Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết Lạnh Là Gì Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm mũi dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Những người bị viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh thường có biểu hiện sưng niêm mạc mũi, ngạt mũi, khó chịu khi thời tiết lạnh và hanh khô. Bệnh có xu hướng tái phát theo mùa.

Viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh
Viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh xảy ra vào mùa lạnh và hanh khô hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường

Viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh là gì?

Viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh là một tình trạng thường gặp. Trong đó, các triệu chứng của viêm mũi dị ứng – như nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi – được kích hoạt hoặc trở nên tồi tệ hơn do thời tiết lạnh.

Người mắc viêm mũi dị ứng thường nhạy cảm với các chất kích thích hoặc các dị nguyên như phấn hoa, bụi mịn, lông động vật. Nhưng trong trường hợp này, nhiệt độ lạnh là yếu tố chính kích hoạt các triệu chứng.

Cơ chế cụ thể không hoàn toàn rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều người chia sẻ rằng, sự thay đổi nhanh chóng từ môi trường ấm áp sang lạnh, hoặc hít thở không khí lạnh là nguyên nhân khiến họ xuất hiện phản ứng dị ứng. Điển hình là sưng niêm mạc mũi, dẫn đến tắc nghẽn và khó chịu.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng do thời tiết lạnh

Viêm mũi dị ứng do thời tiết lạnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là nguyên nhân và một số yếu tố có thể góp phần gây ra tình trạng này:

  • Phản ứng với nhiệt độ lạnh: Khi hít thở không khí lạnh, các mạch máu trong mũi có thể co lại, sau đó giãn ra nhanh chóng khi quay trở lại môi trường ấm hơn. Sự thay đổi nhanh chóng này có thể gây kích ứng và sưng lên trong lớp lót mũi, dẫn đến viêm mũi.
  • Tăng tiết chất nhầy: Thời tiết lạnh có thể kích thích niêm mạc mũi tiết ra nhiều chất nhầy hơn để giữ ẩm và bảo vệ mũi khỏi không khí lạnh và khô. Điều này có thể gây nghẹt mũi và khó chịu.
  • Thay đổi độ ẩm: Không khí lạnh thường ít ẩm hơn, có thể làm khô niêm mạc mũi và kích thích các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
  • Phản ứng miễn dịch: Một số người có hệ thống miễn dịch nhạy cảm với thay đổi thời tiết, đặc biệt là với sự thay đổi nhiệt độ. Cơ thể có thể phản ứng với không khí lạnh như một tác nhân gây dị ứng, dẫn đến viêm mũi dị ứng với nhiều triệu chứng nghiêm trọng.
  • Các yếu tố khác: Như mọi tình trạng dị ứng, gen và môi trường sống cũng đóng vai trò quan trọng. Những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh dị ứng có thể có nguy cơ cao hơn.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết 

Cũng giống như viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh có những dấu hiệu và triệu chứng sau:

Chảy nước mũi, tắc nghẽn mũi, ngứa mũi, họng, mắt
Chảy nước mũi, tắc nghẽn mũi, ngứa mũi, họng, mắt là những triệu chứng thường gặp
  • Ngứa mũi. Bắt đầu ở hai bên hốc mũi, sau đó có thể lan xuống họng, tai và lên vùng mắt
  • Hắt hơi có thể kéo dài liên tục rất khó kiểm soát
  • Chảy nước mũi
  • Tắc nghẹt mũi
  • Đau đầu do sưng niêm mạc mũi và tắc nghẽn các xoang
  • Mệt mỏi
  • Giảm khả năng ngửi
  • Chảy nước mắt

Các dấu hiệu của bệnh thường kéo dài từ 7 – 15 ngày và có thể kiểm soát tốt khi giữ ấm. Những trường hợp nặng hơn có thể cần phải dùng thuốc để giảm các triệu chứng.

Viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng do thời tiết lạnh thường không được coi là nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Đặc biệt nghẹt mũi và các triệu chứng khác có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, dẫn đến mệt mỏi và thiếu ngủ.

Trong một số trường hợp, viêm mũi dị ứng thời tiết kéo dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe khác như:

  • Viêm xoang
  • Viêm tai giữa
  • Viêm họng
  • Polyp mũi

Điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh

Những phương pháp điều trị thường được chỉ định gồm:

Dùng thuốc tây

Tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định nhóm thuốc phù hợp với từng đối tượng. Thuốc trị viêm mũi dị ứng phổ biến gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng ngăn cơ thể tiết histamin kháng dị nguyên. Từ đó giảm bớt các triệu chứng kích ứng như ngứa mũi, tiết dịch hoặc tắc nghẽn mũi,…
  • Thuốc nhỏ mũi: Những loại thuốc này chứa chất kháng viêm hoặc kháng histamin giúp giảm tối đa triệu chứng khó chịu do thời tiết gây ra, mũi xoang thông thoáng.
  • Thuốc Corticoid: Thuốc này thường được dùng ở dạng thuốc xịt. Thuốc kháng viêm và giảm các phản ứng dị ứng của hệ miễn dịch với dị nguyên. Đồng thời giúp giảm nhanh những triệu chứng khó chịu.
Thuốc Corticoid dạng xịt mũi
Thuốc Corticoid dạng xịt mũi mang đến hiệu quả điều trị nhanh chóng

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh tại nhà

Với các thảo dược lành tính, những cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu. Cụ thể:

  • Nước muối sinh lý: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch chất nhầy, vi khuẩn và dị ứng bám bên trong. Đồng thời kháng viêm, làm thông thoáng đường mũi và giảm các triệu chứng khó chịu.
  • Xông hơi mũi: Nhỏ một vài giọt tinh dầu vào thau nước sôi, sau đó trùm kín khăn và hít hơi nước trong khoảng cách an toàn. Điều trị làm loãng dịch nhầy, thông thoáng mũi xoang.
  • Bạc hà: Bạc hà tươi có khả năng loại bỏ vi khuẩn và làm sạch viêm mạc. Người bệnh chỉ cần sử dụng dung dịch bạc hà để làm sạch hai bên mũi là được. Nên thực hiện liên tục 2 lần/ngày để giúp thuyên giảm triệu chứng tốt nhất.
  • Tỏi: Sử dụng nước ép tỏi tươi nhỏ trực tiếp vào mũi hoặc kết hợp với mật ong. Mẹo nhỏ này giúp kháng viêm và niêm mạc mũi giảm tiết dịch.
  • Gừng tươi: Gừng tươi có tác dụng giữ ấm và tăng cường sức đề kháng rất tốt. Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, bạn có thể nhai trực tiếp gừng tươi hoặc uống trà gừng để làm ấm cơ thể, giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng vào mùa lạnh.

Chữa bệnh bằng bài thuốc đông y

Theo Đông y, viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh là bệnh liên quan đến thận và tỳ. Tỳ khí và thận bị suy hư sẽ khiến cho dịch nhầy ngưng tụ, chảy nước mũi và các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu xuất hiện.

Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn cần tập trung bổ trợ, tăng cường chức năng của các tạng tỳ, thận và phế giúp cải thiện sức khỏe.

Đông y có tác dụng hiệu quả trong việc chữa trị viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh
Đông y có tác dụng hiệu quả trong việc chữa trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Bài thuốc số 1:

  • Chuẩn bị 12g rễ đinh lăng, 12g đậu ván sao, 12g ké đầu ngựa,12g đẳng sâm, 12g kinh giới, 8g bạc hà, 8g bạch chỉ mỗi vị 2g ý dĩ sao và 6g ngũ vị tử.
  • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào sắc với 800ml nước, tiến hành đun đến khi còn khoảng một nửa thì chia làm 2 phần uống trong ngày.

Bài thuốc số 2:

  • Chuẩn bị 12g cúc tần, 12g diếp cá, 10g bồ công anh, 10g bạc hà, 10g ké đầu ngựa, 8g mã đề, 6g kinh giới, 5g cam thảo 5g và 4g kim ngân hoa.
  • Làm sạch tất cả các nguyên liệu trên, cho vào sắc cùng 1 lít nước.
  • Đun đến khi còn khoảng 3 – 4 bát nước thì tắt bếp, chia thành nhiều phần uống trong ngày.

BẬT MÍ: 9 Bài Thuốc Đông Y Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả, An Toàn

Lưu ý trong chăm sóc và phòng tránh bệnh

Một số lưu ý dưới đây có thể giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh:

  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết bắt đầu giao mùa, chuyển lạnh và nhiệt độ thay đổi đột ngột. Đặc biệt chú ý phần tai – mũi – họng.
  • Hạn chế uống nước đá hoặc ăn đồ đông lạnh.
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh khu vực mình sinh sống.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói, bụi bẩn, phấn hoa và các dị nguyên khác.
  • Giữ vệ sinh cơ thể và mũi họng, đánh răng đều đặn 2 lần/ ngày.
  • Không hút thuốc lá. Không sử dụng các loại chất kích thích và thực phẩm có thể gây dị ứng.
  • Cần sớm khám và chữa bệnh theo phác đồ của bác sĩ.

Viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh tuy không nguy hiểm nhưng có gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất nên khám và tuân theo phác đồ chữa bệnh do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

ĐỪNG BỎ LỠ

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger