Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi? Bác Sĩ giải đáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Cần nắm rõ mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Ảnh hưởng như thế nào? Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Mất ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ mà thai nhi cũng có nguy cơ chậm phát triển. 

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi?
Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không là nỗi lo lắng của không ít chị em phụ nữ mang thai

Nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai 

Mất ngủ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó mất ngủ khi mang thai là tình trạng phổ biến rất hay xảy ra. Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị mất ngủ như: 

  • Stress, căng thẳng: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến một người bị rối loạn giấc ngủ, trong đó có chứng mất ngủ kéo dài.
  • Rối loạn tiêu hóa: Sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn khiến dạ dày của mẹ bị chèn ép, dẫn đến ăn khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng do trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, rối loạn nội tiết thai kỳ cũng khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động kém đi, thức ăn vào trong dạ dày không được tiêu hóa nhanh chóng, kéo theo nhiều bệnh lý đường ruột như táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày… Tất cả đều khiến giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng
  • Rối loạn hô hấp: Sự thay đổi hormone trong những tháng đầu thai kỳ gây tác động đến hệ hô hấp của mẹ. Cụ thể, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó thở, hụt hơi, thở chậm. Thậm chí có cảm giác không thở được khi về những tháng cuối thai kỳ do thai nhi lớn đè lên cơ hoành, làm giảm lượng CO2 trong máu. Hậu quả là khiến mẹ mất ngủ, buồn ngủ nhưng không ngủ được, dễ thức giấc… 
  • Rối loạn nhịp tim: Khi mang thai, tim là một trong những cơ quan hoạt động nhiều hơn để mang máu đi khắp cơ thể, trong đó có tử cung để nuôi dưỡng thai nhi. Chức năng tim hoạt động nhiều làm tăng chỉ số huyết áp đột ngột, dẫn đến mất ngủ. 
  • Tư thế ngủ không phù hợp: Tư thế ngủ cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của phụ nữ mang thai. Theo đó, bụng càng to càng khó nằm thoải mái và càng dễ mất ngủ. Các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên nằm nghiêng sang trái giúp tăng cường tuần hoàn máu và ngủ ngon hơn. 
  • Đau lưng, chuột rút: Thai lớn khiến mẹ đau lưng, chuột rút bắp chân gây đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm. Tình trạng này thường xảy ra vào những tháng cuối thai kỳ, do thai nhi quá lớn chèn ép lên tử cung, cản trở tuần hoàn máu. 
  • Tiểu đêm thường xuyên: Thận làm việc nhiều và sức nặng của thai nhi chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu thường xuyên có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều vào ban đêm, cản trở giấc ngủ.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Quá trình mang thai đòi hỏi phải bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và cho cả thai nhi trong bụng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất, giấc ngủ và sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi?
Những rối loạn về sức khỏe trong thai kỳ như hô hấp, tiêu hóa hoặc xương khớp đều có thể khiến mẹ bầu bị mất ngủ

Bà bầu mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? 

Theo các chuyên gia, giấc ngủ chất lượng đối với phụ nữ mang thai là rất quan trọng, giúp tái tạo năng lượng, phục hồi chức năng các cơ quan nội tạng và ổn định tinh thần.

Không những vậy, giấc ngủ còn tác động tích cực đến trí nhớ, thể chất và các chỉ số thai kỳ như đường huyết, huyết áp, khả năng vận động… Do đó, những đêm ngon giấc sẽ giúp mẹ khỏe khoắn, không mệt mỏi, không căng thẳng và đặc biệt rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi. 

Tuy nhiên, vì những lý do bất đắc dĩ mà mẹ bầu thường xuyên mất ngủ, xảy ra với các biểu hiện như: khó ngủ, trằn trọc không thể nhắm mắt, ngủ không sâu giấc, dễ giật mình tỉnh giấc giữa đêm, không thể ngủ lại, thức dậy sớm hơn bình thường, có cảm giác mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, ban ngày lờ đờ, buồn ngủ, ngáp ngắn ngáp dài… 

Đây là những rối loạn giấc ngủ cơ bản thường gặp, nếu không chủ động cải thiện sớm sẽ gây ra nhiều vấn đề bất ổn cho sức khỏe của chính bản thân người mẹ và cho cả sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi?
Mẹ bầu mất ngủ, ngủ ít hơn 6 tiếng/ đêm khiến thai nhi chậm phát triển, trẻ có nguy cơ sinh non cao, thể chất và trí tuệ kém

Theo chuyên gia, bà bầu ngủ ít hơn 6 tiếng/ ngày và thức khuya sau 23h có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi như: 

  • Thai nhi kém phát triển về cân nặng và kích thước cơ thể, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ;
  • Tăng nguy cơ sinh non, thiếu tháng;
  • Trẻ sơ sinh chào đời có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, rối loạn tuần hoàn máu và phát sinh nhiều bệnh lý khác như rối loạn nhịp tim, suy tim khi trưởng thành; 
  • Trẻ chậm phát triển, còi cọc và có nguy cơ suy dinh dưỡng do hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên bị rối loạn khi còn là thai nhi; 
  • Tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh vàng da, suy giảm thị lực, mắc các bệnh về nhiễm trùng, nhiễm trùng thần kinh trung ương;
  • Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc vào ban đêm và hình thành nhịp sinh học không bình thường;  

Đối với phụ nữ mang thai, mất ngủ thường xuyên có thể khiến mẹ rơi vào trầm cảm, u uất tinh thần, thay đổi tính tình, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ tiền sản giật, dễ bị hậu sản, trong thai kỳ có thể bị tăng cân mất kiểm soát hoặc rối loạn dung nạp glucose, thiếu máu… 

Có thể bạn quan tâm: Siêu âm 2 ngày liên tiếp có sao không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hướng dẫn biện pháp khắc phục chứng mất ngủ trong thai kỳ 

Có thể thấy những ảnh hưởng tiêu cực của mất ngủ đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi là rất đáng lo ngại. Do đó, bản thân người mẹ cần chủ động điều chỉnh lại những thói quen sinh hoạt hàng ngày, tìm mọi cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ, đẩy lùi chứng mất ngủ càng sớm càng tốt. 

Tham khảo một số cách cải thiện giấc ngủ cho bà bầu đơn giản sau đây: 

1. Vệ sinh giấc ngủ 

Vệ sinh giấc ngủ (Sleep Hygiene) là một liệu pháp bao gồm những điều chỉnh về thói quen, suy nghĩ và hành vi giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách hiệu quả và an toàn cho phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi?
Vệ sinh giấc ngủ là bước cơ bản cần làm để điều chỉnh và cải thiện chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu
  • Đảm bảo phòng ngủ là một nơi giúp mẹ thư giãn tối đa, sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh và đủ tối; 
  • Nhiệt độ phòng ngủ tốt nhất dành cho phụ nữ mang thai là từ 23 – 28 độ C; 
  • Tạo thói quen thức – ngủ đúng giờ giấc, đi ngủ và thức dậy vào đúng khung giờ cố định mỗi ngày; 
  • Ngưng sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính, laptop ít nhất 1 tiếng trước giờ đi ngủ; 
  • Uống 1 ly sữa ấm kết hợp đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ; 
  • Hạn chế uống nhiều nước trước giờ đi ngủ hoặc khi đã lên giường; 
  • Dành 5 – 10 phút tập một vài động tác yoga đơn giản giúp ngủ ngon; 
  • Ngâm chân vào chậu nước muối ấm 15 phút trước giờ đi ngủ để cải ngủ ngon và sâu giấc hơn; 
  • Một số loại tinh dầu trị mất ngủ như hoa oải hương, gừng, bạc hà… giúp thư giãn đầu óc, thoải mái tinh thần và an toàn lành tính với sức khỏe khi mang thai; 
  • Nếu nằm trên giường 20 phút nhưng trằn trọc không ngủ được, hãy đứng dậy đi dạo vài vòng cho đến khi buồn ngủ mới trở lại phòng; 
  • Mẹ bầu nên dành 15 – 30 phút mỗi ngày để ngủ trưa, tuy nhiên không nên ngủ quá lâu và quá sâu để tránh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm; 

2. Chọn tư thế ngủ phù hợp 

Tư thế ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Các chuyên gia luôn khuyến khích phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng sang trái.

Nằm nghiêng sang trái là tư thế hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu lưu thông lên não bộ và đến tử cung nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn. Nhờ đó giúp giảm bớt áp lực và giúp mẹ thoải mái tinh thần, ngủ ngon hơn. 

Khi nằm ngủ hãy kê gối ở phía sau lưng, kẹp gối giữa 2 chân và ôm 1 chiếc gối dài. Gối sẽ giúp nâng đỡ cơ thể và giúp mẹ ngủ ngon, sâu giấc hơn.

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi?
Để ngủ ngon và tốt cho thai nhi, mẹ bầu nên nằm ngủ trong tư thế nghiêng sang bên trái 

3. Kiểm soát các rối loạn về sức khỏe 

Những rối loạn sức khỏe diễn ra trong thai kỳ đều ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chỉ cần tìm cách cải thiện được chúng, chất lượng giấc ngủ cũng sẽ tự động tốt hơn mỗi ngày. 

Chứng ợ nóng trào ngược dạ dày

Ợ nóng trào ngược dạ dày khiến mẹ khó có được giấc ngủ ngon chất lượng. Để cải thiện tình trạng này, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho khoa học, bổ sung thực phẩm lành mạnh và loại bỏ các loại thực phẩm xấu. Cụ thể như sau: 

  • Tránh ăn những món chế biến nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng, thức ăn để qua đêm, thực phẩm đóng hộp chứa chất bảo quản và nhiều muối, chất kích thích chứa cồn, caffein, nước ngọt có gas… 
  • Tăng cường uống nhiều nước vào ban ngày, xen kẽ nước ép trái cây, rau củ, các loại trà trị mất ngủ, sữa ấm… 
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ như mật ong, bánh quy mặn, quả óc chó, hạnh nhân, rau diếp cá, chuối, quả anh đào, cá hồi, gừng, nghệ, sữa chua…
Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi?
Ăn uống đủ chất, ăn đủ no và ưu tiên các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ trong thai kỳ

HỮU ÍCH: Mách Bạn 17 Loại Trái Cây Trị Mất Ngủ Hiệu Quả

Các triệu chứng ốm nghén

Ốm nghén quá mức khiến mẹ mệt mỏi, suy nhược cơ thể và mất ngủ kéo dài. Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên chủ động điều chỉnh thói quen ăn uống để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ: 

  • Chia nhỏ các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ;
  • Ưu tiên ăn uống thanh đạm, tránh những loại thực phẩm gây khó chịu và kích thích cơn buồn nôn; 
  • Uống nhiều nước mỗi ngày; 

Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ thường xuyên, khó đi vào giấc ngủ. Đây là tình trạng mẹ luôn có cảm giác muốn cử động, di chuyển chân mới thoải mái được.

Để điều trị căn bệnh này nhiều người thường sử dụng thuốc Tây, tuy nhiên vì đang trong thai kỳ nên mẹ không thể dùng thuốc tùy tiện. 

Thay vào đó hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất đầy đủ, điển hình là sắt, folate, uống nhiều nước hơn và thường xuyên thực hiện bài tập kéo chân để cải thiện tình trạng này. 

Chứng chuột rút 

Chuột rút thường xảy ra nhiều và nghiêm trọng do cơ thể mẹ bị thiếu hụt dưỡng chất, thường là canxi và magie. Vì vậy, để cải thiện tình trạng chuột rút gây mất ngủ mẹ chỉ cần tăng cường bổ sung 2 dưỡng chất này đầy đủ là được. Một số loại thực phẩm mẹ nên ưu tiên bổ sung như:

  • Các loại đậu hạt, ngũ cốc nguyên cám 
  • Các loại rau lá màu xanh đậm 
  • Các loại cá béo giàu omega-3
  • Các loại trái cây tươi, quả mọng

Đồng thời, để giảm chuột rút mẹ cũng nên hạn chế việc ngồi yên một chỗ quá lâu. Tăng cường vận động thể chất mỗi ngày. 

4. Rèn luyện thể chất mỗi ngày

Tập luyện thể dục nâng cao thể trạng là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt nhất, thai nhi cũng phát triển tích cực mỗi ngày. Đặc biệt, tập thể dục giúp mẹ khỏe khoắn, thư giãn tinh thần và giảm stress, cải thiện giấc ngủ tốt hơn.

Lưu ý, phụ nữ mang thai tập luyện cần tập vừa sức, chọn những bộ môn phù hợp với thể trạng sức khỏe của bản than và tốt nhất nên tập theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi?
Tăng cường tập thể dục mỗi ngày, tập vừa sức với các bộ môn đơn giản đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho mẹ lẫn thai nhi

Gợi ý một vài bài tập cơ bản dành cho bà bầu: 

  • Bài tập Yoga đứng trong tư thế cân bằng: Có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu đến khắp cơ thể, tăng sức mạnh xương khớp, giải phóng năng lượng xấu và ổn định hệ hô hấp, cải thiện chất lượng giấc ngủ. 
  • Các bài tập trong tư thế quỳ: Những bài tập quỳ tác động tích cực đến hệ cơ xương khớp ở lưng và cơ khoang bụng, quanh mông, đùi… Đồng thời, tăng cường tuần hoàn máu lưu thông đến các bộ phận như cổ, vai, thắt lưng, xoa dịu não bộ, giảm căng thẳng thần kinh và giúp mẹ ngủ ngon hơn. 
  • Các bài tập trong tư thế ngồi, nghiêng: Giúp tăng cường lưu lượng máu đến cung động mạch chủ, cải thiện chức năng các cơ quan nội tạng như dạ dày, gan, thận, tuyến tụy, hỗ trợ điều chỉnh dị tật cột sống,… Đồng thời, khi mẹ tập tư thế ngồi đong đưa, thai nhi cũng rất thích, tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ. 

Những thông tin trên đã giúp quý bạn đọc có câu trả lời về vấn đề “Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?”. Mất ngủ kéo dài gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, hãy chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để lấy lại giấc ngủ ngon

THAM KHẢO THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger