Nổi Mề Đay Khó Thở Có Phải Là Triệu Chứng Nguy Hiểm?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nổi mề đay khó thở là một trong những triệu chứng khá nghiêm trọng, thường xảy ra sau một thời gian ngắn khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Vậy cách xử lý ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Nổi mề đay khó thở là gì?

Hiện tượng nổi mề đay khó thở là một trong những biểu hiện kèm theo các triệu chứng thực thể trên da. Các chuyên gia cho biết, tình trạng khó thở thường liên quan đến hiện tượng phù mạch do histamine được giải phóng vào trong cổ họng khiến niêm mạc, tế bào sưng to lên, làm tắc nghẽn đường thở ngay sau khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

Xem thêm: Nổi Mề Đay Ở Tay: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nổi mề đay khó thở là gì?
Khó thở là một trong những triệu chứng khá nghiêm trọng của nổi mề đay

Nguyên nhân gây nổi mề đay khó thở

Dị ứng

Tiếp xúc với các tác nhân dị ứng là nguyên nhân hàng đầu gây ra nổi mề đay khó thở. Đây là hiện tượng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân dị ứng này. 

Dị ứng
Dị ứng thực phẩm là nguyên nhân hàng đầu gây nổi mề đay cấp kèm theo khó thở

Một số tác nhân dị ứng thường gặp như:

  • Dị ứng thức ăn
  • Dị ứng thuốc 
  • Dị ứng thời tiết
  • Tiếp xúc với nọc độc côn trùng, mủ nhựa độc thực vật
  • Dị ứng thời tiết
  • Dị ứng nước
  • Dị ứng mồ hôi

Di truyền

Nổi mề đay là bệnh lý da liễu có đặc tính di truyền rõ rệt với tỷ lệ thế hệ sau kế thừa gen bệnh của thế hệ trước khá cao. Đến một thời điểm nhất định gặp điều kiện thuận lợi, gen đột biến sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch hoạt động một cách bất thường. 

Nổi mề đay vô căn

Theo một thống kê, có rất nhiều trường hợp bị nổi mề đay đột ngột nhưng không tìm ra nguyên nhân, hay còn gọi là nổi mề đay vô căn. Việc này khiến quá trình chữa trị khó khăn hơn do không biết nguyên nhân, việc lơ là khi phát sinh triệu chứng, để bệnh kéo dài dai dẳng, tái đi tái lại… đôi khi còn đe dọa đến tính mạng. 

Nổi mề đay khó thở do COVID-19

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nổi mề đay được ghi nhận là một trong những di chứng của COVID-19. Đây là kết quả của quá trình phát sinh phản ứng viêm toàn thân cấp tính do nhiễm virus SARS-CoV-2, giải phóng hàng loạt các cytokine tiền viêm và làm hoạt hóa tế bào mast. 

Nổi mề đay khó thở do COVID-19
Phần lớn các triệu chứng hậu COVID-19 đều xuất phát từ bệnh nổi mề đay

Các triệu chứng của nổi mề đay như:

  • Xuất hiện các tổn thương trên da như nổi sẩn phù, ửng đỏ, ngứa ngáy;
  • Kích thước từ 1mm đến vài cm, ấn mạnh vào bị mất màu và có thể tồn tại từ 30 phút đến 36 tiếng sau đó; 
  • Nhiều trường hợp mề đay COVID có thể xuất hiện phù mạch kèm theo khó thở, ho kéo dài, sốt nhẹ, tim đập nhanh, rối loạn tiêu hóa, rối loạn vị giác, khứu giác… 

Xem thêm: Tình trạng ngứa khắp người vào mùa hè và cách điều trị dứt điểm

Các nguyên nhân khác

  • Môi trường sống kém chất lượng, quá nóng hoặc quá lạnh; 
  • Yếu tố tâm lý, căng thẳng, stress quá mức; 
  • Có tiền sử mắc một số bệnh lý tự miễn như rối loạn tuyến giáp hoặc Lupus ban đỏ hệ thống; 

Sự nguy hiểm của nổi mề đay khó thở

Bản chất của bệnh chỉ là những tổn thương thực thể ngoài da, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng, đi kèm những biểu hiện như khó thở, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp… lại rất đáng lo ngại, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. 

Biến chứng của nổi mề đay khó thở:

  • Tắc nghẽn đường thở, thở khò khè;
  • Ngạt thở, suy hô hấp;
  • Ngừng hô hấp đột ngột, có thể dẫn đến tử vong; 

Gợi ý: Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết, cách điều trị an toàn, hiệu quả

Hướng xử lý điều trị nổi mề đay khó thở

1. Điều trị dùng thuốc

Tùy từng trường hợp bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc trị nổi mề đay phù hợp: 

Nhóm thuốc khó thở

Một số loại thường dùng như: 

  • Thuốc cắt cơn khó thở như Terbutaline, Salbutamol, Ipratropium…;
  • Thuốc phòng chống cơn khó thở như Theophylin, Salmeterol…;

Chống chỉ định sử dụng nhóm thuốc này với những người có tiền sử bị suy tim.

Nhóm thuốc nổi mề đay

Thuốc kháng histamine

Loại thuốc này được chia làm 2 nhóm gồm thuốc thế hệ thứ 1 và thế hệ thứ 2. Trong đó, nhóm thuốc thế hệ thứ 2 thường được ưu tiên sử dụng hơn (cho cả người lớn và trẻ em) do ít tác dụng phụ nhưng với điều kiện sử dụng liều thấp hơn so với nhóm thế hệ 1. 

Điều trị dùng thuốc
Nổi mề đay khó thở thường dùng thuốc giãn phế quản, thuốc kháng histamin… để kiểm soát bệnh
  • Certirizine: Loại thuốc này phát huy tác dụng nhanh chóng ngay sau khi vào trong cơ thể và cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả nhờ cơ chế ổn định sự hoạt động của các tế bào mast, an thần nhẹ. Loại này được điều chế dưới dạng uống và tiêm với liều dùng tương đương nhau. Trong đó, loại tiêm chỉ phù hợp dùng cho người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi.
  • Levocetirizine: Loại thuốc này được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng sử dụng Certirizine. Thuốc chứa một chất đồng vị tương đương như Certirizine nhưng chỉ cần dùng liều ít hơn một nửa là được. Levocetirizine có thể gây buồn ngủ do tác dụng an thần và tăng nguy cơ suy thận. 
  • Fexofenadine: Được sử dụng khá phổ biến trong điều trị nổi mề đay khó thở, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. 
  • Loratadine: Thuộc nhóm thuốc kháng histamine H1 có chọn lọc và phát huy tác dụng dài lâu nên chỉ cần uống cách ngày. Giảm liều ở bệnh nhân suy gan, suy thận theo chỉ định của bác sĩ. 

Thuốc Glucocorticoid

Loại thuốc thường dùng cho bệnh nhân nổi mề đay khó thở là Prednisolone. Thuốc tuy không có khả năng ức chế quá trình phóng thích histamines của các tế bào mast nhưng lại có thể ngăn cản các phản ứng sưng viêm. 

Thuốc được dùng dưới dạng uống hoặc tiêm. Trường hợp bệnh nhân khó thở khó nuốt thuốc, có thể được tiêm truyền tĩnh mạch để kiểm soát các triệu chứng nhanh chóng. 

Thuốc ức chế miễn dịch

Loại được dùng phổ biến nhất là Epinephrine được chỉ định sử dụng trong trường hợp ngăn chặn diễn tiến sốc phản vệ. Thuốc được điều chế dưới dạng tiêm truyền qua đường tĩnh mạch nhằm kiểm soát các triệu chứng.

Lưu ý

  • Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ; 
  • Với những biểu hiện bất thường cần được theo dõi sát sao và nhập viện; 
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào hãy ngưng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời. 

2. Điều trị không dùng thuốc

Vật lý trị liệu phục hồi hơi thở

Điều trị không dùng thuốc
Trị nổi mề đay khó thở không dùng thuốc bằng các bài tập vật lý trị liệu phục hồi hơi thở

Tập thở sâu

Cách 1: Bài tập thở bằng mũi 

  • Người bệnh nằm thẳng trên giường, đặt 2 tay lên bụng; 
  • Dùng mũi hít một hơi thật sâu sao cho bụng phình lên và phổi căng tràn không khí; 
  • Nín thở vài giây rồi thở ra từ từ bằng miệng; 
  • Thực hiện kỹ thuật này trong vòng 5 – 10 phút để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Cách 2: Thở mím môi

Hãy thực hiện cách thở này mỗi khi bạn cảm thấy khó thở do nổi mề đay hoặc lao động quá sức. 

  • Ngồi thư giãn trên ghế, thả lỏng vai, cổ;
  • Áp một tay lên bụng;
  • Dùng mũi hít 2 hơi thật sâu trong khi miệng khép lại; 
  • Mím môi lại và thở ra từ từ sao cho không khí thoát ra qua kẽ môi cho đến khi bụng xẹp xuống. 

Lưu ý: Chống chỉ định thực hiện vật lý trị liệu hô hấp cho những trường hợp: 

  • Người bệnh có các triệu chứng suy hô hấp cấp tính như cơn thở khò khè, co kéo, kèm theo tiếng rên, niêm mạc nhợt nhạt, da tái dần dần…;
  • Người mắc các bệnh lý truyền nhiễm, cao áp phổi, xuất huyết hoăc Tứ chứng Fallot (1 dạng bệnh tim bẩm sinh chưa được phẫu thuật)…;
  • Người bệnh không đáp ứng đủ các chỉ số đo như tiểu cầu < 80.000, SpO2 < 91%, Hb < 10g/ dL…; 

Thả lỏng cơ thể

Ngồi yên trên ghế, thả lỏng cơ thể và giải phóng tâm trí cũng là một cách giúp bạn nhanh chóng lấy lại quyền kiểm soát hơi thở.

  • Ngồi trên ghế, thẳng lưng và hơi nhô người về phía trước; 
  • Đặt cùi chỏ lên trên đầu gối hoặc dùng 2 tay giữ lấy cằm; 
  • Luôn giữ cho vai, cổ được thả lỏng, duy trì tư thế này cho đến khi cảm giác khó thở qua đi. 

Các mẹo cải thiện tại nhà

Điều trị không dùng thuốc
Xông hơi nước nóng giúp giảm cảm giác khó thở khi bùng phát triệu chứng nổi mề đay
  • Xông hơi
  • Chườm lạnh
  • Tắm nước ấm
  • Dùng quạt cầm tay
  • Uống trà gừng
  • Uống cà phê đen

Tham khảo ngay: Nổi mề đay có lây không? Phòng tránh như thế nào hiệu quả

3. Can thiệp ngoại khoa (nếu cần thiết)

  • Mở khí quản:Để thực hiện, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ngay tại vị trí khí quản ở phía trước cổ. Sau đó, luồn ống vào lỗ này, khâu chỉ cố định lại hoặc băng dính. 
  • Thông khí cơ học: Sử dụng máy thở chuyên dụng giúp đưa không khí vào phổi, phục hồi chức năng phổi, duy trì hơi thở, bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.
Nổi mề đay khó thở
Sử dụng máy thở được chỉ định cho những trường hợp nặng, có dấu hiệu sốc phản vệ

Biện pháp phòng ngừa nổi mề đay khó thở

  • Hạn chế các hành động cào gãi, chà xát mạnh lên da.
  • Che chắn cơ thể kỹ lưỡng. 
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, nên tắm nước ấm.
  • Ưu tiên sử dụng các sản phẩm organic lành tính. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. 
  • Từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, ngửi khói thuốc lá, không tiếp xúc với tác nhân dị ứng,…
  • Hạn chế các hoạt động quá sức.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, cân đối thời gian làm việc.
  • Tích cực tập thể dục thể thao, rèn luyện thể chất.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, thay vào đó là những món ăn lành mạnh, giàu vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng bệnh nổi mề đay khó thở. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp quý bạn đọc dễ dàng nắm bắt bệnh và có cách xử lý kịp thời để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng khó lường có thể xảy ra. 

Có thể bạn quan tâm:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger