Các phương pháp tán sỏi thận phổ biến và chi phí thực hiện

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Sỏi thận Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Có nhiều phương pháp tán sỏi thận bao gồm tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích, tán sỏi qua da hoặc tán sỏi nội soi. Những phương pháp này giúp loại bỏ sỏi hiệu quả, giảm đau đớn và nguy cơ biến chứng, đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân.

Khi nào cần áp dụng phương pháp tán sỏi thận?

Sỏi thận là những khối rắn hình thành trong thận từ các khoáng chất và muối có trong nước tiểu. Sỏi có thể gây đau đớn, đặc biệt khi di chuyển trong đường tiết niệu. Sỏi thận thường xảy ra do sự tích tụ chất khoáng và nước tiểu cô đặc, dẫn đến việc hình thành các tinh thể nhỏ.

phương pháp tán sỏi thận ngược dòng
Phương pháp tán sỏi thận được thực hiện để loại bỏ sỏi thận mà không cần phẫu thuật

Áp dụng các phương pháp tán sỏi thận là một trong những cách điều trị sỏi thận, giúp phá vỡ các viên sỏi lớn thành những mảnh nhỏ hơn để dễ dàng thải ra ngoài qua đường tiểu. 

Phương pháp này được chỉ định khi:

  • Kích thước sỏi quá lớn, thường trên 5 – 7 mm, khiến việc tự thải qua đường tiểu trở nên khó khăn.
  • Vị trí sỏi gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu hoặc có nguy cơ làm hỏng thận.
  • Sỏi gây triệu chứng nghiêm trọng như đau đớn kéo dài, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tiểu máu mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn.
  • Nguy cơ tái phát cao sau khi điều trị các phương pháp khác.

Tán sỏi là một phương pháp an toàn, hiệu quả, giúp giảm thiểu đau đớn và biến chứng do sỏi thận gây ra. Điều quan trọng là đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Xem ngay: Tán sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất TPHCM? 5 Địa chỉ uy tín

4 phương pháp tán sỏi thận phổ biến và chi phí dự tính

Y học hiện đại đã phát triển nhiều phương pháp tán sỏi thận hiệu quả, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Các phương pháp tán sỏi thận phổ biến nhất bao gồm:

1. Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích 

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích (ESWL) là một phương pháp điều trị sỏi thận hiện đại, sử dụng sóng âm năng lượng cao để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ hơn. Các mảnh sỏi này sau đó được thải ra ngoài qua đường tiểu một cách tự nhiên.

Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích phá vỡ sỏi thành các viên nhỏ và dễ dàng đào thải qua nước tuổi

Ưu điểm của ESWL là ít xâm lấn, không yêu cầu phẫu thuật và thời gian thực hiện nhanh chóng, thường chỉ kéo dài khoảng 45 phút đến 1 giờ. Phương pháp này phù hợp với những trường hợp sỏi có kích thước nhỏ đến trung bình.

Tuy nhiên, tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích cũng có nhược điểm như có thể gây đau, phù nề khu vực được điều trị. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bệnh nhân cần thực hiện phương pháp nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn sỏi.

Chi phí tán sỏi ngoài cơ thể thường dao động từ 2 – 4 triệu đồng, mức giá hợp lý cho dịch vụ y tế chất lượng cao.

2. Tán sỏi thận thông qua nội soi niệu quản 

Nội soi niệu quản là phương pháp tán sỏi thận được sử dụng khi phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể thất bại hoặc sỏi thận tái phát nhiều lần. Phương pháp này sử dụng ống soi đưa vào niệu quản để quan sát và loại bỏ sỏi trực tiếp, có thể kết hợp với laser để tán sỏi thành các mảnh nhỏ hơn.

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi thận thông qua nội soi niệu quản được chỉ định khi tán sỏi ngoài cơ thể không hiệu quả

Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả cao, xâm lấn ít, đặc biệt với sỏi niệu quản. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm, chẳng hạn như nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và cần gây mê.

Ngoài ra, phương pháp tán sỏi thận thông qua nội soi niệu quản có một số chống chỉ định, chẳng hạn như:

  • Rối loạn đông máu
  • Nam giới bị hẹp niệu đạo
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu nặng
  • Thận ứ nước nhiều

Chi phí phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản dao động từ 12 đến 15 triệu đồng. Phương pháp này được bảo hiểm chi trả từ 80 – 100%, tuy nhiên người bệnh cần có giấy chuyển viện. Nếu không có giấy chuyển viện, bảo hiểm có thể chi trả 40% và người bệnh cần chi trả khoảng 5 – 7 triệu đồng.

3. Tán sỏi thận qua da  

Tán sỏi thận qua da là phương pháp phẫu thuật an toàn, hiệu quả với tổn thương thận tối thiểu, đặc biệt cho sỏi kích thước lớn từ 1 – 2 cm. Phương pháp này giúp loại bỏ sỏi hoàn toàn chỉ trong một lần phẫu thuật, với ít đau vết mổ.

Chi phí tán sỏi thận qua da
Tán sỏi thận qua da là phương pháp ít xâm lấn, ít đau và có thời gian phục hồi nhanh

Quá trình thực hiện:

  • Bệnh nhân được gây mê, sau đó bác sĩ đặt ống soi qua niệu đạo vào bàng quang và đưa ống thông lên thận.
  • Bệnh nhân nằm sấp, phẫu thuật viên dùng kim chọc vào thận, thay kim bằng dây dẫn để tạo đường dẫn bằng ống kim loại hoặc nhựa.
  • Ống soi được đưa qua đường dẫn để tìm và tán sỏi bằng laser hoặc siêu âm. Các mảnh sỏi sẽ được hút hoặc lấy ra ngoài.

Phẫu thuật tán sỏi qua da thường kéo dài 1 – 3 giờ, thời gian nằm viện 2 – 5 ngày. Chi phí dao động khoảng 40 triệu đồng, bảo hiểm y tế có thể hỗ trợ, tùy thuộc vào từng bệnh viện.

4. Tán sỏi bằng laser 

Nội soi tán sỏi bằng ống mềm sử dụng tia laser để phá vỡ sỏi thận, giúp bảo tồn chức năng thận. Phương pháp này thích hợp cho sỏi thận đài dưới gây tắc nghẽn, ứ nước, sỏi thận sót, tái phát hoặc sỏi niệu quản trên di chuyển vào thận sau các phương pháp khác.

Phương pháp tán sỏi thận
Tán sỏi bằng laser thích hợp với bệnh sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiểu

Quá trình thực hiện:

  • Trước khi thực hiện phương pháp từ 10 – 15 ngày, bệnh nhân sẽ được thăm khám, đặt thông niệu quản (sonde JJ).
  • Trong thủ thuật, bệnh nhân nằm ngửa, gây mê nội khí quản, soi bàng quang rút sonde JJ, soi niệu quản, đặt GuideWire. 
  • Đưa ống mềm nội soi qua Sheath vào đài bể thận. 
  • Tán sỏi bằng sóng Holmium Laser 80W, sau đó đặt JJ ngược dòng và Foley niệu đạo.

Thông thường, phương pháp tán sỏi thận bằng laser có chi phí từ 11 – 13 triệu đồng, bao gồm phí giường nằm, phí thực hiện tán sỏi và dịch vụ chăm sóc sau đó.

Lưu ý: Sau phẫu thuật, nếu có cơn đau thắt lưng, tiểu ra máu, cần đến bệnh viện kiểm tra và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Chăm sóc sau khi tán sỏi thận 

Sau khi thực hiện thủ thuật tán sỏi thận, việc chăm sóc đúng cách là vô cùng quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Uống nhiều nước: Nước giúp tăng cường bài tiết nước tiểu, đẩy nhanh quá trình đào thải các mảnh sỏi ra ngoài.
  • Ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu: Tránh các loại thực phẩm cứng, dai, khó tiêu để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung các loại trái cây, rau xanh: Cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, đồ uống có ga, rượu bia, cà phê: Những thực phẩm này có thể gây kích ứng đường tiết niệu và làm chậm quá trình hồi phục.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Trong những ngày đầu sau khi tán sỏi, bạn nên nghỉ ngơi nhiều để cơ thể phục hồi.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Sau khi sức khỏe ổn định hơn, bạn có thể bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga để tăng cường tuần hoàn máu. Tuy nhiên, nên tránh các hoạt động mạnh, gắng sức.
  • Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Bao gồm thuốc giảm đau, kháng sinh (nếu cần). Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào.
  • Quan sát màu sắc, lượng nước tiểu: Nếu nước tiểu có màu đỏ hoặc có nhiều máu vón cục, cần báo ngay cho bác sĩ.
  • Theo dõi các triệu chứng khác: Đau bụng, sốt, buồn nôn, khó tiểu… Thông báo với bác sĩ nếu có bất cứ bất thường nào.
  • Đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ: Để kiểm tra tình trạng sức khỏe và đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra tốt.

Lưu ý khi chọn phương pháp tán sỏi thận

Việc lựa chọn phương pháp tán sỏi thận là quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị và sức khỏe của bệnh nhân. Một số lưu ý cần quan tâm khi lựa chọn phương pháp:

Việc lựa chọn phương pháp tán sỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Kích thước, vị trí của sỏi: Sỏi nhỏ, nằm ở vị trí dễ tiếp cận thường phù hợp với phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể hoặc nội soi. Sỏi lớn, nằm ở vị trí khó tiếp cận có thể cần tán sỏi qua da hoặc phẫu thuật.
  • Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: Người bệnh có bệnh lý kèm theo, suy thận hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu cần được đánh giá kỹ trước khi quyết định phương pháp.
  • Trang thiết bị của bệnh viện: Không phải tất cả các bệnh viện đều có đầy đủ các phương pháp tán sỏi.
  • Tham khảo ý kiến nhiều bác sĩ: Nên tham khảo ý kiến của nhiều bác sĩ để có cái nhìn khách quan hơn.
  • Tìm hiểu thông tin: Tìm hiểu kỹ về các phương pháp tán sỏi thận, ưu nhược điểm của từng phương pháp để đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Chọn bệnh viện uy tín: Chọn bệnh viện có uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

Phương pháp tán sỏi thận hiệu quả và ít xâm lấn hơn phẫu thuật mở, phù hợp cho nhiều trường hợp sỏi nhỏ và vừa. Tuy nhiên, với các sỏi lớn hoặc phức tạp, phẫu thuật mở vẫn là lựa chọn cần thiết dù chi phí cao và thời gian phục hồi lâu hơn.

Tham khảo thêm:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger