Đau Thắt Lưng là bị gì? Nguyên nhân và Giải pháp chữa trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Đau thắt lưng là tình trạng phổ biến, xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi do lão hóa. Cơn đau cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý cơ xương khớp hoặc viêm nhiễm, tổn thương nội tạng bên trong cơ thể. 

Đau thắt lưng
Đau thắt lưng là tình trạng đau nhức vùng lưng dưới, kèm theo cảm giác tê bì, lan xuống mông, đùi và 2 chân

Đau thắt lưng là gì?

Đau thắt lưng hay còn được gọi là đau lưng dưới. Đây là một trong những vị trí đau lưng phổ biến, tập trung vào phần trung tâm và hai bên trái phải của cột sống.

Cơn đau thắt lưng thường bắt nguồn từ sống lưng, sau đó lan xuống mông, đùi và 2 chân khiến người bệnh khó chịu, cản trở cử động và gây khó khăn cho các hoạt động hàng ngày. 

Những dấu hiệu nhận biết gồm:

  • Vùng thắt lưng nhức mỏi, đau buốt âm ỉ, sau đó nhanh chóng xuống mông và chân; 
  • Đau nhức kèm theo cảm giác ngứa ran, tê bì, thậm chí lan sang toàn bộ mông, lưng, tay, chân;
  • Cơn đau dễ xuất hiện khi bạn duy trì lâu một tư thế và có xu hướng thuyên giảm khi thay đổi tư thế; 
  • Đau nhức thắt lưng kèm theo căng cơ lưng sau khi ngủ dậy; 

Các chuyên gia cho biết, nếu gặp phải các triệu chứng đau thắt lưng trên trong thời gian dài ở giai đoạn mãn tính lâu năm, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn diện nói chung và sức khỏe cơ xương khớp, cột sống nói riêng. 

Đối tượng nguy cơ

Những đối tượng có nguy cơ của cơn đau lưng dưới cao gồm:

Đau thắt lưng
Người làm việc văn phòng là nhóm đối tượng thường xuyên bị đau nhức thắt lưng
  • Người từ 30 – 50 tuổi
  • Người làm việc lao động tay chân, công việc nặng nhọc, thường xuyên kéo đẩy, khuân vác đồ vật sai tư thế
  • Nhân viên văn phòng ít vận động, đi lại, ngồi quá lâu một chỗ. 
  • Người thừa cân, béo phì, tăng cân đột ngột
  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ nhỏ thường xuyên đeo balo nặng

Nguyên nhân gây đau thắt lưng

Có rất đa dạng các nguyên nhân gây đau thắt lưng, có thể xuất phát từ chính những thói quen sống kém lành mạnh hàng ngày hoặc cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Vì vùng thắt lưng là nơi có cấu trúc khá phức tạp, tập trung các cơ quan nội tạng cũng như có mối liên hệ mật thiết với nhiều bộ phận trong cơ thể. 

1. Nguyên nhân cơ học/ sinh lý

Nhóm nguyên nhân cơ học, bị tác động ngoại lực thường gây ra cơn đau lưng cấp, xuất hiện đột ngột, kéo dài trong thời gian ngắn và nhanh chóng biến mất khi chức năng cơ, xương đốt sống được phục hồi. Một vài nguyên nhân thường gặp như: 

  • Mang vác, bê vật quá nặng sai tư thế; 
  • Ít vận động;
  • Thừa cân, béo phì; 
  • Stress, áp lực, căng thẳng kéo dài; 
  • Chấn thương; 
  • Hút thuốc lá;
  • Di truyền, bẩm sinh; 
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng; 
  • Đau thắt lưng sau khi quan hệ với cường độ quá mức;
  • ….

2. Nguyên nhân bệnh lý

Khi phát sinh các cơn đau thắt lưng thường xuyên, với cường độ ngày càng tăng nhưng không hề có dấu hiệu của chấn thương hay bất kỳ yếu tố nào vừa kể trên, rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý. Vậy đau thắt lưng là dấu hiệu của bệnh gì?

Các bệnh về cơ xương khớp

Người bị đau thắt lưng có nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp sau:

Đau thắt lưng
Đau thắt lưng là dấu hiệu đặc trưng của các bệnh lý cơ xương khớp

Các bệnh về thận

Các bệnh lý về thận như: sỏi thận, nhiễm trùng thận, hội chứng thận hư, thận yếu, viêm bể thận, suy thận… thường đặc trưng bởi những cơn đau thắt lưng dữ dội.

Nguyên nhân là do chức năng thận suy giảm, không cân bằng đủ lượng nước, muối và các chất điện giải, lọc thải kém dẫn đến ứ dịch tại các khớp, cột sống và gây đau nhức vùng lưng dưới. 

Đau thắt lưng
Các bệnh về thận có mối liên hệ mật thiết với đau cột sống thắt lưng như sỏi thận, suy thận, thận hư, thận yếu…

Cơn đau thắt lưng do các bệnh lý về thận thường xuất hiện đột ngột, sau đó lan xuống vùng xương chậu, mông, hông và cả bàn chân. Kèm theo đó là các triệu chứng đặc trưng của bệnh thận như: 

  • Tiểu buốt, tiểu rát, tiểu khó; 
  • Nước tiểu lẫn máu; 
  • Buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, hoa mắt, sốt;;

Ngay khi phát hiện các triệu chứng này, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và điều trị ngay để tránh nguy cơ biến chứng. 

Các bệnh về phụ khoa

Có vẻ không liên quan nhưng những cơn đau thắt lưng, đau vùng dưới cột sống có mối liên hệ mật thiết với một số bệnh lý phụ khoa ở nữ giới như: 

  • Viêm cổ tử cung
  • Viêm vùng chậu
  • Lạc nội mạc tử cung
  • U nang buồng trứng

Ngoài ra, đau thắt lưng còn xảy ra kèm theo khi đến chu kỳ hành kinh, phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh. Cơn đau thắt lưng có thể kéo dài âm ỉ hoặc bộc phát dữ dội. Tùy theo từng bệnh lý cụ thể mà có kèm theo một số dấu hiệu nhận biết đặc trưng khác như đau tức vùng bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt, tiết dịch âm đạo nhiều, màu lạ, có mùi hôi bất thường.. 

Tốt nhất khi phát hiện các dấu hiệu này, chị em cần đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng hướng. 

Chẩn đoán đau cột sống thắt lưng

Chẩn đoán là bước quan trọng nhằm tìm ra nguyên nhân gây đau thắt lưng, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Việc chẩn đoán xác định đau thắt lưng chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng: 

Đau thắt lưng
Chẩn đoán đau thắt thắt lưng thông qua triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng

Do nguyên nhân cơ học

  • Lâm sàng: Đánh giá qua các triệu chứng lâm sàng như đau có tính chất cơ học, khi thực hiện các cử động phức tạp hoặc khi ấn vào các cạnh cột sống gây mất đường cong sinh lý, kèm theo cảm giác tê bì, ngứa ran bàn chân… 
  • Cận lâm sàng: Thông qua các xét nghiệm phát hiện dấu hiệu viêm, kiểm tra lượng bilan phospho – calci trong giới hạn bình thường. Kết hợp chụp X quang hoặc các xét nghiệm hình ảnh khác như chụp MRI, CT scan giúp quan sát khe liên đốt, phát hiện gai xương ở thân đốt sống hoặc yếu tố gây loãng xương… và đo điện cơ phát hiện tình trạng chèn ép dây thần kinh. 

Đau thắt lưng không do nguyên nhân cơ học

Là khi bệnh nhân bị đau thắt lưng kèm theo các triệu chứng toàn thân như:

  • Sốt do nhiễm trùng;
  • Sụt cân nhanh chóng, suy nhược cơ thể;
  • Cơn đau ngày càng có xu hướng tăng lên và không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau thông thường; 

Dựa vào kinh nghiệm khám chữa bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để tìm ra nguyên nhân chính xác. 

Đau thắt lưng do nguyên nhân tâm lý

Sau khi đã loại trừ hết các bệnh lý thực thể gây đau thắt lưng nhưng không có dấu hiệu bệnh, có thể chẩn đoán đến các nguyên nhân tâm lý. 

Điều trị đau thắt lưng như thế nào hiệu quả, an toàn?

Có rất nhiều cách đẩy lùi cơn đau thắt lưng và dứt điểm nguyên nhân gây ra. Tùy theo từng trường hợp cụ thể sau thăm khám mà bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn phương pháp phù hợp. 

1. Điều trị tại nhà

Áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà được chuyên gia khuyến khích thực hiện trong vòng 72 giờ đầu sau khi xuất hiện cơn đau thắt lưng. Sau bước này nếu cơn đau không thuyên giảm, người bệnh phải đến bệnh viện để can thiệp điều trị ngay. 

Đau thắt lưng
Chườm nóng giảm đau thắt lưng tại nhà vừa nhanh vừa hiệu quả
  • Nghỉ ngơi: Dừng các hoạt động thể chất, vận động, lao động đòi hỏi nhiều sức lực trong một vài ngày. Dành thời gian này để nghỉ ngơi, tuy nhiên không nên chỉ nằm yên một chỗ, thay vào đó nên thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng trong khả năng chịu đựng của cơ thể. 
  • Chườm nóng/ chườm lạnh: Chườm nóng và chườm lạnh là những giải pháp nhiệt hiệu quả giúp giảm đau thắt lưng và phục hồi sau chấn thương. Trong đó, chườm lành giúp giảm sưng viêm, co mạch máu và gây tê giảm đau. Sau đó, khi tổn thương ngoài da đã thuyên giảm bớt, hãy chườm nóng tại thắt lưng để thư giãn cơ, xoa dịu cơn đau và kích thích tuần hoàn máu đến các đốt sống, mô cơ bị tổn thương. 
  • Dùng thuốc: Để tăng hiệu quả giảm đau, bạn có thể dùng thuốc chữa đau lưng không cần kê đơn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen. 
  • Điều chỉnh tư thế nằm: Bị đau thắt lưng khiến bạn dễ đau nhức nhiều hơn khi nằm ngửa. Vì vậy, hãy chọn tư thế nằm nghiêng, co đầu gối và kẹp gối giữa 2 chân. Trường hợp muốn nằm ngửa có thể kê gối hoặc chiếc khăn nhỏ dưới lưng để giảm áp lực. 
  • Massage, xoa bóp: Các động tác massage, xoa bóp nhẹ nhàng tại vùng thắt lưng giúp làm giãn các đốt sống, giải tỏa áp lực và xoa dịu cơn đau. Sau khi xoa bóp, bạn có thể đi tắm nước ấm để đạt hiệu quả tốt hơn. 
  • Luyện tập: Các bài tập đơn giản theo hướng dẫn của chuyên gia có tác dụng hỗ trợ giảm đau vùng thắt lưng, đẩy nhanh quá trình hồi phục, tăng cường sức mạnh tại đây và hạn chế tần suất tái phát cơn đau. 

2. Điều trị theo y học hiện đại

Đau thắt lưng là do các nguyên nhân cơ học, bệnh lý và tâm lý. Việc điều trị theo y học hiện đại thường tập trung chủ yếu vào loại bỏ nguyên nhân và phục hồi chức năng cột sống thắt lưng. Phác đồ điều trị đau thắt lưng gồm 2 phương pháp chính gồm:

Dùng thuốc tân dược

Tùy theo từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn từng nhóm thuốc cụ thể. Trong đó các loại thường dùng là:

Đau thắt lưng
Điều trị đau thắt lưng bằng các loại thuốc tân dược phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ
  • Thuốc giảm đau: Việc chọn lựa nhóm thuốc này phải dựa theo bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế thế giới, tùy theo mức độ đau nhiều hay ít để điều chỉnh lượng thuốc cho phù hợp. Một vài loại thường dùng như:
    • Giảm đau thông thường: gồm Paracetamol hoặc Aspirin giảm đau nhẹ và trung bình; 
    • Giảm đau chống viêm: Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam… có tác dụng giảm sưng viêm, đau nhức. 
    • Giảm đau gây nghiện Opioid: Dùng cho các trường hợp đau thắt lưng trung bình như Tramadol, Codein… Tuy nhiên, cần lưu ý về liều dùng, tránh lạm dụng vì nhóm thuốc này có thể gây nghiện. 
  • Thuốc giãn cơ: Có tác dụng thư giãn cơ đốt sống và ức chế truyền tín hiệu đau nhức về các phản xạ co cơ đến não. Các loại thường dùng nhất là Baclofen, Norflex… Nhóm thuốc này đem lại hiệu quả cao nhưng lại rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt đối với chức năng dạ dày, gan, thận nếu lạm dụng trong thời gian dài. 
  • Thuốc tiêm steroid: Với những trường hợp đau cột sống thắt lưng dữ dội, dùng thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng sẽ được tiêm một mũi steroid để xoa dịu cơn đau nhanh chóng. 

TÌM HIỂU THÊM: 10 Thuốc Chữa Đau Lưng Của Nhật Bản Hiệu Quả Nhất

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong những giải pháp phục hồi chức năng hiệu quả. Phương pháp này được đánh giá cao về những hiệu quả mà nó đem lại, duy trì, phục hồi và cải thiện chức năng, hoạt động của cột sống thắt lưng.

Hiện nay, vật lý trị liệu được chia làm 2 dạng gồm vật lý trị liệu chủ động và vật lý trị liệu bị động. 

  • Vật lý trị liệu chủ động: Chủ yếu tập trung vào các bài tập cụ thể và thực hiện động tác kéo giãn cơ. Tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân mà các chuyên gia sẽ thiết kế từng bài tập chuyên biệt. Một vài bài tập đơn giản cho người bị đau thắt lưng như động tác gập người, động tác cúi người, động tác đạp xe…
  • Vật lý trị liệu bị động: Các tác động kích thích, kéo giãn cột sống có sự kết hợp của các thiết bị hiện đại như tia laser, tia hồng ngoại, sóng xung kích, dòng điện xung kích… Chúng có khả năng giải phóng chèn ép, tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình tái tạo các tổn thương tại vùng thắt lưng. 

Can thiệp phẫu thuật

Các trường hợp đau thắt lưng do các bệnh lý nghiêm trọng sẽ được chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ yếu tố gây bệnh, sửa chữa và phục hồi tổn thương, bảo tồn khả năng vận động. 

Ngày nay, sự phát triển của y học hiện đại giúp các kỹ thuật ngoại khoa đạt hiệu quả cao và an toàn hơn. Tuy nhiên, bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn một số biến chứng, rủi ro như nhiễm trùng, xuất huyết… Vì vậy, trước khi chỉ định thực hiện phương pháp này, bệnh nhân sẽ được thăm khám kỹ lưỡng trước khi thực hiện. 

3. Điều trị theo Đông y

Chứng đau thắt lưng trong Y học cổ truyền thuộc chứng Yêu thống, có mối liên hệ mật thiết với tạng thận. Cơ chế bệnh sinh là do các yếu tố: hàn thấp (làm việc ở nơi ẩm thấp, lạnh hoặc bị tắc đường kinh mạch lưng), thấp nhiệt (cảm phải tà khí hoặc bị hàn thấp lâu ngày), bất nội ngoại nhân (sai tư thế hoặc chấn thương vùng lưng) và nội thương (do lao lực quá độ, già yếu, thận tinh suy tổn, can huyết hư). 

Tùy theo mỗi thể bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người bệnh mà thầy thuốc sẽ kê đơn bài thuốc phù hợp (thuốc uống + thuốc xoa bóp + thuốc xong). Đồng thời, kết hợp các biện pháp điều trị không dùng thuốc như:

Chế độ chăm sóc và biện pháp phòng ngừa đau thắt lưng 

Người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp chăm sóc phù hợp để phục hồi nhanh hơn cũng như phòng ngừa tái phát sau điều trị. 

Đau thắt lưng
Tập thể dục đúng cách, vừa sức giúp xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai và linh hoạt

Về chế độ dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình phục hồi và ngăn ngừa đau thắt lưng quay trở lại: 

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, omega-3, vitamin D, magie… từ các loại cá biển, đậu, hạt, ngũ cốc nguyên cám, sữa, rau xanh, củ quả, trái cây… 
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, thịt đỏ nhiều đạm, thực phẩm lên men… Đặc biệt, tránh xa các chất kích thích từ rượu bia, thuốc lá, cà phê… 

Về chế độ sinh hoạt, tập luyện

Để duy trì cột sống thắt lưng khỏe mạnh, bạn nên và không nên thực hiện những việc làm sau: 

– Không Nên

  • Không nên mang vác vật nặng quá sức hoặc đột ngột cúi gập người để tránh làm lưng tổn thương; 
  • Không nên ngồi lâu một chỗ, duy trì một tư thế hoặc ngồi sai tư thế;
  • Đối với phụ nữ, nên hạn chế mang giày cao gót vì nó khiến cơ thể luôn bị ngả về phía trước, giảm phần cong dưới lưng. Về lâu dài khiến hệ cơ lưng bị mỏi và gây đau nhức; 

–  Nên làm

  • Khi nâng vật nặng nên thực hiện đúng tư thế, ngồi xổm xuống để gập khớp gối rồi dùng tay nâng đồ vật lên từ từ và luôn giữ cho lưng thẳng;
  • Dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, lưu ý tập luyện với cường độ phù hợp và khởi động kỹ trước khi tập để tránh chấn thương ngoài ý muốn; 
  • Nếu ngồi lâu từ 45 phút đến 1 tiếng nên đứng dậy đi lại 5 – 10 phút để thư giãn các cơ khớp, đốt sống và tăng tuần hoàn máu; 
  • Luôn kiểm soát cân nặng trong mức phù hợp, tránh thừa cân béo phì; 
  • Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý và có biện pháp điều trị kịp thời.

Đau thắt lưng rất phổ biến nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa trước bằng một lối sống khoa học, lành mạnh. Trường hợp phát hiện các bệnh lý nguy hiểm cần phối hợp với chuyên gia để điều trị theo phác đồ phù hợp, đẩy lùi bệnh tật và ngăn ngừa biến chứng. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger