu ngải

Điếu ngải thực chất là lá ngải cứu rửa sạch, phơi sấy, nghiền nát và cuộn lại thành hình điếu, được sử dụng bằng cách đốt nóng lên và tác động trực tiếp đến các huyệt đạo của con người nhằm mục đích điều trị bệnh. 

Theo y học cổ truyền, điếu ngải có tác dụng điều khí, khai thông tắc nghẽn tại huyệt đạo. Nhiệt nóng vừa phải từ điếu ngải có khả năng xâm nhập sâu vào huyệt đạo, giúp làm giãn các cơ khớp căng cứng, đem lại hiệu quả giảm đau rõ rệt. Điếu ngải cũng có mùi hương đặc trưng có tác dụng định tâm, an thần. 

Chữa đau lưng bằng ngải cứu
Nhiệt nóng từ điếu ngải giúp giãn cơ khớp, giảm đau lưng thông qua các vị trí huyệt đạo trên lưng

Để trị đau lưng bằng điếu ngải có 4 cách gồm: Cứu điếu ngải để yên, cứu nóng, cứu điếu ngải lên xuống và cứu điếu ngải xoay tròn. 

  • Cứu điếu ngải để yên: Còn được gọi là cứu ấm. Đặt điếu ngải cách da khoảng 2cm, đợi đến khi vùng huyệt được cứu ửng hồng và người bệnh có cảm giác ấm nóng là được. 
  • Cứu xoay tròn: Châm đốt phần đầu điếu ngải, hơ cách vị trí huyệt khoảng 1 – 2cm, di chuyển theo vòng tròn từ trong ra ngoài, từ hẹp đến rộng. 
  • Cứu điếu ngải lên xuống: Còn gọi là cứu mổ cò. Được thực hiện bằng cách đốt đầu điếu ngải, đưa lại gần vị trí huyệt cần cứu rồi dịch ra xa, thực hiện liên tục nhiều lần. Mỗi huyệt cứu khoảng 2 – 5 phút. 
  • Cứu nóng: Mỗi điếu ngải khoảng 2 – 3cm, đốt gián tiếp thông qua 1 lát gừng, tỏi, muối hoặc kim châm cứu. Công dụng tùy thuộc vào từng loại vật dẫn. Chẳng hạn như cứu qua tỏi sẽ giúp tiêu viêm trừ độc, giảm đau. Cứu qua gừng giúp ôn trung tán hàn, cứu qua kim giúp dẫn nhiệt vào sâu hơn, giảm đau lưng tốt hơn… 

Mồi ngải

Tương tự như trị đau lưng bằng điếu ngải, mồi ngải được áp dụng rất phổ biến trong y học cổ truyền và đem lại hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Chữa đau lưng bằng ngải cứu
Mồi ngải đem lại hiệu quả giảm đau lưng rõ rệt ngay sau khi áp dụng

Phương pháp này gồm 2 cách là cứu mồi trực tiếp và cứu mồi gián tiếp. 

  • Cứu mồi trực tiếp: Mồi ngải được nén thành hình tháp, đặt trực tiếp lên vị trí huyệt đạo cần cứu. Châm cháy đầu ngải rồi đợi cho đến khi ngải cháy đến nửa mồi thì thay mồi ngải mới. Thực hiện cho đến khi vùng da tại vị trí này hiện lên quầng đỏ. 
  • Cứu mồi gián tiếp: Thay vì đặt mồi ngải trực tiếp lên huyệt đạo, sẽ phải lót một lát gừng hoặc tỏi ở giữa da và mồi ngải. Vật dẫn này nhằm tăng thêm tác dụng của phép cứu, tuy nhiên lại dễ gây bỏng nên cần hết sức chú ý khi thực hiện. 

Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều dụng cụ hỗ trợ chữa đau lưng bằng cứu ngải đơn giản và an toàn hơn như máy ngải cứu, hộp xông ngải cứu hoặc đệm ngải cứu… 

5. Rượu ngải cứu

Ngoài ngải cứu thì chanh, bưởi cũng là những loại dược liệu tốt cho xương khớp. Theo nghiên cứu, trong chanh, bưởi chứa hàm lượng cao vitamin C với khả năng chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi giảm thiểu cơn đau lưng và phòng ngừa các bệnh lý xương khớp nói chung. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 200gr ngải cứu tươi, 2 vỏ bưởi, 1kg chanh không hạt, 200gr đường phèn và 1 lít rượu trắng;
  • Sơ chế rửa sạch các nguyên liệu rồi để ráo nước, chanh không hạt cắt thành từng lát;
  • Xếp các nguyên liệu ra khay mang đi sao vàng và phơi nắng 1 ngày;
  • Cho hết các nguyên liệu vào hũ thủy tinh sạch, xếp đường phèn vào từng lớp nguyên liệu rồi đổ rượu vào ngâm. 
  • Đậy kín nắp hũ thủy tinh, để ở nơi khô ráo thoáng mát và ngâm trong vòng 1 tuần là có thể sử dụng được. 
  • Người bị đau lưng có thể sử dụng mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5ml trong mỗi bữa ăn. Kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng sẽ giúp giảm đau lưng rõ rệt. 

XEM THÊM: Gợi Ý10 Bài Thuốc Ngâm Rượu Chữa Đau Lưng Hay Được Áp Dụng

6. Chế biến các món ăn có ngải cứu

Ngoài các bài thuốc dân gian vừa kể trên, người bị đau lưng cũng có thể sử dụng ngải cứu chế biến thành các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Một vài món ăn giảm đau lưng từ ngải cứu như:

Chữa đau lưng bằng ngải cứu
Chế biến các món ăn ngon từ ngải cứu vừa thơm ngon bổ dưỡng vừa hỗ trợ trị đau lưng hiệu quả
  • Canh ngải cứu thịt heo;
  • Trứng hấp hoặc chiên với ngải cứu;
  • Canh cá diếc ngải cứu;
  • Gà ác hầm ngải cứu; 
  • Tim heo hầm ngải cứu;
  • Chân giò hầm ngải cứu;

Lưu ý khi dùng ngải cứu giảm đau lưng 

Ngải cứu là loại dược liệu tự nhiên vừa có khả năng chữa bệnh đau lưng vừa tốt cho sức khỏe. Nhưng để đạt được kết quả như mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình sử dụng:

  • Lá ngải cứu chỉ nên sử dụng như phương pháp hỗ trợ trong thời gian ngắn chứ không có tác dụng chữa bệnh lâu dài.
  • Hầu hết các cách trị đau lưng bằng ngải cứu chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ, chưa có biến chứng. Không nên áp dụng với người bị bệnh nặng, biến chứng nghiêm trọng.
  • Không lạm dụng ngải cứu hoặc thay thế cho các biện pháp điều trị y học khác. 
  • Hàm lượng dược chất trong ngải cứu khá cao, nên sử dụng với liều lượng phù hợp. Tránh ăn hoặc uống quá nhiều tại cùng một thời điểm hoặc trong cùng 1 ngày để ngăn tác dụng phụ. Cụ thể như buồn nôn, nôn ói, co thắt ruột, ngộ độc thần kinh trung ương, co giật, run tay, run chân hoặc rối loạn nhịp tim… 
  • Liều dùng ngải cứu được khuyến cáo là không quá 500gr trong 1 lần và không dùng quá 3 lần/ tuần.
  • Tuyệt đối không sử dụng nước sắc lá ngải cứu hàng ngày, liên tục trong thời gian dài hoặc dùng hàng ngày thay thế trà. 
  • Chống chỉ định sử dụng ngải cứu với người mắc bệnh gan, thận, rối loạn đường ruột cấp tính, phụ nữ mang thai, người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong ngải cứu…
  • Trong quá trình sử dụng ngải cứu chữa đau lưng, người bệnh cần theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể cũng như kết quả điều trị. Nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường hoặc sử dụng trong thời gian dài nhưng không hiệu quả, hãy ngưng lại và đến bệnh viện để được xử lý kịp thời. 

Chữa đau lưng bằng ngải cứu là mẹo chữa dân gian đơn giản và hiệu nghiệm. Ngải cứu dễ tìm hái hoặc tìm mua với chi phí rẻ và cách thực hiện cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, hãy sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và thời gian dùng phù hợp để đạt hiệu quả điều trị rõ rệt, tránh tác dụng phụ.

HỮU ÍCH

Tin liên quan

Bình luận (64)

  1. Trần Khánh Như says: Trả lời

    thuốc xương khớp đỗ minh có dùng được cho phụ nữ mang thai không ạ? em mới bầu được 4 tháng thôi thấy bụng chưa to lắm mà không hiểu sao lưng với hông của em đau nhức kinh khủng, đi lại rất khó khăn mà nhiều khi ngồi lâu cũng không được. Nằm em cũng thấy khó chịu, em có hay chườm nóng để thư giãn nhưng vẫn không đỡ

    1. Đỗ Thị Hoa says:

      Cái này cũng chưa chắc là do bị bệnh xương khớp đâu em gái, có thể là một số đau nhức trong thời kỳ mang thai thôi. Hơn nữa đang bầu bí thì nên chú ý sức khoẻ, có vấn đề gì thì nên đi khám luôn chứ không nên tự ý mua về dùng đâu, ảnh hưởng đến em bé thì khổ

    2. Đỗ Minh Đường says:

      Chào bạn Trần Khánh Như,
      Bài thuốc xương khớp Đỗ Minh dùng được cho phụ nữ đang mang thai bạn nhé. Với thành phần là thảo dược tự nhiên, lành tính, không gây tác dụng phụ nên rất an toàn cho bà bầu sử dụng. Tuy nhiên, với trường hợp phụ nữ đang mang thai thì bài thuốc sẽ có liệu trình riêng cho từng tình trạng và triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng bạn vừa miêu tả trên chưa đủ căn cứ để chẩn đoán bạn đang bị sao, do đó nhà thuốc khuyên bạn thu xếp thời gian qua trực tiếp nhà thuốc để bác sĩ khám, kiểm tra kỹ hơn và tư vấn được chi tiết hơn cho mình nhé.
      Thông tin đến bạn!

    3. Lô Hương ST says:

      Nếu bà bầu mà bị bệnh về xương khớp thật thì dùng thuốc xương khớp đỗ minh thông thường bao lâu sẽ có hiệu quả vậy nhà thuốc?

  2. Cá mực says: Trả lời

    Bác nào dùng thuốc xương khớp đỗ minh rồi chia sẻ tôi phát, đang tính mua về dùng mà thấy dạo này trên mạng nhiều phốt về thuốc đông y quá nên hơi lăn tăn

    1. Liêm Loan says:

      Đợt trước mình có dùng 3 liệu trình thuốc xương khớp đỗ minh để chữa đau lưng với đau vùng xương chậu mà hiệu quả ổn áp phết. Ban đầu thấy thuốc tác dụng hơi chậm, cơn đau vẫn âm ỉ mà uống thuốc chưa thấy xi nhê gì, uống mãi đến gần 1 tháng thì mới cảm thấy thuốc đã bắt đầu ngắm và phát huy công dụng. Đến tháng thứ 2 thì lưng với hông cũng đã đỡ đau dần, ngồi lên nằm xuống cũng dễ dàng hơn, di chuyển vận động nhẹ nhàng cũng đươc luôn. Sang đến liệu trình cuối thì gần như các cơn đau không còn nữa, mình bắt đầu bê vác đồ nhẹ, tập thể dục thể thao trở lại bình thường được rồi, ăn uống cũng ngon miệng hơn và ngủ sâu hơn. Khi kết thúc liệu trình thì sức khoẻ còn tốt lên nữa, được cái còn không phải uống thêm thuốc để duy trì cơ. Tính đến giờ sau ngưng thuốc được 3-4 tháng rồi thì chưa thấy tái phát lại, xương khớp vẫn dẻo dai lắm, nói chung quá ưng bài thuốc này, dễ uống lại còn lành tính nữa

    2. Tiểu Cách cách says:

      Cho hỏi là 1 liệu trình bạn dùng là có những loại thuốc gì vậy, có đủ cả 4 loại như trong bài nói không, mình thấy có thuốc rượu ngâm thì loại này dùng để uống hay để xoa bóp hả ban?

    3. Đỗ Minh Đường says:

      Chào bạn Tiểu Cách cách,
      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài thuốc. Một liệu trình bài thuốc xương khớp Đỗ Minh sẽ là kết hợp của 4 loại thuốc bao gồm thuốc đặc trị xương khớp; bổ gan giải độc; hoạt huyết bổ thận và thuốc rượu ngâm bạn nhé. Tuỳ theo tình trạng mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ gia giảm và điều chỉnh liều lượng mỗi loại thuốc sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả tối đa nhất. Ngoài ra, thuốc rượu ngâm trong liệu trình là thuốc uống, nếu bạn có nhu cầu mua thêm thuốc xoa bóp có thể báo với bác sĩ trong quá trình thăm khám để bác sĩ tư vấn thêm nhé.
      Thông tin đến bạn!

  3. Chi Đuối says: Trả lời

    Ngoài lá ngải cứu ra thì còn có lá nào có công dụng tương tự không nhỉ, nhiều khi đang dùng quen ngải cứu rồi ra chợ hay mấy chỗ gần nhà mua thì toàn thấy kêu hết, thành ra chả biết mua lá nào về thay thế

  4. Nguyễn Thế Hiển says: Trả lời

    Thấy nhiều người khen nhà thuốc đỗ minh đường khám và điều trị các bệnh về xương khớp tốt lắm, tôi cũng muốn qua khám cái lưng phát mà khổ nỗi nhà ở xa quá tận Sơn La, giờ đi lại với cái lưng đau như này thì tôi chịu chết

    1. Vũ Văn Long says:

      Không đến được thì gọi điện trao đổi với bác sĩ cũng được nhé. Nhà thuốc có dịch vụ tư vấn online cho bệnh nhân ở xa rồi nên bác cứ yên tâm. Tư vấn xong nếu mua thuốc thì họ còn ship tận nhà cho luôn

    2. Mai Sương says:

      tư vấn từ xa như vậy thì có đảm bảo không thế, tưởng khám xương khớp thì phải chụp chiếu các kiểu mà

    3. Thắng Tít mít says:

      Vẫn đảm bảo hết, trước tôi khám rồi đây thây, vẫn ngon nghẻ mua thuốc về uống vẫn hiệu quả như thường chả sao cả. Còn vấn đề chụp chiếu kia thì nhà thuốc không có máy móc đâu, cần thiết thì bạn qua bệnh viện chụp rồi gửi ảnh qua zalo cho bác sĩ nhà thuốc xem là được

    4. Đỗ Minh Đường says:

      Chào bạn Mai Sương,
      Nhà thuốc đã nhận được thông tin từ bạn. Nhà thuốc Đỗ Minh Đường là nhà thuốc đông y, các bác sĩ ở đây khám chủ yếu sẽ thông qua bắt mạch, quan sát triệu chứng, hỏi han tình hình sức khoẻ sau đó sẽ đánh giá tổng quan đến chi tiết tình trạng của bạn, cuổi cùng sẽ tư vấn liệu trình điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho bạn. Nhà thuốc không sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để kiểm tra do đó với phương thức khám trực tiếp tại nhà thuốc hay khám từ xa sẽ không khác nhau và vẫn đảm bảo được chất lượng khám bạn nhé. Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ khám và tư vấn từ xa giữa bệnh nhân và bác sĩ nhà thuốc tại link sau để hiểu rõ hơn nhé.
      Trân trọng!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger