Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu và cách chữa trị an toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng tương đối phổ biến. Trong giai đoạn này, sự thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng, gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bà bầu.

Nổi mề đay ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu là gì? 

Mề đay là tình trạng xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ngứa, sưng phù trên da. Ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, tình trạng này rất phổ biến, xảy ra do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu
Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu thường xảy ra do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là phản ứng dị ứng trên da, có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Triệu chứng chính của tình trạng này là nổi mẩn đỏ, ngứa, sưng phù, có thể kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. 

Thông thường, mề đay khi mang thai là tình trạng cấp tính, tức là các triệu chứng xuất hiện đột ngột và có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể kéo dài và trở thành mãn tính, dẫn đến nhiều phiền toái.

Trong hầu hết các trường hợp, mề đay khi mang thai không nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bà bầu. Do đó, nếu bị nổi mề đay, thai phụ nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất.

Tham khảo thêm: Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết: Chữa an toàn và hiệu quả 

Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu

Nổi mề đay khi mang thai thường do thay đổi nội tiết tố, hệ miễn dịch, hoặc phản ứng dị ứng. Ngoài ra, căng thẳng, nhiệt độ nóng, và tiếp xúc với các chất kích ứng cũng có thể là nguyên nhân.

bị ngứa khắp người khi mang thai 3 tháng đầu
Thay đổi nội tiết tố, dị ứng và căng thẳng là các nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay ở phụ nữ mang thai

Các nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Thay đổi hormone: Trong quá trình mang thai, sự thay đổi hormone có thể là nguyên nhân chính dẫn đến nổi mề đay. Trong thai kỳ, estrogen và progesterone tăng cao sẽ làm thay đổi hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị kích ứng hơn.
  • Dị ứng thức ăn: Có một số loại thực phẩm, chẳng hạn như trứng, hải sản, đậu phộng, sữa,… có thể làm tăng nguy cơ dị ứng trong thai kỳ. Điều này có thể khiến bà bầu dễ bị nổi mề đay, mẩn ngứa.
  • Dị ứng thuốc: Đôi khi bà bầu có thể bị dị ứng với thuốc, vitamin hoặc khoáng chất cần bổ sung trong thai kỳ, dẫn đến tình trạng nổi mề đay.
  • Tiếp xúc với dị nguyên: Một số chất gây kích ứng, chẳng hạn như lông động vật, phấn hoa, hóa chất tẩy rửa, cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay.
  • Căng thẳng: Lo lắng và căng thẳng là tình trạng phổ biến trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Điều này có thể làm thay đổi hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ nổi mề đay.

Đọc thêm: Trẻ Nổi Mề Đay Về Đêm: Xử Lý Nhanh Chóng Tại Nhà

Dấu hiệu nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu

Nổi mề đay khi mang thai rất phổ biến, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Các dấu hiệu và triệu chứng thường bao gồm:

  • Mẩn đỏ: Xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da, có thể ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, chẳng hạn như mặt, tay, chân, bụng 
  • Ngứa: Bị ngứa khắp người khi mang thai 3 tháng đầu, ngứa có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, gây khó chịu, thậm chí là mất ngủ.
  • Sưng: Các nốt mẩn đỏ có thể sưng lên, tạo thành mụn nước.
  • Đau rát: Trong một số trường hợp, bà bầu có thể cảm thấy đau rát ở vùng da bị nổi mẩn đỏ

Mề đay khi mang thai có thể xuất hiện dưới nhiều hình dạng, kích thước khác nhau, từ các nốt nhỏ li ti đến các mảng tổn thương da lớn. Nếu bị nổi mề đay, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Bị nổi mề đay trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy hiểm không? 

Theo đánh giá của các chuyên gia, nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là bệnh lý không quá nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và em bé. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan, lơ là trong việc can thiệp điều trị và chăm sóc.

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu

Đối với mẹ bầu

  • Ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, phù nề cơ thể…
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng da, bệnh chàm da eczema, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng…; 
  • Một số trường hợp gây biến chứng như phù mạch, phù đường thở, suy hô hấp, thậm chí sốc phản vệ…; 

Đối với thai nhi

Mề đay khi mang thai thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên có một số rủi ro, chẳng hạn như:

  • Dị ứng nghiêm trọng: Mề đay nghiêm trọng, dẫn đến khó thở, sưng môi, cần được cấp cứu ngay lập tức để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
  • Bệnh lý gan mật: Trong một số trường hợp, nổi mề đay có thể là triệu chứng của bệnh lý gan mật, ảnh hưởng đến chức năng gan và cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị, bệnh lý gan mật có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đến bệnh viện ngay khi:

  • Mề đay lan rộng và ngày càng nghiêm trọng.
  • Mề đay kèm theo các triệu chứng khác như sốt, khó thở, sưng mặt, môi.
  • Mề đay không thuyên giảm sau khi điều trị tại nhà.

Điều trị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu hiệu quả

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, có một số cách điều trị tình trạng bị ngứa khắp người khi mang thai 3 tháng đầu, chẳng hạn như:

1. Chăm sóc tại nhà 

Khi mang thai ba tháng đầu, nổi mề đay có thể gây khó chịu cho nhiều phụ nữ, nhưng có thể được kiểm soát hiệu quả tại nhà bằng cách sử dụng các biện pháp chăm sóc tự nhiên và an toàn.

điều trị ngứa khi mang thai
Tắm nước ấm giúp làm mát da, giảm ngứa ngáy khó chịu cho bà bầu

Các biện pháp chăm sóc bao gồm:

  • Giữ da mát mẻ: Tránh nhiệt độ nóng và mặc quần áo thoáng mát để giảm tình trạng kích ứng da.
  • Tắm nước ấm: Sử dụng nước ấm (không quá nóng) và sữa tắm dịu nhẹ để làm giảm ngứa, tránh các sản phẩm có hóa chất mạnh.
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Thoa kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu hoặc steroid để giữ cho da luôn mềm mại, ngăn ngừa khô da và kích ứng.
  • Sử dụng thuốc an toàn: Hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc chống dị ứng hoặc kem bôi da chứa thành phần an toàn cho thai phụ như calamine lotion.
  • Chế độ ăn uống: Tránh các thực phẩm có khả năng gây dị ứng (hải sản, đồ cay nóng), bổ sung rau xanh và trái cây để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Uống đủ nước: Duy trì lượng nước cần thiết giúp thải độc và giữ da khỏe mạnh.

2. Tận dụng thảo dược tự nhiên

Một số loại thảo dược tự nhiên, chẳng hạn như kinh giới, có tác dụng làm dịu da, hỗ trợ giảm ngứa và điều trị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu an toàn. Tuy nhiên trước khi áp dụng các biện pháp này, bà bầu nên trao đổi với chuyên gia để đảm bảo hiệu quả.

bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người
Lá khế có tính mát, đặc tính kháng viêm, chống khuẩn và giảm ngứa nổi mề đay hiệu quả

Lá khế 

Trong lá khế chứa nhiều dược chất có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn và giảm ngứa, sưng viêm tự nhiên, loại bỏ các tác nhân gây bệnh trên da.

Cách thực hiện

  • Dùng 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút. 
  • Cho lá khế vào nồi nước 2 lít, đun sôi lên trong vòng 10 phút. 
  • Đổ nước ra chậu, pha thêm nước lạnh.
  • Dùng nước này để tắm hoặc ngâm rửa.

Lá kinh giới

Lá kinh giới có tính hàn và công dụng chính là làm mát cơ thể, thanh nhiệt, giải độc. Đây là dược liệu lành tính phù hợp sử dụng cho chị em phụ nữ mang thai. 

Cách thực hiện

  • Dùng 1 nắm lá kinh giới tươi, rửa sạch kỹ.
  • Mẹ có thể giã nát với muối/ sao nóng để chườm da hoặc nấu nước tắm, ngâm rửa da đều được. 
  • Thực hiện mỗi ngày. 

Lá tía tô

Tía tô không chỉ là rau ăn mà còn là dược liệu chữa trị mề đay dị ứng hiệu quả, an toàn và lành tính, phù hợp dùng cho mẹ bầu bị nổi mề đay.

Cách thực hiện

  • Dùng 100gr lá tía tô tươi, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng 15 phút, vớt ra để ráo. 
  • Cắt nhỏ tía tô, cho vào máy xay sinh tố, đổ vào 300ml nước, xay nhuyễn hỗn hợp này. Lọc qua ray để lấy nước cốt. 
  • Cho vào nồi, đổ thêm 500ml nước lọc vào đun khoảng 5 phút.
  • Đợi nước nguội thì cho vào chai thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh và sử dung dần. 

Nha đam

Nha đam chứa hàm lượng cao vitamin, khoáng chất cần thiết cho làn da, giúp dưỡng ẩm, xoa dịu kích ứng da và phục hồi các tổn thương nhanh chóng. 

Cách thực hiện

  • Dùng 1 nhánh nha đam tươi, gọt vỏ xanh, rửa sạch.
  • Dùng muỗng cạo từng lớp thịt nha đam để lấy phần gel nhớt bên trong.
  • Bôi gel này trực tiếp lên vùng da.
  • Để yên khoảng 15 – 20 phút, rửa sạch lại. 

3. Điều trị bằng thuốc 

Có nhiều loại thuốc bôi trị mề đay, nhưng với phụ nữ mang thai sẽ được ưu tiên sử dụng các dạng thuốc bôi lành tính như Eumovate, Triamcinolone, Eucerin, Budesonie… 

Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ cần nhận được sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Bà bầu không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Gợi ý: Nổi Mề Đay Có Được Ăn Trứng Không? Thông Tin Cần Biết

Chăm sóc và phòng ngừa nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu

Về chế độ ăn uống

  • Thực phẩm nên ăn: Các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, các loại cá béo giàu omega-3, ngũ cốc, đậu, hạt, quả hạch…
  • Thực phẩm kiêng ăn: Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, chế biến nhiều dầu mỡ, quá ngọt hoặc quá mặn, đồ ăn cay nóng, thực phẩm dị ứng, chất kích thích,…

Ngoài ra, mẹ cần uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Ngoài nước lọc, có thể thêm vào các loại thức uống như nước ép trái cây, rau củ, nước canh hầm, súp….

Về chế độ sinh hoạt

  • Loại bỏ/ tránh tiếp xúc với các tác nhân dị nguyên khởi phát dị ứng mề đay.
  • Giữ ấm cơ thể, che chắn làn da cẩn thận, tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giảm thiểu yếu tố gây dị ứng và khởi phát nổi mề đay. 
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, dưỡng ẩm da bằng các sản phẩm lành tính.
  • Hạn chế thực hiện những hành động mạnh như cào gãi da,…
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, dọn dẹp, lau chùi bụi bẩn.
  • Rèn luyện thể chất mỗi ngày, sinh hoạt điều độ.

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu rất phổ biến và không quá nguy hiểm nếu được can thiệp điều trị và chăm sóc đúng cách. Bà bầu cần chủ động thăm khám bệnh để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, an toàn cho thai nhi và giúp mẹ khỏe mạnh. 

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger