Đau Lưng Như Thế Nào Là Có Thai? [Cách Nhận Biết]

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Cần nắm rõ đau lưng như thế nào là có thai để sớm nhận biết và có chế độ chăm sóc phù hợp. Theo chuyên gia, có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết mang thai, trong đó đau lưng và trễ kinh là những dấu hiệu phổ biến nhất.

Đau lưng như thế nào là có thai?
Đau lưng như thế nào là có thai là vấn đề nhiều chị em phụ nữ thắc mắc

Đau lưng như thế nào là mang thai?

Cảm giác đau lưng khi thai thường xảy ra ngay từ giai đoạn mới thụ thai cho đến suốt quá trình mang thai. Vậy so với những cơn đau lưng thông thường, đau lưng do mang thai có đặc điểm như thế nào? 

  • Đau thắt lưng: Khi phôi thai làm tổ trong tử cung, mẹ sẽ cảm thấy các đốt sống ngang thắt lưng hơi ê mỏi và đau nhức. Đây được xem là dấu hiệu mang thai điển hình bên cạnh các biểu hiện khác như chậm kinh, buồn nôn… Tình trạng này thường kéo dài liên tục trong suốt những tháng đầu thai kỳ hoặc có thể nhiều tháng về sau. 
  • Đau xương chậu: Ngoài đau lưng, khi có thai mẹ bầu cũng rất hay bị đau xương chậu. Các cơn đau, nhức mỏi xuất hiện ở vùng đệm của mặt xương chậu, lan sâu vào trong mông và gây đau nhức nửa sau đùi, đau 1 hoặc cả hai bên mông. Cơn đau này thường kéo dài trong suốt quá trình mang thai khiến mẹ bầu mệt mỏi. 
  • Đau buốt: Nếu trong những tháng đầu và giữa thai kỳ, cơn đau lưng chỉ âm ỉ nhẹ khiến mẹ khó chịu, thì đến 3 tháng cuối sẽ chuyển sang đau buốt với tần suất dày đặc. Tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng vì đây là dấu hiệu của việc mẹ chuẩn bị lâm bồn. 

Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai

Đau lưng khi mang thai là triệu chứng hết sức bình thường, xảy ra do những thay đổi như xuất hiện hormone thai kỳ, căng cơ lưng và yếu cơ bụng. Cụ thể như sau:

Xuất hiện hormone thai kỳ

Thai nhi trong bụng ngày càng phát triển lớn về kích thước và trọng lượng. Và để chuẩn bị tốt nhất cho sự ra đời của em bé, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra một loại hormone có khả năng làm nới lỏng dây chằng ở vùng khớp xương chậu. Đây là loại hormone đặc biệt có tác dụng làm giãn rộng xương chậu, giúp chúng trở nên linh hoạt hơn để em bé có thể chui lọt qua ngả âm đạo. 

Tuy nhiên, quá trình sản sinh loại hormone này vô tình khiến mẹ bầu trở nên mệt mỏi và bị đau lưng nhiều hơn do các khớp trở nên lỏng lẻo, suy yếu. 

Bị căng cơ lưng 

Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau lưng khi mang thai. Thai nhi càng phát triển lớn thì tử cung càng chịu nhiều áp lực, trở nên nặng hơn. Trọng lượng này thường có xu hướng dồn về phía trước bụng khiến phần lớn mẹ bầu có xu hướng uốn cong người về phía trước theo phản xạ tự nhiên. 

Đau lưng như thế nào là có thai?
Đau lưng khi mang thai chủ yếu liên quan đến 3 yếu tố gồm căng cơ lưng, yếu cơ bụng và thay đổi hormone thai kỳ

Lúc này, để giữ thăng bằng bắt buộc mẹ phải điều chỉnh tư thế, ngả người ngược ra phía sau và dùng tay đỡ phần lưng để giảm bớt nhức mỏi. Điều này vô tình khiến cho cơ lưng phải hoạt động nặng hơn, chịu áp lực lớn trong thời gian dài mà gây ra căng cơ thắt lưng. Căng cơ lưng thường xảy ra trong các tháng cuối của thai kỳ, khi thai nhi trong bụng có kích thước lớn. 

Bị yếu cơ bụng

Cơ bụng có nhiệm vụ hỗ trợ chức năng cột sống và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức mạnh vùng lưng. Nhưng khi mang thai, các cơ bụng dần trở nên yếu đi do bị căng ra quá mức theo sự phát triển của thai nhi. Và hậu quả là gây các cơn đau lưng khó chịu, đặc biệt là mỗi khi cử động, sinh hoạt, tập thể dục… 

Đau lưng khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo thống kê có đến 2/3 chị em phụ nữ đều gặp phải tình trạng đau lưng và có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào như 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Trong đó:

  • Đau lưng trong 3 tuần đầu được xem là dấu hiệu báo thai;
  • Đau lưng trong 3 tuần giữa là do bụng mẹ dần to lên gây khó khăn trong việc vận động, đi lại, ngủ nghỉ;
  • Đau lưng trong 3 tuần cuối là dấu hiệu gần sinh, lúc này thai nhi đang phát triển vượt trội về mặt trọng lượng và kích thước cơ thể; 

Trong những trường hợp này, cơn đau lưng đều xảy đến một cách tự nhiên do các yếu tố sinh lý khách quan. Do đó hoàn toàn không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của mẹ. Chúng sẽ tự thuyên giảm dần và biến mất trong những tháng về sau của thai kỳ hoặc sau khi sinh con xong nên mẹ không cần phải quá lo lắng. 

Đau lưng như thế nào là có thai?
Đau lưng dai dẳng, kéo dài không khỏi, kèm đau bụng, tiết dịch âm đạo… là những biểu hiện bất thường

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan và cần theo dõi kỹ các biểu hiện vì một số ít trường hợp nếu bị đau lưng dữ dội có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Hãy chủ động thăm khám ngay nếu mẹ phát hiện các triệu chứng bất thường sau:

  • Đau thắt lưng, lan rộng lên cổ vai gáy hoặc lan xuống mông, chân, đùi kéo dài dai dẳng trên 1 tuần; 
  • Đau lưng dữ dội kèm theo đau bụng âm ỉ, tiết nhiều dịch âm đạo với màu sắc và mùi hôi bất thường, thậm chí xuất huyết âm đạo; 
  • Đau lưng đến mức không thể vận động như bình thường; 

Bí quyết giúp giảm đau lưng khi mang thai

Hầu hết các trường hợp bị đau lưng khi mang thai đều là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Vì vậy, không nhất thiết phải can thiệp điều trị y tế. Thay vào đó mẹ nên áp dụng các biện pháp giảm đau an toàn để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. 

Dưới đây là một số mẹo giảm đau lưng hiệu quả mẹ có thể áp dụng:

Xoa bóp, massage

Massage, xoa bóp là giải pháp giảm đau lưng hiệu quả cho bà bầu. Các động tác nhẹ nhàng giúp tăng tuần hoàn mạch máu, giải phòng chèn ép tại các rễ dây thần kinh. Đồng thời xua tan căng thẳng cơ bắp và đẩy lùi cơn đau lưng nhanh chóng.

Quá trình massage giảm đau lưng cho phụ nữ mang thai cần được thực hiện thông qua các bước cụ thể sau:

Bước 1: Chuẩn bị 

  • Mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý thoải mái, thư giãn và thả lỏng toàn thân. 
  • Chuẩn bị phòng massage thoải mái, sạch sẽ, có hương thơm và nhạc nhẹ êm ái để tăng hiệu quả thư giãn. 
  • Người thực hiện massage phải là người có kinh nghiệm, kỹ thuật tốt. 

Bước 2: Tiến hành massage

  • Mẹ bầu nằm nghiêng người sang bên trái, lót khăn dưới bụng hoặc cũng có thể ngồi trên ghế để massage, dùng gối nhỏ kê dưới khuỷu chân. 
  • Làm nóng hai lòng bàn tay bằng cách xoa liên tục vào nhau. 
  • Tiến hành massage từ vùng gáy, xoa bóp nhẹ nhàng rồi chuyển dần xuống vùng cột sống lưng, hông. Sau đó xoa bóp ngược trở lại vùng vai gáy, massage kéo dọc 2 bên cơ thể và di sang 2 bên sườn. 

Bước 3: Massage sâu

  • Người kỹ thuật viên massage dùng 2 ngón tay ấn nhẹ nhàng vào vùng lưng đau nhức để kéo giãn các cơ, 
  • Sử dụng lực từ đầu ngón cái để ấn và xoa nhẹ nhàng tại toàn bộ phần thắt lưng. 
Đau lưng như thế nào là có thai?
Massage lưng là biện pháp giảm đau lưng vừa hiệu quả vừa an toàn cho sức khỏe của mẹ

Lưu ý quy trình các bước massage này chỉ cần thực hiện tứ 15 – 20 phút và thường xuyên thay đổi tư thế trong quá trình massage để giảm áp lực, cải thiện đau nhức hiệu quả. 

Bước 4: Massage theo chiều ngược lại

  • Lặp lại các bước massage tương tự như vừa nêu trên nhưng theo chiều ngược lại và với tốc độ chậm hơn. 
  • Thực hiện khoảng 15 – 20 phút và kết thúc bài massage. 

Lưu ý: Thời điểm massage tốt nhất là sau khi ăn 2 tiếng và chỉ nên thực hiện massage vào 3 tháng giữa, 3 tháng cuối thai kỳ. 

Cải thiện dáng đi

Để hạn chế đau lưng khi mang thai, trước hết mẹ cần cải thiện dáng đi sao cho chuẩn, giảm thiểu áp lực từ trọng lượng cơ thể lên lưng cùng nhiều bộ phận khác như hông, đầu gối, bàn chân… Mẹ có thể tham khảo một số dáng đi tích cực dưới đây và tự điều chỉnh cho phù hợp với mình:

  • Giữ cho đỉnh đầu và cằm luôn nằm trên một đường thẳng, còn tai thẳng hàng với cổ.
  • Vai và ngực hơi ngả nhẹ về phía sau khi đang thực hiện tư thế đứng. 
  • Thu gọn cơ bụng bằng cách hơi siết nhẹ để nâng đỡ bào thai, mông thu về phía dưới và kéo xương sống hơi nghiêng về phía trung tâm xương chậu. 
  • Đầu gối hơi gập nhẹ để giảm bớt áp lực cho hai chân.
  • Chân giữ vững, bước đều và phân bố cân nặng đều lên toàn bộ cơ thể. 

Thay đổi tư thế nằm

Một tư thế nằm đúng khi mang thai không chỉ đảm bảo an toàn cho thai nhi mà còn giúp bản thân người mẹ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, ngủ ngon giấc mà không bị đau lưng.

Mẹ nên thay đổi tư thế nằm từ tuần thứ 17, nằm nghiêng sang trái. Đồng  thời đặt gối kẹp giữa 2 đầu gối hoặc kê một chiếc gối nhỏ dưới bụng để hạn chế việc tử cung đè ép lên xương sống, giảm cảm giác đau lưng sau khi ngủ dậy. 

Ngoài điều chỉnh tư thế nằm, mẹ bầu cũng cần chú ý thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi, luôn phải duy trì lưng thẳng, tránh cong, gập sát người. Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ, thỉnh thoảng phải đứng dậy đi lại để tăng tuần hoàn máu, hạn chế tê bì, đau nhức.

Tập thể dục

Luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp cải thiện hiệu quả cơn đau lưng khi mang thai. Các  bài tập này cũng giúp tăng cường sức mạnh vùng cơ bắp lưng, cơ bắp xương chậu. Đồng thời cải thiện sự dẻo dai, tính co giãn tốt; thúc đẩy tuần hoàn máu đến các bộ phận dưới lưng, đem lại hiệu quả giảm đau tích cực. 

Có rất nhiều hình thức tập luyện thể thao mà mẹ bầu có thể áp dụng như bơi lội, đi bộ, yoga, tập pilate… Không chỉ cải thiện đau lưng, tăng cường sức khỏe xương khớp mà việc vận động, tập thể dục còn giúp mẹ bầu duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái, giảm bớt căng thẳng, áp lực trong thai kỳ. 

Đau lưng như thế nào là có thai?
Tập thể dục dưới nước là giải pháp giảm đau lưng hiệu quả phù hợp với phụ nữ mang thai nhờ tính an toàn cao

Ngoài các bộ môn trên, hãy thử thực hiện các bài tập đơn giản hơn nếu mẹ không có nhiều thời gian:

  • Bài tập dựa lưng vào tường: Mẹ đứng tựa lưng vào tường, sao cho chân cách tường vài cm, hơi nâng cao đầu gối lên. Đặt 1 tay chống vào 1 bên thắt lưng và hơi nghiêng hông về phía đó, giữ vài giây rồi đổi bên còn lại. Tiếp tục thực hiện động tác này nhiều lần cho đến khi mỏi thì ngưng lại. 
  • Bài tập bò: Mẹ bầu quỳ gối và chống hai tay xuống sàn nhà, điều chỉnh sao cho lưng với đầu nằm trên 1 đường thẳng. Giữ yên tư thế này cho đến khi cảm giác lưng được kéo giãn và bớt đau. Nên tập động tác này thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Bài tập dưới nước: Đây được xem là liệu pháp giảm đau lưng khi mang thai hiệu quả được áp dụng trên toàn thế giới. Khi ở dưới nước cơ thể của mẹ sẽ được nâng đỡ nhẹ nhàng, tạo cảm giác dễ chịu và giảm đáng kể cơn đau lưng. Ngoài ra, áp dụng các bài tập dưới nước còn giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, hỗ trợ sinh nở dễ dàng hơn.

 ĐỌC NGAY: 7 Bài Tập Yoga Chữa Đau Lưng Hiệu Quả, Dễ Tập

Không mang giày cao gót

Mang giày cao gót làm tăng mức độ đau lưng, tăng nguy cơ té ngã, đe dọa đến sự an toàn của thai nhi. Vì vậy, hầu hết các bác sĩ sản khoa đều khuyến cáo không nên đi giày cao gót khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. 

Chọn ghế ngồi và nệm nằm phù hợp

Việc chọn lựa một chiếc ghế ngồi hoặc nệm nằm thích hợp sẽ giúp hỗ trợ giảm đau lưng đáng kể cho mẹ bầu. Đối với nệm nên chọn loại có độ cứng vừa phải, không quá mềm hoặc có độ lún sâu. Còn với ghế ngồi nên chọn loại ghế có phần lưng tựa được thiết kế uốn cong để giảm đau lưng tốt hơn.

ĐỪNG BỎ LỠ: Top 10 Loại Nệm Dành Cho Người Đau Lưng Tốt Hiện Nay

Bổ sung canxi

Những trường hợp bị đau lưng do thiếu hụt canxi cũng rất phổ biến trong thai kỳ. Lúc này, chỉ cần bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể để cải thiện tình trạng đau lưng. 

Canxi có thể được bổ sung thông qua các loại thực phẩm như tôm, cua, ốc, ghẹ, các loại hạt, ngũ cốc, trứng gà… hoặc qua thực phẩm chức năng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Đau lưng như thế nào là có thai?
Bổ sung đầy đủ canxi thai kỳ thông qua các loại thực phẩm hoặc viên uống bổ sung để phòng ngừa đau lưng

Cảm giác đau lưng xảy ra rất phổ biến trong thai kỳ và hầu hết các trường hợp đều là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể. Việc cải thiện cơn đau bằng các mẹo giảm đau an toàn là điều cần thiết để mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt. Nếu cơn đau rất nghiêm trọng, hãy thăm khám để được bác sĩ tư vấn.

XEM THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger