Mẹ Bị Nổi Mề Đay Có Nên Cho Con Bú? Bác Sĩ Giải Đáp
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không là thắc mắc của không ít chị em phụ nữ sau sinh. Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất về vấn đề này.
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?
Theo Lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết, bị nổi mề đay sau sinh là căn bệnh da liễu đơn thuần, xảy ra do liên quan đến hệ miễn dịch và không phải bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, không có nghiên cứu nào cho thấy các triệu chứng mề đay có thể lây lan thông qua đường sữa mẹ, tức lây từ mẹ sang con trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, mẹ hoàn toàn cho con bú sữa bình thường khi đang bị nổi mề đay.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ như:
- Mẹ bị nổi mề đay nghiêm trọng và bắt buộc phải sử dụng thuốc Tây.
- Mẹ bị nổi mề đay do dị ứng thuốc hoặc dị ứng thức ăn. Lúc này, hãy thực hiện những cách loại bỏ dị nguyên ra khỏi cơ thể.
- Mẹ bị nổi mề đay do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm mốc, ký sinh trùng tốt nhất không nên cho con bú.
Đây là những khuyến cáo cơ bản về việc phụ nữ sau sinh có nên cho con bú hay không. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, sau khi thăm khám với bác sĩ mới có thể xác định được có nên cho con bú hay không.
Tham khảo thêm: Dị Ứng Thuốc Nổi Mề Đay – Khắc Phục Như Thế Nào?
Hướng dẫn một số biện pháp cải thiện mề đay sau sinh hiệu quả, an toàn
1. Bôi kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm giúp cải thiện vùng da bị nổi mề đay. Mẹ có thể bôi kem dưỡng ẩm từ 3 – 4 lần/ ngày, sau khi tắm, trước khi đi ngủ hoặc bất kỳ khi nào bùng phát cảm giác ngứa ngáy.
2. Chườm lạnh lên da
Trước khi cho con bú, mẹ hãy thực hiện biện pháp chườm lạnh để xoa dịu cơn ngứa ngáy nhanh chóng. Từ đó giúp mẹ thoải mái và dễ chịu hơn khi đang bị nổi mề đay.
Cách thực hiện
- Sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc bọc đá vào khăn để chườm lên vùng da mề đay.
- Xoa túi chườm theo hình tròn để tăng hiệu quả;
- Chườm tối đa khoảng 15 phút và tránh chườm lên vùng da mề đay có vết thương hở;
Gợi ý: Thực Đơn Cho Người Bị Mề Đay: Món Ngon Mỗi Ngày Cho Người Bệnh
3. Tận dụng các loại dược liệu tự nhiên
Một số cách sử dụng dược liệu trị mề đay hiệu quả như:
- Tắm nước lá trà xanh: Đẩy lùi các triệu chứng mề đay khó chịu như ngứa ngáy, sưng phù. Mẹ chỉ cần tắm nước là trà xanh từ 2 – 3 lần/ tuần để đạt kết tốt nhất.
- Uống nước lá đinh lăng: Mẹ sắc lá đinh lăng kỹ với 2 lần nước, hòa chung với nhau và chia làm nhiều phần nhỏ uống hết trong ngày.
- Uống nước rau má: Xay lá rau má tươi với nước, lọc lấy nước cốt, pha thêm một ít đường hoặc sữa đặc để tạo vị ngọt dễ uống.
- Xông hơi nước thảo dược: Thực hiện cách này 2 – 3 lần/ tuần, liên tục trong vòng 1 tuần sẽ giúp cải thiện triệu chứng mề đay.
4. Dùng thuốc Tây (nếu cần thiết)
Đối với những trường hợp bị mề đay dị ứng khá nặng, nhiều tổn thương ngoài da và bắt buộc phải sử dụng thuốc, tốt nhất là nên dùng các loại thuốc bôi chứa Menthol hoặc hoạt chất kháng histamin… Sử dụng với liều dùng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ và tránh lạm dụng quá mức để giảm thiểu tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
Xem thêm: Top 10 cách giảm ngứa nổi mề đay tại nhà hiệu quả, đơn giản
Lưu ý về cách chăm sóc phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay
- Ăn uống đủ chất, ưu tiên những loại thực phẩm lành tính, tốt cho sức khỏe làn da.
- Uống đủ lượng nước mà cơ thể cần.
- Tránh ăn những món cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, quá mặn.
- Chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng, che chắn cẩn thận.
- Chọn mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút tốt.
- Bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày, sử dụng các loại kem bôi lành tính.
Hy vọng những kiến thức trên đây đã giúp quý bạn đọc đã có câu trả lời chính xác về vấn đề “Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?”. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp những giải pháp cụ thể giúp đẩy lùi triệu chứng mề đay an toàn và hiệu quả khi bị nổi mề đay. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi diễn tiến của bệnh và thăm khám tại cơ sở y tế để có hướng điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không? Bác Sĩ Giải Đáp
- Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì? Các Loại Lá Tắm Hiệu Quả An Toàn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!