Mất Ngủ Suy Giảm Trí Nhớ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Mất ngủ suy giảm trí nhớ có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề bất thường về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần. Tùy từng trường hợp bệnh nặng hay nhẹ mà áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Mất ngủ suy giảm trí nhớ
Mất ngủ suy giảm trí nhớ là thực trạng sức khỏe bất ổn ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại

Mối liên hệ giữa mất ngủ và chứng suy giảm trí nhớ

Mất ngủ và suy giảm trí nhớ có mối liên hệ chặt chẽ, được nghiên cứu và chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Dưới đây là một số cách mà mất ngủ có thể ảnh hưởng đến trí nhớ:

  • Ảnh hưởng đến quá trình hình thành và củng cố trí nhớ: Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và củng cố trí nhớ. Trong khi ngủ, não bộ lặp lại và củng cố những kỹ năng và kiến thức mới được học trong ngày. Mất ngủ làm gián đoạn quá trình này, dẫn đến khả năng nhớ kém.
  • Giảm khả năng tập trung và xử lý thông tin: Thiếu ngủ làm giảm khả năng tập trung và xử lý thông tin của não bộ, làm cho việc học hỏi và lưu giữ thông tin mới trở nên khó khăn hơn.
  • Tăng cortisol và căng thẳng: Mất ngủ thường xuyên có thể dẫn đến tăng cường sản xuất cortisol, một hormone căng thẳng. Cortisol ở mức cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hipocamp, một phần của não chịu trách nhiệm cho việc học và trí nhớ.
  • Ảnh hưởng đến sự sạch sẽ của não: Trong khi ngủ, não bộ “tự làm sạch”, loại bỏ các chất độc hại tích tụ trong ngày. Khi bạn mất ngủ, quá trình này bị gián đoạn, có thể dẫn đến tích tụ các protein bất lợi như beta-amyloid, liên quan đến bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức.
  • Ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng não: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến sự thu nhỏ của một số vùng não, bao gồm cả những vùng liên quan đến trí nhớ và học hỏi.
  • Giảm sự giao tiếp giữa các tế bào não: Mất ngủ có thể làm giảm khả năng của các tế bào não giao tiếp với nhau, làm giảm hiệu quả trong việc xử lý thông tin và lưu giữ ký ức.

Vì vậy, việc đảm bảo có đủ giấc ngủ chất lượng không chỉ quan trọng cho sức khỏe thể chất mà còn cực kỳ cần thiết cho sức khỏe tinh thần và khả năng nhớ lâu.

Bị mất ngủ suy giảm trí nhớ là dấu hiệu của bệnh gì? 

Sự xuất hiện đồng thời của mất ngủ và suy giảm trí nhớ có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như: 

1. Chứng Alzheimer 

Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy giảm trí nhớ và mất ngủ, nhất là ở người lớn tuổi. Xét theo khía cạnh khoa học, mức độ protein amyloid-beta trong máu tăng cao khi thức và giảm đáng kể khi ngủ.

Đây là lý do vì sao những người mắc bệnh Alzheimer thường buồn ngủ nhiều vào ban ngày, mất ngủ vào ban đêm, phải phụ thuộc vào thuốc ngủ. 

Mất ngủ suy giảm trí nhớ
Người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer là đối tượng có nguy cơ cao bị mất ngủ suy giảm trí nhớ

Ngoài suy giảm trí nhớ và mất ngủ, người bệnh Alzheimer còn có một số triệu chứng khác như: giảm khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, rối loạn chức năng thị giác không gian, rối loạn ngôn ngữ hoặc rối loạn hành vi. 

2. Hội chứng ngưng thở khi ngủ 

Chứng ngưng thở khi ngủ có rất nhiều dạng như ngủ ngáy hoặc mất hơi tạm thời khi ngủ có thể gây ra suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân chính là do tình trạng này gây cản trở quá trình cung cấp oxy lên não, từ đó dẫn đến giảm trí nhớ, được gọi là OSA. 

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, bao gồm::

  • Nghiện thuốc lá, rượu bia;
  • Ngủ sai tư thế; 
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý tại đường hô hấp; 
  • Thừa cân béo phì; 

Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ cũng bị ảnh hưởng từ các vấn đề tổn thương chức năng tim mạch hoặc hệ thống thần kinh trung ương (CSA).

3. Hội chứng chân không yên 

Suy giảm trí nhớ liên quan đến mất ngủ cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng chân không yên (RLS – Restless Legs Syndrome). Đây thực chất là cảm giác khó chịu, đau nhức và thôi thúc sự cử động không thể cưỡng lại được. Nhiều người mô tả lại cảm giác này giống như những cơn ngứa ngáy hoặc như đang bị cù lét. 

Để giảm cảm giác khó chịu, bạn bắt buộc phải di chuyển hoặc cựa quậy chân để giảm bớt sự khó chịu. Hội chứng này gây ra chứng mất ngủ, ngủ nhiều vào ban ngày, giảm sự tập trung, suy giảm trí nhớ, làm tăng nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn đi lại. 

Mất ngủ suy giảm trí nhớ
Người mắc hội chứng chân không yên gây ảnh hưởng và gián đoạn giấc ngủ ban đêm

4. Rối loạn nhịp sinh học 

Chứng rối loạn nhịp sinh học (CRSD) là tình trạng đồng hồ sinh học bị rối loạn do sự sai lệch hoặc nhầm lẫn của cơ thể, cụ thể là của các tuyến hormone. Tình trạng này dẫn đến mất ngủ, buồn ngủ nhưng không ngủ được, khó ngủ vào ban đêm nhưng lại buồn ngủ, ngủ nhiều vào ban ngày…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: thức khuya, ngủ trễ, stress, căng thẳng thần kinh, lão hóa, tuổi tác cao, lạm dụng các thiết bị điện tử… 

Rối loạn nhịp sinh học thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp mất ngủ kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần, giảm khả năng tập trung và suy giảm trí nhớ.

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý, chứng mất ngủ và suy giảm trí nhớ cũng có thể là hậu quả của nhiều vấn đề sức khỏe khác như: 

  • Stress, lo lắng, căng thẳng quá mức; 
  • Trầm cảm, rối loạn lo âu
  • Các bệnh lý thực thể như: suy giảm chức năng gan, thận, rối loạn tuyến giáp, nhiễm trùng não cấp, u não, đột quỵ…

Phương pháp cải thiện chứng mất ngủ suy giảm trí nhớ

Có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng cho người mất ngủ suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể về kết quả chẩn đoán mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Dưới đây là vài biện pháp phổ biến nhất:

1. Vệ sinh giấc ngủ

Cách cải thiện chứng mất ngủ suy giảm trí nhớ cơ bản nhất là vệ sinh giấc ngủ của mình, duy trì thực hiện nó hằng ngày trong suốt quá trình điều trị bệnh. 

Mất ngủ suy giảm trí nhớ
Vệ sinh giấc ngủ là bước cơ bản bạn cần làm đầu tiên khi muốn cải thiện tình trạng mất ngủ suy giảm trí nhớ
  • Chỉ sử dụng giường ngủ để ngủ và quan hệ tình dục. Ngoài ra, không ăn uống, vui chơi hay làm bất cứ việc gì khác ở trên giường ngủ. 
  • Tạo thói quen ngủ trưa từ 15 – 20 phút hàng ngày cũng là một cách hay giúp bạn bớt mệt mỏi. Tuy nhiên không nên ngủ quá lâu hoặc ngủ vào những thời điểm không phù hợp. 
  • Trước giờ đi ngủ hãy nhớ các nguyên tắc sau, không ăn quá no, không nhịn đói, không dùng chất kích thích, không vận động quá mạnh…
  • Nếu nằm trên giường nhưng không thể ngủ hãy đứng dậy đi vài vòng hoặc làm việc khác, uống 1 ly sữa ấm và chỉ quay trở lại giường khi đã buồn ngủ. 
  • Không nên có thói quen nhìn đồng hồ liên tục, điều này chỉ càng khiến não bộ thêm áp lực và căng thẳng, dẫn đến khó ngủ hơn. 
  • Đảm bảo thời gian ngủ không quá dài cũng không quá ngắn, phù hợp với nhu cầu ở từng độ tuổi là được. 

XEM THÊM: 8 Tác Dụng Của Ngủ Trưa Tốt Cho Sức Khoẻ

2. Trị liệu tâm lý

Nếu chứng mất ngủ và suy giảm trí nhớ của bạn xuất phát từ những vấn đề tâm lý, hãy cân nhắc đến việc tìm đến các chuyên gia trị liệu tâm lý để được hỗ trợ. 

Trị liệu tâm lý (Psychotherapy) là một hệ thống các kỹ thuật chuyên sâu giúp cải thiện khả năng nhận thức, tư duy tích cực, cảm xúc và điều chỉnh hành vi một cách đúng đắn.

Đối với người bị mất ngủ suy kèm theo suy giảm trí nhớ, việc trị liệu tâm lý chủ yếu giúp người bệnh tập trung xử lý các vấn đề gây căng thẳng thần kinh một cách cởi mở, tạo nền tảng cảm xúc vững chắc để chống lại stress và những khó khăn khác.

3. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)

Đây là một công cụ hữu ích giúp đối phó với các dạng rối loạn sức khỏe tâm thần, rối loạn ăn uống hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Và liệu pháp hành vi nhận thức là một trong những cách chữa mất ngủ suy giảm trí nhớ hiệu quả.

Mỗi trường hợp bệnh cụ thể sẽ được chuyên gia trị liệu thăm khám, xác định và chẩn đoán hành vi nhận thức gây ra mất ngủ, giảm trí nhớ. Từ đó giúp người bệnh lấy lại nhận thức tích cực về hành vi, suy nghĩ và điều chỉnh các thói quen lành mạnh về giấc ngủ. 

4. Tạo các thói quen ngủ tích cực 

Chuyên gia cũng sẽ gợi ý cho bạn thực hiện một số các thói quen lành mạnh tác động tích cực đến giấc ngủ như: 

# Đảm bảo không gian phòng ngủ thoải mái 

Hãy biến phòng ngủ của bạn trở thành một nơi lý tưởng với chiếc nệm êm ái, màu sắc nhã nhặn, không có ánh sáng hoặc âm thanh quá mạnh, nhiệt độ mát mẻ, thoải mái, dùng tinh dầu trị mất ngủ… Tất cả những yếu tố này sẽ giúp phòng ngủ của bạn trở thành thiên đường. 

# Thực hiện các bài tập chữa mất ngủ 

Ngoài tập luyện thể dục thể thao rèn luyện thể chất thường xuyên, bạn cũng nên dành 5 – 10 phút trước khi ngủ để tập một vài động tác yoga đơn giản. Đây là giải pháp hiệu quả đã được nghiên cứu khoa học, giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm stress và thư giãn cơ bắp, xương khớp.

Mất ngủ suy giảm trí nhớ
Thực hiện vài động tác yoga cơ bản trước khi đi ngủ giúp tác động tích cực đến giấc ngủ và não bộ

Gợi ý môt số bài tập yoga chữa mất ngủ và suy giảm trí nhớ hiệu quả như:

  • Tư thế gập người về phía trước
  • Tư thế quỳ duỗi người
  • Tư thế xác chết
  • Tư thế thiền định
  • Tư thế vặn người

# Ngưng sử dụng các thiết bị điện tử

Nguồn ánh sáng xanh từ smartphone, máy tính, laptop… kết hợp với nguồn sóng phát ra liên tục từ sim điện thoại hoặc wifi khiến não bộ chúng ta luôn ở trong trạng thái căng thẳng, bị kích thích mạnh để làm việc, tiếp nhận và xử lý thông tin, kể cả những thời điểm đáng lẽ phải được nghỉ ngơi. 

Vì vậy, để ngủ ngon rất đơn giản, bạn chỉ cần tập thói quen ngưng sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng. Đồng thời, để tất cả những thiết bị này xa giường ngủ nhất có thể. 

# Điều chỉnh chế độ ăn uống 

Để ngủ ngon hơn không thể không chú ý đến chế độ ăn uống. Bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Mất ngủ suy giảm trí nhớ
Bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu dưỡng chất và tốt cho giấc ngủ, não bộ vào thực đơn ăn uống hàng ngày
  • Không nên ăn quá no, không để bụng đói đi ngủ, không ăn nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng hoặc thực phẩm khó tiêu cho bữa tối.
  • Nên ăn những món thanh đạm, ưu tiên bổ sung nhiều rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc, đậu, hạt…, nói chung là những loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ và não bộ. 
  • Uống trà trị mất ngủ từ các loại thảo mộc hoặc sữa ấm để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ tốt hơn. 
  • Tránh xa các loại chất caffein như cà phê, trà, thuốc lá, rượu bia, nước tăng lực… vào ban đêm. 

# Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng và lo lắng ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ hoặc mất ngủ, dễ tỉnh giấc vào ban đêm. Để giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng mất ngủ, bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Thực hành thiền định và thở sâu giúp làm dịu tâm trí, giảm căng thẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ.
  • Thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga nhẹ hoặc đọc sách trước khi đi ngủ có thể giúp cơ thể và tâm trí bạn thư giãn.
  • Giảm tiêu thụ caffeine và rượu. Caffeine và rượu có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, do đó hãy hạn chế sử dụng chúng, đặc biệt là vào buổi chiều và tối.

# Tham gia các hoạt động xã hội

Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu bạn bè và mở rộng mối quan hệ cũng là một cách giúp xóa bỏ stress, căng thẳng thần kinh. Không những vậy, các hoạt động có ích còn hỗ trợ điều chỉnh nhận thức và suy nghĩ về cuộc sống, tăng nguồn năng lượng tích cực, cải thiện chất lượng giấc ngủ rõ rệt. 

5. Điều trị mất ngủ suy giảm trí nhớ bằng thuốc 

Trong những trường hợp mức độ bệnh nghiêm trọng và tiến triển ngày càng nặng, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn sử dụng một số loại thuốc tùy theo từng trường hợp bệnh. Hầu hết các loại thuốc đều được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn nhằm mục đích hỗ trợ điều trị là chính.

Một số loại thuốc thường dùng như: 

  • Thuốc trị hội chứng chân không yên
  • Thuốc điều chỉnh rối loạn nhịp sinh học
  • Thuốc trị hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Thuốc chống trầm cảm, rối loạn lo âu
  • Nhóm thuốc trị các bệnh gây tiểu đêm như tiểu đường, thiếu sắt, suy thận, u xơ tiền liệt tuyến… 
  • Nhóm thuốc gây đau nhức xương khớp hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý mãn tính như ung thư, di chứng zona… 

Lưu ý, luôn tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.

6. Vật lý trị liệu chữa mất ngủ suy giảm trí nhớ 

Kết hợp điều trị bằng một số biện pháp vật lý trị liệu sau đây để tăng hiệu quả:

Mất ngủ suy giảm trí nhớ
Máy CPAP cho người bị mất ngủ suy giảm trí nhớ do mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Châm cứu: Châm cứu chữa mất ngủ thông qua những tác động trực tiếp vào các huyệt đạo giúp kích thích sản sinh hormone, thúc đẩy tuần hoàn máu lên não, cải thiện trí nhớ và chất lượng giấc ngủ. 
  • Chườm nóng: Kích thích hệ thống mao mạch trên cơ thể giãn ra, tăng tuần hoàn máu đi khắp cơ thể, từ đó giúp an thần và ngủ ngon hơn. 
  • Xoa bóp bấm huyệt: Tác động vào các huyệt đạo nhờ động tác xoa, day, ấn nhẹ nhàng. Giúp kích thích hệ thần kinh trung ương, cải thiện trí não, trí nhớ và giấc ngủ. 
  • Sóng từ trường: Sử dụng nguồn sóng từ trường có tần số và cường độ phù hợp để tác động đến mô cơ, tổ chức trên cơ thể. Giúp xoa dịu các kích thích thần kinh, an thần, giúp ngủ ngon và cải thiện trí nhớ. 
  • Sóng laser: Phương pháp này giúp kích thích chức năng hoạt động của hệ thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng và giảm đau, an thần, ổn định trí nhớ…
  • Ion tĩnh điện: Dòng ion tĩnh điện giúp điều hòa chức năng thần kinh thực vật, giảm sự hưng phấn của hệ thần kinh trung ương, kích thích tuần hoàn máu đi khắp cơ thể và chữa hiệu quả căn bệnh mất ngủ suy giảm trí nhớ. 
  • Máy thở CPAP: CPAP là từ viết tắt của Continuous Positive Airway Pressure, là thiết bị máy thở không xâm lấn thường dùng cho những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ. 

Mất ngủ suy giảm trí nhớ không chỉ gây tiêu cực đến giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Tốt nhất nên chủ động thăm khám sớm và tiếp nhận những chỉ định điều trị phù hợp của bác sĩ chuyên khoa.

THAM KHẢO THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger