Viêm Mũi Dị Ứng Có Chữa Khỏi Không? Cách Chữa TRIỆT ĐỂ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm mũi dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi không là thắc mắc của nhiều người bệnh hiện nay. Trên thực tế, bệnh lý này gây ra nhiều khó chịu, dễ tái phát nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị tốt.

Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi không
Tìm hiểu bệnh viêm mũi dị ứng có chữa khỏi không và những cách chữa hiệu quả

Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi không?

Viêm mũi dị ứng là một tình trạng phổ biến và thường xuyên tái phát. Bệnh xảy ra khi cơ thể quá nhạy cảm, tạo ra các phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với một yếu tố nào đó trong môi trường.

Về vấn đề viêm mũi dị ứng có chữa khỏi không? Theo các chuyên gia, trong hầu hết các trường hợp, viêm mũi dị ứng không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể quản lý và kiểm soát các triệu chứng một cách hiệu quả.

Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất

Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc tây được áp dụng cho hầu hết các trường hợp. Thông thường, bệnh nhân được thăm khám kỹ lưỡng, bác sĩ kê đơn thuốc dựa trên tình trạng cụ thể.

Dưới đây là những nhóm thuốc chữa viêm mũi dị ứng thường dùng:

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc này có tác dụng ức chế quá trình sản sinh histamin của cơ thể, giảm các triệu chứng của dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi…
  • Thuốc xịt viêm mũi dị ứng: Những loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng có thể bao gồm thuốc kháng histamin, kháng viêm hoặc một loại thuốc co mạch, giảm nghẹt mũi. Thuốc có tác dụng giảm viêm và loại bỏ nhanh các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, ít gây tác dụng phụ.
  • Thuốc corticoid: Đây là một loại kháng viêm mạnh, thường được dùng ở dạng xịt để trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang hoặc các tình trạng viêm nhiễm khác. Thuốc có tác dụng trị viêm, giảm sưng đau và loại bỏ nhanh những triệu chứng liên quan.
  • Thuốc co mạch: Thuốc này giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng nề, tiết dịch, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… bằng cách làm co mạch máu ở niêm mạc của mũi. 
  • Thuốc thông mũi: Dùng cho người bị tắc nghẽn mũi nghiêm trọng để làm thông mũi xoang. Thuốc này chỉ được dùng từ 3 – 5 ngày để tránh gây phản ứng ngược.
Thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng là phương pháp được nhiều người tin dùng
Bất kỳ loại thuốc điều trị nào cũng cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ

Chăm sóc và điều trị tại nhà

Điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Dưới đây là một số cách bạn có thể thử:

  • Tránh dị nguyên

Giữ nhà cửa sạch sẽ, hút bụi và lau dọn thường xuyên để giảm bụi nhà và dị nguyên khác. Ngoài ra bạn có thể sử dụng máy lọc không khí để giảm lượng dị nguyên trong không khí. Giữ cửa sổ đóng vào mùa phấn hoa cao điểm.

Sau khi ra ngoài, hãy rửa tay và tắm để loại bỏ phấn hoa, tránh viêm mũi dị ứng tái phát.

  • Dùng nước muối sinh lý

Sử dụng thuốc nhỏ mũi hoặc xịt mũi có chứa nước muối để làm sạch và giữ ẩm cho đường mũi. Hoặc thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi. Biện pháp này giúp giúp làm sạch mũi và loại bỏ chất nhầy, đồng thời giúp giảm viêm và thông thoáng đường thở.

  • Thay đổi lối sống
    • Duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục đều đặn.
    • Uống đủ nước để giữ cho cơ thể và niêm mạc mũi không bị khô.
    • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và ô nhiễm không khí.
  • Áp dụng phương pháp dân gian

Uống trà gừng: Tính ấm và khả năng kháng viêm của gừng giúp khoang mũi được lưu thông, giảm viêm, giảm chảy nước mũi và khó thở. Trong gừng có hoạt chất Gingerol – ức chế các nhân tố dị nguyên gây viêm mũi dị ứng.

    • Chuẩn bị một vài lát gừng tươi, rửa sạch.
    • Lấy 2 – 3 lát gừng ngâm trong nước sôi, thêm một ít mật ong. Uống trà gừng mỗi ngày khi còn ấm nóng.
Mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản và bất kỳ ai cũng có thể thực hiện
Mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản bằng gừng

Dùng tỏi: Trong tỏi có hoạt chất allicin được coi là một loại kháng sinh tự nhiên. Nó cũng có khả năng kháng viêm mạnh, giúp làm ẩm đường thở và hạn chế đau rát cổ họng. 

    • Chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi tươi, lột vỏ, rửa sạch.
    • Tiến hành ép lấy nước cốt. Hòa nước ép tỏi cùng với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:1.
    • Sau khi vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, người bệnh nhỏ dung dịch này vào bên trong mũi và xoa nhẹ.
    • Thực hiện các thao tác trên đều đặn 2 lần/ngày.

Dùng hoa ngũ sắc: Thảo dược chứa hoạt chất ageratocromen và demetoxygeratocromen có tác dụng kháng viêm và ức chế các phản ứng dị ứng. Hoa ngũ sắc cũng giúp thông thoáng mũi xoang, làm loãng và tống dịch nhầy ra ngoài.

    • Chuẩn bị 100g hoa ngũ sắc tươi, rửa sạch với nước muối và xay nhuyễn lấy nước cốt
    • Nhỏ vài giọt vào mỗi bên mũi, xì mũi để loại bỏ chất nhầy và tạp chất.

Dùng ngải cứu: Ngải cứu chứa các thành phần có tính kháng viêm, tiêu độc.

    • Chuẩn bị khoảng 500g ngải cứu tươi, non và rửa sạch bằng nước muối.
    • Phơi khô ngải cứu khoảng 2 – 3 nắng.
    • Cuộn ngãi cứu khô trong một tờ giấy và đốt trên các huyệt đạo.

Xem thêm: 6 Cách bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng đơn giản, có thể thực hiện tại nhà

Bài thuốc Đông y

Thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng có độ lành tính cao, hầu như không gây tác dụng phụ và chữa bệnh tận gốc. Tuy nhiên hiệu quả điều trị thường đến chậm nên người bệnh cần kiên trì.

Đông y chữa viêm mũi dị ứng an toàn và vô cùng lành tính, không có tác dụng phụ
Đông y chữa viêm mũi dị ứng an toàn, không có tác dụng phụ

Bài thuốc chữa bệnh thể thông khiếu – tán hàn: Tác dụng đẩy lùi các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh hoặc do dùng điều hòa quá nhiều.

  • Chuẩn bị 12g ké đầu ngựa, 6g thông bạch, 6g quế chi, 8g bạch chỉ, 8g mã đề, 10g kinh giới, 4g gừng tươi và 3 quả đại táo.
  • Sắc tất cả các dược liệu trên cùng với 600ml nước.
  • Đun cho đến khi nước chỉ còn ⅓
  • Uống mỗi ngày 1 thang thuốc.

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng thể phong hàn phạm phế: Tác dụng làm ấm cơ thể, giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng gây ra.

  • Chuẩn bị 10g lá bèo cái, 12g thương nhĩ tử, 8g kinh giới, 8g bạch chỉ, 10g mã đề, 4g quế chi, 6g gừng tương, 6g hành trắng và 3 quả đại táo.
  • Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị. Sắc với 600ml nước cho đến khi nước thuốc cạn còn 1/2
  • Chia 2 lần uống. Mỗi ngày uống 1 thang.

Thông tin trong bài viết đã giải đáp “Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi không?” và liệt kê những cách chữa hiệu quả. Mặc dù bệnh thường không được chữa dứt điểm nhưng có thể kiểm soát tốt triệu chứng bằng nhiều phương pháp. Tham khảo ý kiến chuyên gia/ bác sĩ để được hướng dẫn thêm.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger